Giới hạn ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2018-2019

docx 23 trang thaodu 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giới hạn ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgioi_han_on_tap_mon_lich_su_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Giới hạn ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2018-2019

  1. GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN 1418-1427 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SWO 1428-1527 BÀI 21 ÔN TẬP CHƯƠNG IV BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN BÀI 26 QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP BÀI 21 ÔN TẬP CHƯƠNG IV Đề bài 1 Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào? Có gì khác thời Lý - Trần? * Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu: - Về giáo dục, thi cử: + Ở các đạo, phủ đều có trường công. + Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”. - Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, - Về khoa học, nghệ thuật: + Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, + Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ. + Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu. + Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. + Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
  2. + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. * Khác với thời Lý - Trần: - Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. - Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới. Đề bài 2 Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau? * Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp: - Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc. - Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì. * Điểm khác nhau: - Thời Lý - Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô - nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. - Thời Lê sơ: tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh. Đề bài 3 Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần? * Giống nhau: - Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như: + Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. + Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất. + Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. - Thủ công nghiệp: + Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển. + Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.
  3. - Thương nghiệp: + Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi. + Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển. => Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. * Khác nhau: Thời Lý - Trần Thời Lê sơ Nông nghiệp - Tổ chức lễ “cày tịch điền” - Không tổ chức lễ “cày tịch điền” - Chính sách ruộng đất: điền trang, thái - Chính sách ruộng đất: quân điền ấp. Thủ công - Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt - Các công xưởng do nhà nước quản lý nghiệp lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, thua kém gì gấm vóc của nhà Tống. đúc tiền đồng, - Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi, Thương - Giao lưu buôn bán trong và ngoài - Chợ búa được khuyến khích mở để lưu nghiệp nước phát triển. Tuy nhiên, thương thông hàng hóa trong và nước ngoài. nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng Phát triển hơn thời Lý - Trần. thời Lê sơ. Đề bài 4 Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần? * Giống nhau: - Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp. - Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
  4. - Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội. * Khác nhau: - Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ. - Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đề bài 5 Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau? *Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần: Nhà nước thời Lý - Trần Nhà nước thời Lê sơ Thành Chủ yếu là quý tộc, vương hầu Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc phần quan các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn lại tầng lớp quý tộc thời Trần. Tổ chức bộ - Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ. - Hoàn chinh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập máy chính quyền cao hơn. - Là nhà nước quân chủ quý tộc. quyền - Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu. Đề bài 6 Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào? Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm sau: - Triều đình: + Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc. + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội. + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
  5. + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. - Các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. - Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại: + Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học, + Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn. + Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị. KHỎI NGHĨA LAM SƠN 1418-1427 Đề bài 1 Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động Diễn biến: - Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. - Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). - Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động. - Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng. Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. Đề bài 2 Em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
  6. * Giải phóng Nghệ An (năm 1424) - Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm. - Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. - Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng. * Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425) - Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc. * Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426) - Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. - Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch. - Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công. Đề bài 3 Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi trong những năm đầu khởi nghĩa? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 - 1423? - Lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân vì tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh, vượt bao khó khăn gian khổ của nghĩa quân. - Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là nhằm thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn. Tinh thần: Trong những năm 1418 - 1423, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh vượt gian khổ. Đề bài 4
  7. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn, vì: - Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị tàn bạo đó. - Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Câu 5: Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 đến 1427 ? STT Niên đại Sự kiện 1 Ngày 7 - 2 - 1418 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ. 2 Năm 1424 Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng được Nghệ An. 3 Năm 1425 Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng được Tân Bình, Thuận Hóa. 4 Năm 1426 + Tháng 9 – 1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động. + Tháng 11 - 1426 Chiến thắng trận Tốt Động - Chúc Động. 5 Cuối năm 1427 Chiến thắng trận Chi Lăng - Xương Giang. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Câu 6: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. * Nguyên nhân thắng lợi: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nà, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang nhân dân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân, ) - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước. * Ý nghĩa lịch sử:
  8. - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 1428-1527 Đề bài 1 Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt. - Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. - Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân. => Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Đề bài2 Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được nhiều thành tựu rực rỡ? Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do: - Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển. - Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học. - Kinh tế phát triển, đất nước thái bình tạo điều kiện cho văn học và giáo dục phát triển mạnh mẽ. Đề bài 3 Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ. * Những thành tựu về giáo dục, khoa cử: - Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được thi. - Ở các đạo, phủ đều có trường công. - Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
  9. - Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho. * Những thành tựu về văn hóa: - Văn học: + Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, + Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. - Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, - Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ. - Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu. - Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. - Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. Đề bài Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào? - Giai cấp địa chủ, quan lại: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội. - Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội. - Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng. - Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người. Đề bài 4 Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ. Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ. - Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước. - Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
  10. - Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài. Đề bài 5 Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp. Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp: * Bộ máy nhà nước: - Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước. - Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã. => Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới. * Luật pháp: - Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức). - Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam. - Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật, Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia, Đề bài 6 Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. * Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất. - Ở trung ương: + Đứng đầu triều đình là vua.
  11. + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội. + Giúp việc cho vua có các quan đại thần. + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. - Ở địa phương: + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. * Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: Đề bài 7 Việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên?
  12. * Tổ chức quân đội thời Lê Sơ: - Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông" - Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương. - Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. - Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn. * Nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích: - Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của nhà Lê sơ. - Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước. Đề bài 8 Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp. * Những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp: - Cho 25 vạn lính (trong số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. - Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng. - Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. - Định phép quân điền, cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt. * Nhận xét: - Nhà Lê sơ đã đưa ra những chính sách khuyến nông tích cực, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh. Đề bài * Tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ: - Thủ công nghiệp nhà nước: + Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng, + Các nghề khai mỏ như: mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
  13. - Thủ công nghiệp nhân dân: + Các nghề thủ công truyền thống như: kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm gốm, ngày càng phát triển. + Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời như: Hợp Lễ, Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội), Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành thủ công nhất. * Nhận xét: Thủ công nghiệp được tiếp tục phát triển và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đề bài Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê sơ? - Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú: + Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, với hàng loạt tập thơ, văn nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, + Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Có những tác phẩm nổi tiếng như: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, - Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí Đề bài 9 Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và Lê sơ. Thời Lý (1009 - Thời Trần (1226 - 1400) Thời Lê sơ (1428 - 1225) 1527) Các tác phẩm Nam Quốc sơn Hịch tướng sĩ (Trần Quốc - Văn học chữ văn học hà (Lý Thường Tuấn), Tụng giá hoàn kinh Hán: Quân trung từ Kiệt) sư (Trần Quang Khải) , Phú mệnh tập, Bình Ngô đại sông Bạch Đằng (Trương cáo, Hán Siêu), - Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Các tác phẩm Đại Việt sử kí toàn Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 - Có nhiều tác phẩm sử học thư. quyển (Lê Văn Hưu). như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng
  14. luận, Hoàng triều quan chế, PHONG TRÀO TÂY SƠN Đề bài 1 Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. *Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789 Thời gian Sự kiện Đầu năm 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). Tháng 9-1773 Chiếm được phủ thành Quy Nhơn Giữa năm 1774 Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. Năm 1777 Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. Tháng 1-1785 Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. Tháng 6-1786 Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc. Tháng 12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. Năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh. Đề bài 2 Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa có ý nghĩa như thế nào?
  15. - Đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc. => Đánh vào Ngọc Hồi và giành chiến thắng là làm cho giặc không còn khả năng tiếp tục chiến đấu. Vì vậy, chiến thắng Ngọc Hồi mang ý nghĩa vô cùng lớn: + Là thắng lợi quyết định, tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược. + Giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc, lật đổ âm mưu xâm lược của giặc. + Mang lại niềm vui chiến thắng, niềm hạnh phúc cho nhân dân. + Làm hiện rõ tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh anh dũng của dân tộc. Đề bài 3 Vua Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào? - Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến công ra Bắc. - Quang Trung tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa. - Mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) và làm lễ tuyên thệ. - Mở tiệc khao quân để tấn công quân Thanh vào đúng tết Nguyên Đán, làm cho địch bất ngờ không kịp trở tay. Đề bài 4 Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào? * Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong: - Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định. - Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. - Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước. * Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài: - Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
  16. - Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ. - Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê. * Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài: - Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. - Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn. - Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng. - Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. Đề bài 5 Em hãy kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788. - Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. - Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ. - Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê. - Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. - Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn. - Sau khi giúp vua Lê Chiêu Thống dẹp loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn. - Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.
  17. - Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. Đề bài 6 Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786). - Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. - Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ. - Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà? - Nghĩa quân Tây Sơn ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ, nhân dân Bắc Hà cũng vậy. - Với tài năng của mình, Nguyễn Huệ được nhân dân biết đến như một vị anh dùng dân tộc. => Vì vậy, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng thu phục được Bắc Hà. Đề bài 7 Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh? - Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định. - Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. - Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước. Đề bài 8 Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII. - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. - Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. - Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.
  18. - Nông dân bị địa chủ, cường hào lẫn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế, nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong, - Cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực, bất bình, oán hận ngày càng dâng cao dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Đề bài 9 Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789. Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó? Quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn do yếu tố - Nghĩa quân Tây Sơn ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ. - Nghĩa quân được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác. Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc - Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đề bài 10 Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu. - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: + Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long. + Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực. + Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. + Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch. - Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. - Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng. - Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
  19. - Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm. - Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng. Đề bài11 Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Ý nghĩa của chiến thắng này? Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút: - Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến. - Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước. - Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót bỏ cạch về nước. Ý nghĩa : chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc. Đề bài 12 Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu? - Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao. - Do các hoạt động của nghĩa quân như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân. => Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu. Đề bài 13 Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì? - Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
  20. - Ý nghĩa: Trước thế giặc mạnh, cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, cần sự lãnh đạo của một vị vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa Hoàng đế để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc. ĐỀ BÀI 14: Nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ Câu 6: Trình bày vắn tắt diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh. Qua diễn biến trên, em hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong chỉ đạo chiến tranh của vua Quang Trung? Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc. Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An). Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng. Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ? Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo : - Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. - Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực. - Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. - Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch. - Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc. Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết , thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí). Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
  21. Nghe tin đại bại, Tôn Sr Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò : Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến, Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC Đề bài 1 Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? * Về kinh tế: - Nông nghiệp: + Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. => Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp: + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. + Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa. => Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. * Về văn hóa, giáo dục: - Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học. - Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước. - Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập. => Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài. Đề bài 2 Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung. - Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
  22. - Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. - Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. - Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ. - Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ. - Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung. - Năm 1789: Tổng chỉ huy quân đội, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi. - Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội. - Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời. Đề bài 3 Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào? * Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung: - Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. - Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn. * Ý nghĩa: - Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước. - Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh. Đề bài 4 Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung? Vua Quang Trung đã từng nói: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Cùng với việc ban bố Chiếu lập học cho thấy: - Sự coi trọng chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà và coi trọng sử dụng người hiền tài, từ đó đề cao việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ các cấp làng xã đến phủ huyện. - Tư tưởng đề cao việc dạy học cùng với hoài bão muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài, tri thức góp phần xây dựng đất nước hùng
  23. Đề bài 5 Tại sao "mở cửa ải, thông chợ búa" thì công thương nghiệp được phát triển? - “Mở cửa ải” tức là mở cửa khẩu để thương nhân các nước vào buôn bán với nước ta và ngược lại. - “Thông chợ búa” là việc buôn bán ở các chợ các địa phương được lưu thông. => Việc "mở cửa ải, thông chợ búa" đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thương nghiệp phát triển làm cho nhu cầu hàng hóa tăng cao kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp. Câu 6 : Ban chiếu lập học, lập viện Sùng Chính nói lên mong muốn gì của vua Quang Trung? Liên hệ ngày nay? Vua Quang Trung ngay sau khi xưng đế đã ban bố Lập học chiếu (chiếu về việc học) để chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà và coi trọng sử dụng người hiền tài, từ đó đề cao việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ các cấp làng xã đến phủ huyện. Chiếu lập học là một chính sách rất kịp thời và tiến bộ dùng để cải cách giáo dục dưới triều Tây Sơn. Điều này trước hết chính là sự quan tâm của nhà nước đối với việc học. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”