Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 201 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 3661
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 201 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_12_ma_de_201_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 201 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: HOÁ HỌC – Lớp 12 (Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề : 201 Họ và tên thí sinh:. Số báo danh: . . * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Ag=108. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Câu 41: Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là A. trimetylamin. B. etylamin. C. metylamin. D. đimetylamin. Câu 42: Trong thành phần chất nào sau đây có nguyên tố nitơ? A. Etyl axetat. B. Trimetylamin. C. Tinh bột. D. Glucozơ. Câu 43: Số nguyên tử cacbon có trong phân tử axit stearic là A. 35. B. 18. C. 36. D. 17. Câu 44: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ít tan trong nước? A. anilin. B. metylamin. C. etylamin. D. đimetylamin. Câu 45: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Etyl axetat. B. Phenylamin. C. Etylamin. D. Etanol. Câu 46: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ. Câu 47: Ở điều kiện thường, chất tồn tại ở trạng thái rắn là A. anilin. B. glucozơ. C. etyl axetat. D. etanol. Câu 48: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Để nhận biết X người ta dùng dung dịch I2. Chất X là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. tinh bột. Câu 49: Số nguyên tử hiđro trong phân tử đimetylamin là A. 7. B. 5. C. 9. D. 3. Câu 50: Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. metyl propionat. B. propyl axetat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 51: Chất X có tên gọi metyl axetat. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 52: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch KOH tạo thành HCOOK và C2H5OH? A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 53: Chất nào sau đây là este? A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. CH2=CHCOOCH3. D. HOCH2CH2OH.
  2. Câu 54: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C12H22O11. B. C6H14O6. C. (C6H10O5)n. D. C6H12O6. Câu 55: Số nguyên tử oxi có trong phân tử tripanmitin là A. 5. B. 2. C. 6. D. 4. Câu 56: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. CH3CHO. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 57: Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol metylic. B. etylen glicol. C. ancol etylic. D. glixerol. Câu 58: Đun nóng 8,8 gam este X (có công thức C4H8O2) với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được một muối và 4,6 gam một ancol. Tên gọi của X là A. etyl propionat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. etyl axetat. Câu 59: Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là A. C17H33COONa. B. C2H3COONa. C. HCOONa. D. C17H35COONa. Câu 60: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tinh bột có nhiều trong bông nõn. B. Xenlulozơ dễ tan trong nước. C. Saccarozơ có nhiều trong mật ong. D. Glucozơ còn được gọi là đường nho. Câu 61: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dung dịch metylamin làm quỳ tím hóa xanh. B. Ở điều kiện thường, chất béo (C15H31COO)3C3H5 ở trạng thái rắn. C. Tinh bột và saccarozơ đều là polisaccarit. D. Metyl fomat có phản ứng tráng bạc. Câu 62: Mùi tanh của cá là do hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường A. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi. B. rửa cá bằng dung dịch Na2CO3. C. rửa cá bằng giấm ăn. D. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng. Câu 63: Thủy phân este nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được natri fomat? A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOC3H7. Câu 64: Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2. Giá trị của V là A. 4,032. B. 1,344. C. 1,792. D. 2,688. Câu 65: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. C. Lực bazơ của metylamin yếu hơn amoniac. D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
  3. Câu 66: Thuỷ phân hoàn toàn m gam CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là A. 8,2. B. 7,4. C. 6,0. D. 8,8. Câu 67: Cho dung dịch chứa m gam glucozơ vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 4,5. B. 13,5. C. 18,0. D. 9,0. Câu 68: Cho hỗn hợp gồm 13,2 gam CH3COOC2H5 và 8,15 gam C2H5NH3Cl tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 18,15. B. 12,30. C. 5,85. D. 21,35. Câu 69: Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có bao nhiêu este đồng phân? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 70: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit, đun nóng thu được glucozơ và fructozơ. (b) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi. (c) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá. (d) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 71: Cho 3,1 gam metylamin tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 6,75. B. 8,15. C. 10,40. D. 8,10. Câu 72: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là A. etanol. B. anilin. C. glixerol. D. axit axetic. Câu 73: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nước vôi trong dư, thu được 120 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị của m là A. 108,0. B. 180,0. C. 216,0. D. 360,0. Câu 74: Hiđro hóa hoàn toàn 17,08 gam hỗn hợp chất béo X (đều chứa 7 liên kết pi (π) trong phân tử), cần vừa đủ 1,792 lít khí H 2. Đun nóng 17,08 gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam hợp chất của natri. Giá trị của m là A. 18,44. B. 16,64. C. 19,44. D. 18,24. Câu 75: Cho các phát biểu sau: (a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π. (b) Etyl fomat có phản ứng tráng bạc. (c) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. (d) Mỡ lợn, dầu lạc có thành phần chính là chất béo. (e) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng thủy phân. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
  4. Câu 76: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,425 mol. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm hai muối và 28,6 gam hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,25 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,15 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là A. 2,64 gam. B. 3,70 gam. C. 2,96 gam. D. 3,30 gam. Câu 77: Khi đốt cháy 8,82 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,30 mol O 2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 7,56. B. 4,14. C. 5,44. D. 5,22. Câu 78: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (M X < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N 2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2. Khối lượng phân tử của chất X là A. 59. B. 31. C. 45. D. 73. Câu 79: Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O 2, thu được CO2, H2O và 0,336 lít khí N2. Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 45. B. 15. C. 30. D. 60. Câu 80: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa. Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 2 thu được kết tủa màu đỏ. (b) Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự. (c) Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu tím. (d) Ở bước 3, nếu thay glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự. (e) Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có tính chất của anđehit. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. HẾT ĐÁP ÁN 41 C 46 C 51 D 56 D 61 C 66 B 71 A 76 B 42 B 47 B 52 C 57 D 62 C 67 D 72 B 77 D 43 B 48 D 53 C 58 D 63 A 68 A 73 B 78 B 44 A 49 A 54 A 59 D 64 B 69 A 74 D 79 C 45 C 50 A 55 C 60 D 65 A 70 A 75 C 80 B