Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề này có 04 trang) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề kiểm tra này. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D trước phương án đúng trong mỗi câu sau: (Từ câu 1 đến câu 6) Câu 1 (0,25 điểm). Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau. D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít. Câu 2 (0,25 điểm). Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đun nhựa đường để rải đường;C. Hàn thiếc; B. Bó củi đang cháy;D. Ngọn nến đang cháy. Câu 3 (0,25 điểm). Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng: A. Đổi hướng của lực kéo. B. Giảm độ lớn của lực kéo. C. Thay đổi trọng lượng của vật. F D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo. Câu 4 (0,25 điểm). Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? Hình 1 A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh. C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao. D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. Câu 5 (0,25 điểm). Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên. B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra. C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng. Câu 6 (0,25 điểm). Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước là vì: A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài. B. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước. C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài. D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc. 1
  2. Câu 7(1,5 điểm): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống a) Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều . . . . . . . . . . . . . khi nóng lên và . . . . . . . . . . . khi lạnh đi. b) Chất rắn nở vì nhiệt chất lỏng, chất khí nở vì nhiệt chất lỏng. c) Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng vì nhiệt của II. TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 8 (2 điểm). Giải thích tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Câu 9 (2 điểm). Giải thích tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa có để một khe hở? Câu 10 (2 điểm). Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ a) Xác định trong ròng rọc (1) và ròng rọc (2) đâu là ròng rọc cố định, đâu là ròng rọc động. b) Để kéo quả nặng có trọng lượng P = 200N lên cao bằng hệ thống ròng rọc này thì lực kéo nhỏ nhất là bao nhiêu? Câu 11 (1 điểm). Khối lượng riêng của một chất lỏng ở 0 0C là 1000kg/m3. Tính khối lượng riêng của chất lỏng đó ở 300C, biết rằng cứ tăng 10C thì thể tích của chất lỏng đó 1 lại tăng thêm thể tích của nó ở 00C. 1000 Hết Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm./. 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 6 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm): Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,25 điểm. Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C B D D C B Câu 7 (1,5 điểm) a) Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. b) Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. c) Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng co dãn vì nhiệt của các chất (Mỗi cụm từ đúng được 0,25 điểm) II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 8 Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi nước bị đun 1đ nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. Có thể gây nguy hiểm 1đ (2 điểm) cháy nổ hoặc làm bỏng. Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu Câu 9 thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra 1đ (2 điểm) sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra không bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn. 1đ a) Ròng rọc cố định là ròng rọc số 1 0,5đ Câu 10 Ròng rọc động là ròng rọc số 2 0,5đ b) Vì hệ thống có 1 ròng rọc động nên lực kéo nhỏ nhất để đưa vật (2 điểm) nặng lên cao là: F = P/2 0,5đ = 200/2 =100(N) 0,5đ Gọi thể tích của chất lỏng đó ở 00C là V (0,25 đ) Khối lượng riêng của chất lỏng đó ở 00C là (0,25 đ) D=m = 1000 kg/m3. V 30 Câu 11 Thể tích của chất lỏng đó ở 300C là: V+V 1000 (0,25 đ) (1 điểm) Khối lượng riêng của chất lỏng đó ở 300C là m 1000 D = = ≈ 970,8 kg/m3. (0,.25 đ) 1 30 30 V + V 1 1000 1000 Học sinh giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa./. 3