Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_mon_tieng_viet_lop_9_nam_hoc_2018_2019_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2018 - 2019 Môn: Tiếng Việt Lớp: 9 Thời gian: 45’ I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đánh giá được năng lực của HS trong việc nắm kiến thức về Tiếng Việt trong học kì II. - Nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh trong nói và viết có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ đã học và ôn tập phần tiếng Việt ở kỳ II. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học và làm bài kiểm tra nghiêm túc. II/ Hình thức kiểm tra: - Tự luận III/ MA TRẬN: Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao Chủ đề 1: - Nhận biết Chuyển đổi Viết đoạn Các thành được thành phần câu thành câu có văn (kết phần câu biệt lập có trong thành phần khởi hợp) có sử một số câu cho ngữ. dụng thành trước. phần khởi - Nhận biết được ngữ và thành phần thành phần chính, phụ và biệt lập. biệt lập có trong một đoạn văn cho trước. Số câu, số điểm 1 ½ C (C1, 3a) 1 C (C2) ½ C (½ C5) 3C Tỉ lệ 3đ 1đ 1đ 5đ 30% 10% 10% 50% Chủ đề 2: Tìm thấy phép Viết đoạn Liên kết câu và liên kết sử dụng văn ( kết liên kết đoạn trong đoạn văn hợp)có sử văn. và cho biết kiểu dụng các liên kết. phép liên kết. Số câu, số điểm ½ C (C3b) ½ C (½ C5) 1C Tỉ lệ 2đ 1đ 3đ 20% 10% 30% Chủ đề 3: Xác định tình Nghĩa tường huống để đặt
  2. minh và hàm ý. câu theo hai cách: - Câu có nghĩa tường minh. - Câu có nghĩa hàm ý. Số câu, số điểm 1C (C4) 1C (C4) Tỉ lệ 2đ 2đ 20% 20% Tổng số câu, số 1 ½ C (C1, 3a) 1½ C (C2, 3b) 1C (C4) 1C 5C điểm 3đ 3đ 2đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% IV/ Đề 1: Đề 1: Câu 1: (2 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào: a. Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa. b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. c. Chao ôi, tôi muốn mang hết cả rừng hoa này về d. Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? Câu 2: (1 điểm) Chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: Tôi mua vé rồi. Câu 3: (3 điểm) Cho đoạn văn sau : “Tôi nhìn về phương Bắc. Xa xa, mây mù bao phủ ngọn Phan - xi - păng, nóc nhà của tổ quốc. Đó cũng là nơi tôi từng ao ước được đặt chân đến.” a. Xác định các thành phần chính, phụ, biệt lập của câu in đậm b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn. Câu 4: (2 điểm) Cho tình huống sau: Em và mẹ cùng đi siêu thị. Ở đó em thấy có một cái mũ rất đẹp. Em muốn mẹ mua cho mình cái mũ đó. Hãy đặt một câu diễn đạt với mẹ ý muốn này của mình bằng 2 cách: a. Cách 1: Diễn đạt bằng nghĩa tường minh. b. Cách 2: Diễn đạt bằng nghĩa hàm ý. Câu 5: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trong chương trình Ngữ văn 9. Trong đó, có sử dụng: a. Một thành phần khởi ngữ. Chỉ ra thành phần khởi ngữ đó. b. Một thành phần biệt lập. Chỉ ra thành phần biệt lập đó. c. Ít nhất 2 phép liên kết. Chỉ ra các phép liên kết đó.
  3. Đáp án: Câu/ý Nội dung Điểm 1 a. Thành phần tình thái: chắc. 0,5đ b. Thành phần phụ chú: một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. 0,5đ c. Thành phần cảm thán: Chao ôi. 0,5đ d. Thành phần gọi – đáp: Bác ơi. 0,5đ 2 a. - Vé thì tôi mua vé rồi. 0,5đ b. - Tôi thì tôi mua vé rồi. 0,5đ 3 a. - Thành phần chính: + Chủ ngữ: mây mù. 0,25đ + Vị ngữ: bao phủ ngọn Phan - xi - păng. 0,25đ - Thành phần phụ: Trạng ngữ: Xa xa. 0,25đ - Thành phần phụ chú: nóc nhà của tổ quốc. 0,25đ b. - Phép lặp: tôi. 1đ - Phép thế: Đó. 1đ 4 a. HS viết được câu diễn đạt bằng nghĩa tường minh. VD: Mẹ mua 1đ cho con cái mũ này đi. b. b HS viết được câu diễn đạt bằng nghĩa hàm ý. VD: Cái mũ của 1đ con ở nhà cũ rồi mẹ! 5 Đoạn văn đúng hình thức, nội dung. 0,5đ a. Có một thành phần khởi ngữ. Chỉ ra. 0,5đ b. Có một thành phần biệt lập. Chỉ ra. 0,5đ c. Có 2 phép liên kết. Chỉ ra. 0,5đ Tổ trưởng: Phổ Văn, ngày 10 tháng 04 năm 2019 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm