Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 5171
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG Năm học 2021 - 2022 (Đề gồm 02 trang) Môn: Lịch sử lớp 7 Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề. I.Trắc nghiệm (4 điểm) * Chọn chữ cái trước phương án đúng nhất và ghi vào bài làm của em. Câu 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào? A. 7-2-1418 B. 7-3-1418 C. 2-7-1418 D. 3-7-1418 Câu 2. Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa? A. Lê Ngân B. Lê Lai C. Trần Nguyên Hãn D. Lê Sát Câu 3. Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Đông Quan B. Bình Than C. Lũng Nhai D. Như Nguyệt Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu Câu 5. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? A. Bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng B. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn C. Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ D. Nhân dân căm thù quân đô hộ
  2. Câu 6. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Thái Tông D. Lê Thánh Tông Câu 7: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào? A. Đại Việt sử kí B. Đại Việt sử kí toàn thư C.Sử kí tục biên D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục Câu 8: Tại sao vua Lê Thánh Tông bỏ một số chức vụ cao cấp như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển? A. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu. B. Để tránh việc gây chia rẽ trong triều. C. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ. D. Để vua trực tiếp nắm quyền. Câu 9. Tại sao trong điều lệ lập chợ quy định “Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ cũ”? A. Để bảo vệ những phiên chợ cũ. B. Tránh như vậy để tạo điều kiện cho chợ mới phát triển. C. Tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau. D. Để mọi người có thêm cơ hội, thời gian mua bán. Câu 10. Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á. D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á. II. Tự Luận (6,0 điểm) Câu 1.(3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) Câu 2.(3,0 điểm) Tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lê Sơ?
  3. III. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mỗi câu I.TRẮC Đáp án A B C D B D B D C A đúng/0,4đ NGHIỆM (4 điểm) * Nguyên nhân thắng lợi: - Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy truyền 0,5 thống đoàn kết, yêu nước; -Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà 0,5 nòng cốt là quân đội. - Có nhiều tướng giỏi, yêu nước, đặc biệt là Lê Lợi, Nguyễn 0,5 II.TỰ Trãi. Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. LUẬN: (6,0 điểm) * Ý nghĩa lịch sử: Câu 1 (3,0 điểm) - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. Đất nước sạch bóng 0,5 quân xâm lược. - Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc 0,5 đấu tranh chống xâm lược. - Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước. 0,5 * Nông nghiệp: - Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng. Câu 2 1,0 (3,0 điểm) - Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp. - Thực hiện “phép quân điền”.
  4. - Cấm giết trâu bò bừa bãi. -> Quan tâm phát triển sản xuất, nền sản xuất được khôi phục, đời sống nhân dân được cải thiện. *Thủ công nghiệp: - Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã. - Kinh đô Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ 1,0 công. - Các công xưởng nhà nước quản lý. * Thương nghiệp: - Trong nước: Khuyến khích thành lập chợ ở các địa 1,0 phương. - Buôn bán với nước ngoài vẫn duy trì.