Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

docx 2 trang Hàn Vy 02/03/2023 4490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2022_2023_s.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: HÓA HỌC – Lớp 11 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; S=32; Cl=35,5; Ba=137. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VA. Nguyên tố X là A. C. B. P. C. O. D. N. Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. HF. B. CH3COOH. C. KNO3. D. H2O. Câu 3: Chất X ở điều kiện thường là chất khí, không màu, không mùi, tan rất ít trong nước, chiếm 78,18% thể tích của không khí. Chất X là A. CO2. B. O2. C. N2. D. H2. Câu 4: Chất nào sau đây là bazơ? A. CH3COOH. B. KOH. C. CuSO4. D. C2H5OH. Câu 5: Muối NH4Cl có tên gọi là A. amoni clorua. B. amoni nitrat. C. amoni sunfat. D. amoni photphat. Câu 6: Dung dịch HNO3 0,01M có pH bằng A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 7: Dung dịch nào sau đây có pH < 7? A. HCl. B. Ba(OH)2. C. NaCl. D. NaOH. Câu 8: Kim loại Al không tan trong dung dịch A. HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. HCl đặc. Câu 9: Chất nào sau đây là muối trung hòa? A. HCl. B. NaHSO4. C. NaHCO3. D. NaNO3. Câu 10: Cho dung dịch NaOH đến dư vào 100 ml dung dịch (NH4)2SO4 1,5M, đun nóng nhẹ. Sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí. Giá trị của V là A. 3,36. B. 6,72. C. 4,48. D. 2,24. Câu 11: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển sang A. màu đỏ. B. màu vàng. C. màu xanh. D. màu hồng. Câu 12: Cho 100,0 ml dung dịch KOH 1,0M vào 100,0 ml dung dịch HNO3 x mol/lít thu được dung dịch có chứa 9,2 gam chất tan. Giá trị của x là A. 1,25. B. 1,00. C. 0,75. D. 0,80. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (3,0 điểm) Viết các phương trình hóa học sau xảy ra trong dung dịch (dạng phân tử và dạng ion rút gọn) a) NaOH + HNO3  t0 b) NH4Cl + KOH  t0 c) Cu + HNO3 (loãng)  NO↑ + + . Câu 14 (2,0 điểm): Cho hình vẽ điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm (hình bên) a) Viết công thức phân tử của A và B. Viết phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm. b) Qua thí nghiệm trên, em hãy so sánh nhiệt độ sôi của chất A và chất B. + 2- - + Câu 15 (2,0 điểm): Dung dịch X chứa 0,12 mol Na ; x mol SO4 ; 0,12 mol Cl và 0,05 mol NH4 . Cho 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Tính x, m. Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hết
  2. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Hóa Học – Lớp - 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C C B A B A A D B C D PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 13. 3,0 đ a) NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O 0,5 đ - + OH + H → H2O 0,5 đ t0 b) NH4Cl + KOH  NH3↑ + H2O + KCl 0,5 đ + - t0 0,5 đ NH4 + OH  NH3↑ + H2O t0 c) 3Cu + 8HNO3 (loãng)  2NO↑ + 3Cu(NO3)2 + 4H2O 0,5 đ + - t0 2+ 0,5 đ 3Cu + 8H + 2NO3  2NO↑ + 3Cu + 4H2O Câu 14. 2,0 đ a) Chất A là H2SO4 (đặc) 0,5 đ Chất B là HNO3 0,5 đ t0 Phương trình: NaNO3(r) + H2SO4 (đặc)  NaHSO4 + HNO3 t0 hoặc 2NaNO3(r) + H2SO4 (đặc)  Na2SO4 + 2HNO3 0,5 đ b) Qua thí nghiệm trên, chứng tỏ chất A có nhiệt độ sôi cao hơn chất B 0,5 đ Câu 15. 2,0 đ - Theo định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,12.1 + 0,05.1 = x.2 + 0,12.1 => x = 0,025 0,5 đ 2+ - - nBa(OH)2 = 0,03 mol => Ba : 0,03 mol; OH : 0,06 mol - Khi cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch X. Ta có phương trình + - t0 NH4 + OH  NH3↑ + H2O 0,25 đ 0,05 ↔ 0,06 → 0,05 mol 2+ 2- Ba + SO4 → BaSO4↓ 0,25 đ 0,03 ↔ 0,025 → 0,025 mol - Dung dịch Y gồm: Ba2+: 0,005 mol; OH-: 0,01 mol; Na+: 0,12 mol; Cl-: 0,12 mol; 0,5 đ => mchất rắn khan = 0,005. 137 + 0,01. 17 + 0,12. 23 + 0,12. 35,5 = 7,875 gam 0,5 đ Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Hết