Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 4 trang Hàn Vy 01/03/2023 9320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_lich_su_va_dia_li_lop_7_sach_ket_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm) • Phần Lịch sử ( 2 điểm) Lựa chọn đáp án đúng nhất ( Mỗi câu 0,25) Câu 1: Nhà Đường dùng biện pháp nào để tuyển chọn nhân tài? A. Các quan đại thần tiến cử người tài cho triều đình. C. Đặt các khoa thi để tuyển chọn người tài. B. Mở trường học cho con em quan lại. D. Vua trực tiếp tuyển chọn. Câu 2: Chính sách về kinh tế dưới thời Đường là? A. Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế. C. Thi hành chính sách tô thuế nặng nề. B. Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. D. Đáp án A và B Câu 3.Công trình kiến trúc Ăng- co Vát nằm ở quốc gia nào? A. Lào. B. In- đô-nê- xi- a. C. Việt Nam. D. Cam-pu-chia. Câu 4. Thạt Luổng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nước nào ? A. Mi- an- ma. B. Lào. C. Thái Lan. D. Sing- ga- po. Câu 5. Chủ nhân đầu tiên của người Lào là: A. Người Khơ-me. B. Người Lào Lùm. C. Người Lào Thơng. D. Người Mông Cổ. Câu 6. Thời kỳ Ăng-co là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nước nào? A. Lào. B. Cam-pu-chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 7. Ai là người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân? A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Đinh Bộ Lĩnh. D. Lê Hoàn. Câu 8. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là gì? A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Đại Nam. * Địa Lí ( 2 điểm) mỗi câu 0,25 điểm Câu 1. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu với châu Á là dãy núi A. U-ran. B. An-pơ. C. Cac-pat. D. Xcan-đi-na-vi. Câu 2. Vùng ven biển phía Tây châu Âu có thảm thực vật là A. rừng lá rộng, rừng hỗn hợp. B. rừng lá kim. C. thảo nguyên. D. hoang mạc và bán hoang mạc. Câu 3. Châu Á thuộc lục địa A. Phi. B. Á - Âu.
  2. C. Nam Mĩ. D. Bắc Mĩ. Câu 4. Hiện nay, châu Âu có tỉ lệ dân thành thị ở mức A. cao. B. thấp. C. trung bình. D. rất thấp. Câu 5. Ở châu Âu khu vực nào sau đây thuộc đới lạnh? A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Bắc Âu. D. Nam Âu. Câu 6. Châu Á trải dài trong khoảng A. từ vòng cực Nam đến cực Nam. B. từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N. C. từ vòng cực Nam đến khoảng 100N. D. từ vòng cực Bắc đến cực Bắc. Câu 7. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào sau đây? A. Đại Tây Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương. Câu 8. Dạng địa hình nào sau đây chiếm ¾ diện tích của châu Á? A. Đồng bằng. B. Núi. C. Núi, cao nguyên và sơn nguyên. D. Sông, hồ. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) • Phân môn Lịch sử (3,0 điểm) Câu 1(1,5 điểm): Em hãy giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX? Câu 2 (1,5 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau: “Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.” a. Từ đoạn tư liệu trên em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh- Tiền Lê ? b. Nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền đã được Lê Hoàn kế thừa và vận dụng như nào trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981? * Phần Địa Lí ( 3 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Nêu ý nghĩa của sông hồ đối với đời sống con người và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. Câu 2 (1,5 điểm). a) Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của các khu vực Châu Á hiện nay. b) Kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). • Lịch sử (2,0 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B C B D C B • Địa lí (2,0 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B A C B A C PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm). Phần II. Tự luận (3,0 điểm) Câu Nội dung Biểu điểm 1 Giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX? 1,5đ - Tôn giáo : + Đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu – tôn giáo thịnh hành nhất ở Ấn Độ. 0,5 + Đạo Phật + Đạo Hồi - Chữ viết – văn học: + Chữ Phạn đây là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu. + Nền văn học phong phú, đa dạng: Sử thi kịch thơ, truyện thần thoại nội dung thể hiện chủ nghĩa 0,5 nhân đạo, đề cao tư tưởng tự do - Nghệ thuật kiến trúc ảnh hưởng sâu sắc của 3 tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-đu, Hồi giáo 0,5 2 a. Vẽ sơ đồ và nhận xét tổ chức bộ máy trung ương thời Đinh- Tiền Lê 1,0 'Vua (Thái sư – Đại sư) Quan văn Quan võ 0,5 b. Ngô Quyền đã được Lê Hoàn kế thừa và vận dụng sáng tạo như nào trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981. (HS vận dụng kiến thức trả lời, GV linh hoạt cho điểm có thể tham khảo một số gợi ý sau): - Năm 981, Lê Hoàn đã kế thừa kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938): + Lựa chọn địa hình đất nước để đánh giặc (cửa sông Bạch Đằng) + Bố trí trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch + Tổ chức, động viên toàn dân toàn quân tham gia đánh giặc • Địa Lí
  4. Câu Nội dung Điểm Nêu ý nghĩa của sông hồ đối với đời sống con người và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. - Sông hồ châu Á có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và môi trường tự nhiên: cung cấp 0,5 1 nước cho đời sống, bảo vệ tự nhiên: bảo vệ sự đa dạng về sinh học, là thành phần môi trường sống. - Cần sử dụng hợp lí nguồn nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt. 0,5 a) Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của các 0,25 khu vực Châu Á hiện nay. - Thuận lợi: - Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú : + Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc 0,25 + Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt ) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên 0,25 2 là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm. Khó khăn: - Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người: 0,25 Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt 0,25 chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc. 0,25 Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của. b) Kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu. - Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu là: gạo, cà phê, cao su, rau 0, 5 quả, hạt tiêu, chè, (Lưu ý: Nếu HS kể được 3 mặt hàng trở lên thì cho điểm tối đa.)