Đề kiểm tra chất lượng môn Công nghệ Lớp 11 (Mã đề 569) - Năm học 2013-2014

doc 2 trang thaodu 4780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Công nghệ Lớp 11 (Mã đề 569) - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_mon_cong_nghe_lop_11_ma_de_569_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Công nghệ Lớp 11 (Mã đề 569) - Năm học 2013-2014

  1. SỞ GD-ĐT TP . ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT . NĂM HỌC: 2013-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 11 (Đề kiểm tra gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 25 phút, không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh: Mã đề: 569 Lớp: Điểm bằng số Điểm bằng chữ Lời phê của giáo viên HÃY KHOANH TRÒN CÂU ĐÚNG Câu 1: Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào? A. Động cơ 4 kỳ. B. Động cơ 2 kỳ. C. Động cơ Điêden. D. Động cơ xăng. Câu 2: Trong một chu trình làm việc của động cơ xăng 4 kỳ, ở giữa kỳ nén, bên trong xi lanh chứa gì? A. Dầu điêden và không khí B. Xăng C. Không khí D. Hòa khí (Xăng và không khí) Câu 3: Nhiên liệu Diesel được đưa vào buồng đốt của ĐCĐT ở kỳ nào? A. Cuối kỳ nén. B. Cuối kỳ hút. C. Kỳ hút. D. Kỳ nén. Câu 4: Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kỳ trên xe máy nhằm mục đích gì? A. Bôi trơn xu-pap. B. Bôi trơn hệ thống làm mát. C. Bôi trơn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. D. Làm mát động cơ. Câu 5: Đưa nhớt đi tắt đến mạch dầu chính khi nhớt còn nguội là nhờ tác dụng của: A. Két làm mát. B. Van an toàn. C. Bầu lọc nhớt. D. Van khống chế. Câu 6: Có cấu tạo như một chiếc van, được điều chỉnh bằng tín hiệu điện là bộ phận nào trong hệ thống phun xăng? A. Vòi phun. B. Các cảm biến. C. Bộ điều chỉnh áp suất. D. Bộ điều khiển phun. Câu 7: Cấu tạo ma nhê tô hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm gồm: A. Cuộn WN và cuộn WĐK B. Cuộn WN và nam châm C. Cuộn WN, WĐK và nam châm D. Cuộn WĐK và nam châm Câu 8: Độ dẻo biểu thị khả năng A. Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. B. Chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. D. Dãn dài tương đối của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Câu 9: Giải pháp nào sau đây không đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí ? Trang 1/2 - Mã đề thi 569
  2. A. Tích cực trồng cây xanh. B. Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất. C. Xử lý dầu mở và nước thải. D. Khai thác khoảng sản một cách triệt để. Câu 10: Trong cấu tạo thanh truyền, đầu to thanh truyền được lắp với chi tiết nào? A. Chốt pit-tông B. Đầu trục khuỷu C. Lỗ khuỷu D. Chốt khuỷu Câu 11: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm các chi tiết chính nào? A. Trục khuỷu, pit-tông, thanh truyền. B. Các te, thân máy. C. Két nước làm mát. D. Cơ cấu phối khí. Câu 12: Khẳng định nào sai khi nói về phương pháp đúc: A. Có độ chính xác cao. B. Đúc được tất cả các kim loại. C. Chỉ đúc được các vật có hình dạng đơn giản. D. Khối lượng vật đúc từ vài gam đến vài trăm tấn. Câu 13: Lưỡi cắt chính của dao là A. Giao tuyến của mặt sau với mặt đáy của dao. B. Giao tuyến của mặt sau với mặt đã gia công của phôi. C. Giao tuyến của mặt sau với mặt đang gia công của phôi. D. Giao tuyến của mặt sau với mặt trước của dao. Câu 14: Ở động cơ điêden 4 kỳ, pit-tông ở vị trí ĐCD tương ứng với thời điểm nào? A. Đầu kỳ nạp B. Đầu kỳ nén C. Cuối kỳ nạp và cháy D. Cuối kỳ nén Câu 15: Người đầu tiên chế tạo động cơ đốt trong chạy bằng khí thiên nhiên là A. Giăng Êchiên Lơnoa (người Pháp gốc Bỉ). B. Nicôla Aogut Ôttô (người Đức). C. Gôlip Đemlơ (người Đức). D. Ruđôngphơ Saclơ Sređiêng Điezen (kĩ sư người Đức). Câu 16: Để tăng tốc độ làm mát nước trong HTLM bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, ta dùng chi tiết nào? A. Két nước. B. Van hằng nhiệt. C. Quạt gió. D. Bơm nước. Câu 17: Pit-tông được làm bằng vật liệu gì? A. Thép hợp kim B. Gang hợp kim C. Nhôm hợp kim D. Đồng hợp kim Câu 18: Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “nén và cháy” được diễn ra A. Từ khi pit-tông đóng cửa quét cho tới khi pit-tông đóng cửa thải. B. Từ khi pit-tông đóng cửa thải cho tới khi pit-tông lên đến ĐCT. C. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải. D. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD. Câu 19: Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục cam quay: A. 2 vòng B. ¼ vòng C. 1 vòng D. ½ vòng. Câu 20: Pit-tông của động cơ xăng 4 kỳ thường có hình dạng như thế nào? A. Đỉnh tròn B. Đỉnh bằng C. Đỉnh lồi D. Đỉnh lõm HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 569