Đề kiểm tra cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Hàn Vy 01/03/2023 1690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào? A. Manganese, Potassium, Barium. B. Magnesium, Potassium, Beryllium. C. Magnesium, Potassium, Barium. D. Manganese, Potassium, Beryllium. Câu 2. Nguyên tố hóa học là gì? A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt Proton trong hạt nhân. B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân. C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt ntron trong hạt nhân. D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân. Câu 3. Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc nào? A. Theo chiều tăng dần của nguyên tử khối. B. Theo chiều tăng dần của phân tử khối. C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. D. Theo chiều tăng số lớp electron trong nguyên tử. Câu 4. Có bao nhiêu nguyên tố phi kim trong số các nguyên tố sau: Na, Cl, Fe, K, Kr, Mg, Ba, C, N, S, Ar? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo tốc độ? A. N. B. Kg. C. m.
  2. D. m/s. Câu 6. Đơn vị của tần số là A. dB. B. N. C. Km. D. Hz. Câu 7. Biên độ dao động là A. số dao động trong một giây. B. độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây. C. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. D. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. Câu 8. Âm thanh không truyền được trong môi chân không vì A. chân không không có trọng lượng. B. chân không không có vật chất. C. chân không là môi trường trong suốt. D. chân không không đặt được nguồn âm. Câu 9. Các yếu tố ngoài môi trường ảnh hưởng tới quang hợp là? A. nước, hàm lượng khí cacbondioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí cacbondioxide, ánh sáng, nhiệt độ. C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. D. nước, nhiệt độ, hàm lượng khí oxygen. Câu 10. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào ? A. ban đêm. B. buổi sáng. C. cả ngày và đêm. D. ban ngày. Câu 11. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có? A. nhiệt dung riêng cao. B. liên kết hydrogen giữa các phân tử. C. nhiệt bay hơi cao.
  3. D. tính phân cực. Câu 12. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbondioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. nước, glucose. D. glucose, oxygen. Câu 13. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào? A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài. B. CO2 và O2 khuếch tán từ trong tế bào lára ngoài môi trường. C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO 2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O 2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. Câu 14. Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng , trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỷ lệ 40mml/kg. Dựa vào trên e hãy tính lượng nước một sinh sinh có cân nặng 45kg cần uống trong 1 ngày? A. 2000 ml. B. 1500 ml. C. 1800 ml. D. 3000 ml Câu 15. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá? A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng. C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng. Câu 16. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại? A. Củ đậu. B. Lạc. C. Cà rốt.
  4. D. Rau muống. II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 17. (1,0 điểm) Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Câu 18. (0,5 điểm) Viết ký hiệu hoá học của các nguyên tố hoá học sau: Hydrogen; Oxygen; Iron; Aluminium và Copper. Câu 19. (1 điểm) Ở loài Voi khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện thấy nguy hiểm, chúng thường làm gì để thông báo cho nhau. Em hãy giải thích hiện tượng trên? Câu 20. (0,5 điểm) Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 8 km với tốc độ 12km/h. Sau đó đi tiếp 12km hết thời gian 80 phút. Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường? Câu 21. (0,75 điểm) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật? Câu 22. (1,0 điểm) Viết phương trình hô hấp ở tế bào ? So sánh các thành phần tham gia hô hấp ở tế bào động vật và tế bào thực vật ? Câu 23. (0,75 điểm) Giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước? Câu 24. (0,5 điểm) Ở những người ăn có chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, ít vận động có nguy cơ mạch máu bị xơ vữa. Theo em điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Để đảm bảo sức khỏe chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và vận động như thế nào? IV. HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A C A C C D D C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A D C D D D C B D
  5. Phần II: Tự luận: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 17 - Các NTHH được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân 0,5 điểm 0,25 (1,0 điểm) nguyên tử. - Các NT trong cùng một hàng có cùng số lớp e trong nguyên tử. điểm - Các NT trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau. 0,25 điểm Câu 18 Viết đúng KHHH mỗi nguyên tố được 0,1 điểm 0,5 điểm (0,5 điểm) Câu 19 Khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện thấy nguy hiểm, 0,5 điểm (1 điểm) chúng thường dậm chân xuống đất để thông báo cho nhau Khi đó âm sẽ được đất truyền đi tốt hơn không khí và các con voi 0,5 điểm trong đàn sẽ nhận biết được tín hiệu này Câu 20 Thời gian đi quãng đường đầu là: 0,25 푠1 푠1 8 2 (0,5 điểm) Từ công thức: điểm 푣1 = 푡1 → 푡1 = 푣1 = 12 = 3(ℎ) 4 Đổi 80ph= 3(ℎ) 푠1 + 푠2 8 + 12 Tốc độ của người đó trên cả quãng đường là: 푣푡 = = 2 + 4 0,25 푡1 + 푡2 3 3 =10(km/h) điểm Câu 21 - Độ ẩm, hàm lượng khí O2 trong đất có ảnh hưởng đến khả 0,25 (0,75 năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ở rễ cây điểm điểm) - Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ làm tăng khả năng hấp thụ nước của cây 0,25 - Sự trao đổi nước bvaf chất dinh dưỡng của cây còn phụ thuộc điểm vào các yếu tố khác như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm 0,25 điểm Câu 22 - Phương trình hô hấp 0,5 điểm (1,0 điểm Glucose + Oxygen Carbondioxide + Nước + ATP ) - So sánh : + Giống nhau : Đều sử dụng các nguyên liệu gồm chất hữu cơ 0,25 và oxygen điểm
  6. + Khác nhau : Chất hữu cơ mà tế bào thực vật sử dụng có 0,25 nguồn gốc từ quang hợp, chất hữu cơ mà tế bào động vật sử điểm dụng có nguồn gốc từ thức ăn Câu 23 - Tế bào thực vật chứa khoảng 70 % là nước, ở thực vật thủy 0,75 ( 0,75 sinh tỷ lệ này có thể lên đến 90% , TB thực vật khi có đủ nước điểm điểm ) sẽ cứng và chắc, ngược lại khi thiếu nước TB không duy trì được hình dạng mất sức trương nước dẫn đến hiện tượng cây bị héo Câu 24 - Xơ vữa động mạch làm cho lượng máu vận chuyển đến các cơ 0,25 ( 0,5 điểm quan trong cơ thể chậm hơn,nghiêm trọng hơn có thể gây tắc điểm ) nghẽn dẫn đến vỡ mạch máu gây tử vong - Để đảm bảo sức khỏe cần có các biện pháp : + Thay đổi chế độ ăn uống: không ăn các loại thức ăn chứa 0,25 nhiều dầu mỡ điểm + Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên + Không dùng các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá