Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Pétrus Ký (Có đáp án)

doc 7 trang hangtran11 12/03/2022 6181
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Pétrus Ký (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Pétrus Ký (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TRUNG -TIỂU HỌC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I PÉTRUS KÝ NĂM HỌC: 2019 - 2020 LỚP: 3/ MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐTT) - HỌ TÊN HỌC SINH: LỚP 3 THỜI GIAN: 40 phút Ngày: ĐIỂM GIÁM KHẢO GIÁM THỊ A. ĐỌC (10 điểm) I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm) Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau: 1/ Đọc bài “Cô giáo tí hon”, sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 17. 2/ Đọc bài “Người lính dũng cảm”, sách Tiếng Việt 3, tập 1 trang 38. 3/ Đọc bài “Giọng quê hương” Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 76. 4/ Đọc bài “Cửa Tùng”, sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 109. 5/ Đọc bài “Nhà rông ở Tây Nguyên” Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 127. 6/ Đọc bài “Mồ côi xử kiện”, sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 139. Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm 1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu /1đ 2. Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) /1đ 3. Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa /1đ 4. Trả lời đúng câu hỏi của đoạn đọc /1đ Cộng: /4đ Hướng dẫn kiểm tra: 1/ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,25 điểm, đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm. 2/ Ngắt hơi không đúng từ 1 đến 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm. 3/ Đọc từ trên 1 đến 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm.
  2. 4/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,25 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. TRƯỜNG TRUNG -TIỂU HỌC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I PÉTRUS KÝ NĂM HỌC: 2019 - 2020 LỚP: 3/ MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC - HỌ TÊN HỌC SINH: HIỂU) THỜI GIAN: 40 phút Ngày: ĐIỂM GIÁM KHẢO GIÁM THỊ II. ĐỌC THẦM (6 điểm) Đất quý đất yêu Đất quý, đất yêu Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi: - Tại sao các ông lại phải làm như vậy? Viên quan trả lời: - Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- ti- ô- pi-a. TRUYỆN DÂN GIAN Ê-TI-Ô-PI-A (Mai Hà dịch) Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4 và thực hiện theo yêu cầu của các câu còn lại: Câu 1. Vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đón hai vị khách như thế nào (0,5đ) A.Mời họ đi khắp đất nước, thăm đường sá, núi sông
  3. B.Rất trân trọng và mến khách C.Tặng họ tất cả sản vật quý giá của đất nước để đem về. D. Đưa họ xuống tùa và du lịch trên biển. Câu 2. Vì sao người dân Ê-ti-ô-pi-a mang đi dù chỉ là hại cát nhỏ (0,5đ) A.Sợ khách mang cát xuống tàu không hợp vệ sinh B. Vì đất Ê-ti-ô-pi-a là thứ tài sản quý không gì sánh bằng đối với người dân. C. Người Ê-ti-ô-pi-a coi quê hương của họ là thiêng liêng, cao quý. D.Vì người Ê-ti-ô-pi-a rất mê tín. Câu 3. Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? (0,5đ) A.Người Ê-ti-ô-pi-a không cho khách mang giày xuống tàu B. Vua sai người cạo sạch đất ở đế giày hai người khách C. Có nhiều người đưa tiễn hai vị khách D.Vua mời hai người khách ở lại chơi ít hôm Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta ra bài học gì (0.5đ) A. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt. B. Đất Ê-ti-ô-pi-a đối với người dân nước họ là chỉ thuộc của riêng mình họ. C. Đất đai , tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. D. Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu những gì có ở đất nước của họ Câu 5. Theo em, học sinh cần phải làm gì để góp phần xây dựng và yêu quê hương đất nước? (1đ) Câu 6. a. Đặt dấu chấm, dấu phẩy thích hợp trong câu sau: (0.5đ) Trong căn bếp nhỏ ấy nồi cơm tỏa hơi ấm trong chiều đông giá buốt Mùi cá kho riềng tỏa ra trong sương lạnh. b. Hãy gạch chân dưới những gạch chân với những từ ngữ nói về nông thôn, thành thị trong câu sau: (0.5đ) Sau 10 năm đi xa, tôi đã về lại cái xóm nhỏ ấy. Trước mặt tôi, ruộng đồng, làng mạc ngày ấy đã được thay bằng những nhà máy, nhà cao tầng. Câu 7. Đọc đoạn văn sau rồi ghi lại những từ chỉ hoạt động, trạng thái vào chỗ trống cho phù hợp. (1đ)
  4. Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát bay từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng của trưa hè. a. Ghi lại từ: Từ chỉ hoạt động: Từ chỉ trạng thái: b.Đặt 1 câu với từ ngữ vừa tìm được. . Câu 8. Viết lại từ so sánh và viết lại hoạt động so sánh trong câu sau: (0,5đ) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn. Từ so sánh: . Hoạt động so sánh : . Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: (0.5đ) Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. TRƯỜNG TRUNG -TIỂU HỌC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I PÉTRUS KÝ NĂM HỌC: 2019 - 2020 LỚP: 3/ MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) – HỌ TÊN HỌC SINH: LỚP 3 THỜI GIAN: 40 phút Ngày: ĐIỂM GIÁM KHẢO GIÁM THỊ B. VIẾT: (10 điểm) I. CHÍNH TẢ (4đ ): ( Nghe - viết ) thời gian viết 15 phút. Bài: Người liên lạc nhỏ ( Từ Sáng hôm ấy đến lững thững đằng sau, SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1, trang 112).
  5. II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm): Thời gian làm bài 25 phút. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý: -Người đó tên là gì? - Người đó làm nghề gì? - Tình cảm của em đối với người hàng xóm như thế nào - Tình cảm của người hàng xóm với gia đình em? Bài làm: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020 A. Đọc – hiểu Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. C Câu 5: HS viết theo cảm nghĩ của mình. (1đ) Vd: Học sinh cần học thật giỏi, biế chú ý đến chủ quyền của đất nước Câu 6. a. Đặt dấu chấm, dấu phẩy thích hợp trong câu sau: (0.5đ) Trong căn bếp nhỏ ấy , nồi cơm tỏa hơi ấm trong chiều đông giá buốt. Mùi cá kho riềng tỏa ra trong sương lạnh. b. Hãy gạch chân dưới những gạch chân với những từ ngữ nói về nông thôn, thành thị trong câu sau: (0.5đ) Sau 10 năm đi xa, tôi đã về lại cái xóm nhỏ ấy. Trước mặt tôi, ruộng đồng, làng mạc ngày ấy đã được thay bằng những nhà máy, nhà cao tầng. Câu 7. Đọc đoạn văn sau rồi ghi lại những từ chỉ hoạt động, trạng thái vào chỗ trống cho phù hợp. (1đ) Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát bay từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng của trưa hè. a. Ghi lại từ: Từ chỉ hoạt động: đi, hít, đưa lên.
  6. Từ chỉ trạng thái: khoan khoái, dễ chịu, thơm mát, dịu b.Đặt 1 câu với từ ngữ vừa tìm được. Vd: Em đi đến trường . Câu 8. Viết lại từ so sánh và viết lại hoạt động so sánh trong câu sau: (0,5đ) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn. Từ so sánh: tựa như Hoạt động so sánh : phi nhanh Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: (0.5đ) ( không viết hoa đầu dòng, không có dấu chấm hỏi trừ 0,25đ) Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. - Hai chân chích bông như thế nào? B. VIẾT Phần I: - Viết đúng, trình b ày sạch sẽ, đủ nội dung bài: 4 điểm - Viết sai chính tả từ 0 đến 5 lỗi không trừ điểm - Viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Phần II: Học sinh viết đoạn văn, gồm các ý theo đúng yêu cầu: 3 điểm Tập làm văn: - Viết đúng yêu cầu của đề bài: 5 điểm. • Viết được câu giới thiệu về người định kể, tên tuổi, nghề nghiệp của người đó (1,5 điểm). • Kể được hình dáng, mái tóc, là da, khuôn mặt, hàm răng (1 điểm) • Tình cảm của người đó đối với em như thế nào? (1,5 điểm) • Nêu được suy nghĩ, tình cảm người đó với gia đình mình (1 điểm) - Chữ viết đẹp, cẩn thận: 0,5 điểm. - Viết sai chính tả quá 5 từ, mỗi từ trừ 0,25 điểm - Kĩ năng dùng từ đặt câu: 0.5 điểm KÝ DUYỆT Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng 11 năm 2019
  7. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG TTCM Trần Xuân Mai Thị Ất Samaly Trần Thị Thu Vân