Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_huyn.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian: 45’ I/ Mục tiêu: Giúp HS : 1. Kiến thức: Những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các truyện ngắn hiện đại Việt Nam và nước ngoài đã học. 2. Kĩ năng: Kĩ năng tóm tắt, phân tích truyện hiện đại hoặc đoạn trích; nêu cảm nhận của bản thân về về nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, nêu cảm nhận của bản thân về một vấn đề trong đời sống có liên quan đến tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục những tình cảm mang tính nhân văn: tình đồng đội, lòng yêu lao động, yêu thương loài vật, yêu quê hương đất nước II/ Ma trận: Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng độ Cấp độ thấp Cấp độ cao cộng Tên chủ đề Chủ đề 1: Tóm tắt Chỉ ra được So sánh hai Truyện được văn bản. tính cách của tác phẩm. nước nhân vật, lý ngoài giải được tác dụng. Số câu: 1C (C1) 1C (C3) 1C (C2) 3C Số điểm: 2đ 2đ 2đ 6đ Tỉ lệ: 20 % 20 % 20 % 60 % Chủ đề 2: Nhận diện Chỉ ra được Từ cảm Truyện tính cách nhân ý nghĩa của nhận về nhân Việt Nam vật. truyện. vật, mở rộng trong thực tiễn. Số câu: ½ C (C5a) 1C (C2) ½ C (C5b) 2C Số điểm: 1đ 1đ 2đ 4đ Tỉ lệ: 10 % 10 % 20 % 40 % 1 ½ C 2 C 1C ½ C 5C Tổng 3đ 3đ 2đ 2đ 10đ 30 % 30 % 20 % 20 % 100 %
  2. IV/ Đề 2: Câu 1: (2đ) Tóm tắt văn bản “Bến quê” của tác giả Nguyễn Minh Châu. Câu 2: (2đ) a. Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, có truyện nào cũng kể một nhân vật phải sống ngoài đảo hoang? b. Giữa nhân vật đó và nhân vật Rô-bin-xơn trong văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” có điểm gì chung và điểm gì khác biệt? Câu 3: (2đ) a. Trong văn bản “Con chó Bấc”, Bấc có những biểu hiện tình cảm như thế nào đối với ông chủ? b. Qua đó, em có nhận xét gì về nhà văn Giắc Lân - đơn? Câu 4: (1đ) Truyện ngắn “Bố của Xi - mông” của tác giả Mô-pa-xăng có ý nghĩa gì? Câu 4: (3đ) a. Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có những nét gì nổi bật? b. Từ đó, em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước? V/ Đáp án và biểu điểm: Câu/ ý Yêu cầu Điểm 1 Tóm tắt đảm bảo các chi tiết sau: 2,0 điểm Nhĩ từng đi khắp nơi nhưng cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh. Anh thấy được chỗ dựa chính của cuộc đời mỗi người là gia đình.Cũng chính vào thời điểm ấy, Nhĩ phát hiện vùng đất bên kia sông (nơi bến quê thân thuộc) một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ. Anh đã nhờ đứa con trai sang thay mình. Nhưng đứa con không hiểu và đã để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Hình ảnh Nhĩ khoát tay ra hiệu ở cuối truyện như khẩn thiết thúc giục người ta dứt ra khỏi cái vòng vèo, chùng chình để hướng tới những giá trị đích thực trong cuộc sống. 2 a. Truyền thuyết “Sự tích quả dưa hấu”. 2,0 điểm (0,5đ) b. - Điểm giống nhau: hoàn cảnh sống, ý chí, nghị lực, tinh thần (0đ75) lạc quan, yêu cuộc sống: 0,5đ - Khác nhau: Mai An Tiêm bị đày ra đảo, đi cùng vợ con; còn (0đ75) Rô-bin-xơn bị đắm tàu, chỉ có một mình trên đảo hoang : 3 a. - Tình cảm Thương yêu sôi nổi, nồng cháy: Bấc thường há 2,0 điểm miệng ra cắn lấy bàn tay Thooc-tơn (1đ5) - Tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự “tôn thờ”: “nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ” - Biểu hiện thành nỗi lo sợ, ám ảnh mất chủ “không muốn rời
  3. Thoóc-tơn một bước”, “nủa đêm trườn qua giá lạnh đến lều của chủ ”. b. Tác giả không chỉ có tài quan sát tinh tế, sự am hiểu về đặc (0đ5) trưng của từng loài vật, trí tưởng tượng phong phú mà còn có tình cảm yêu thương loài vật chân chính. 4 - Cần biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ với nỗi bát hạnh 1,0 điểm của người khác. - Lên án sự bội bạc, vô tâm, ghẻ lạnh ủa người với người. - Ca ngợi tình yêu thương, nhân hậu của con người 5 Trình bày được vẻ đẹp nhân vật Phương Định: 3,0 điểm a. + Là một cô gái gốc Hà Nội, hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, (1đ) nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, xinh xắn và điệu đà. + Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. + Lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. + Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. b. - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. (0,25đ) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm bảo (1,5đ) được các yêu cầu cơ bản sau: Suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước: - Có lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, sẵn sàng rời bỏ cuộc sống êm đềm, rời bỏ ghế nhà trường để ra chiến trường, trên chiên trường họ là những con người dũng cảm, hiên ngang, không sợ chết, bình tĩnh, hiên ngang đối diện với khó khăn, thử thách, nguy hiểm với tinh thần trách nhiệm - Có tình đồng đội gắn bó, thiêng liêng như ruột thịt. - Vẫn mang trong mình những vẻ đẹp bình dị, trong sáng, nét ngây thơ, nữ tính. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, (0,25đ) ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổ trưởng: Phổ Văn, ngày 15 tháng 04 năm 2019 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm