Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

docx 2 trang Hàn Vy 02/03/2023 4750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_lich_su_lop_11_nam_hoc_2022_2023_s.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Lịch sử – Lớp 11 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của A. thực dân Anh. B. thực dân Pháp.C. thực dân Hà Lan. D. đế quốc Mĩ. Câu 2: Nội dung nào sau đây không có trong cuộc Duy tân Minh Trị? A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ. B. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây. C. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. D. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới. Câu 3: Đảng Quốc đại(thành lập năm 1885) là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ ? A. Công nhân.B. Nông dân.C. Tư sản.D. Tiểu tư sản. Câu 4: Theo Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản theo chế độ A. cộng hòa.B. nhà nước Liên bang.C. quân chủ lập hiến.D. quân chủ chuyên chế. Câu 5: Với Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi (năm 1911) đã thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây? A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược. C. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 6: Những nước thực dân nào chiếm nhiều thuộc địa nhất ở Châu Phi? A. Anh và Đức. B. Anh và Pháp. C. Hà Lan và Anh. D. Pháp và Bồ Đào Nha. Câu 7: Một trong những điểm giống nhau trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi và Mĩ la tinh thế kỉ XIX là A. diễn ra liên tục, mạnh mẽ.B. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. C. bị thực dân đàn áp rồi thất bại.D. được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 8: Cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia? A. khởi nghĩa của Acha Xoa.B. khởi nghĩa của Pucômbô. C. khởi nghĩa của Commađam.D. khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha. Câu 9: Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là A. chưa coi trọng nhiệm vụ giai cấp.B. chưa chú ý đến quyền lợi của nông dân. C. chưa đề cao nhiệm vụ chống phong kiến.D. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc. Câu 10: Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) nằm ở A. châu Á.B. châu Âu.C. châu Phi.D. toàn thế giới. Câu 11: Ý nào sau đây không phải tác động từ việc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng (1914-1918) đến tình hình châu Âu? A. Phong trào công nhân phát triển nhanh chóng. B. Đời sống nhân dân lao động càng thêm khốn cùng. C. Các đế quốc mở rộng thuộc địa trên toàn thế giới. D. Mâu thuẫn xã hội trở nên vô cùng gay gắt. Câu 12: Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào thế kỉ XIX? A. Các nước thực dân phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa. B. Sau các cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản đang thắng thế. C. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu. D. Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (3,0 điểm) Hoàn thành bảng kiến thức về cuộc Duy tân Minh Trị theo mẫu sau đây: Các vấn đề Nội dung Mục tiêu Lực lượng lãnh đạo Động lực Hướng phát triển Tính chất Hạn chế Câu 14: (4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Vì sao nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Lịch sử – Lớp 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Hết I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A C C A B A B D B C A PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm 13 Hoàn thành bảng kiến thức về cuộc Duy tân Minh Trị theo mẫu sau đây: 3.0 Các vấn đề Nội dung Mục tiêu Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, chống lại sự xâm lược của 0.5 thực dân phương Tây Lực lượng Tầng lớp quí tộc tư sản hóa 0.5 lãnh đạo Động lực Quần chúng nhân dân (nông dân, thị dân, tư sản, quí tộc tư sản hóa ) 0.5 Hướng phát Theo hướng tư bản chủ nghĩa 0.5 triển Tính chất Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. 0.5 Hạn chế Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt, chưa đáp ứng được 0.5 quyền lợi cho quần chúng nhân dân. 14 Trình bày nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1914). 3.25 - Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối XIX đầu XX đã 0.5 làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các đế quốc: + Các đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn. 0.25 + Các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ Nhật) không có hoặc có rất ít thị trường, thuộc địa. - Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng sâu sắc, nhiều cuộc chiến 0.5 tranh cục bộ nhằm tranh giành thuộc địa đã diễn ra: Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), - Đức là kẻ hung hăng nhất, thái độ của Đức khiến quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng 0.5 căng thẳng. - Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: 0.5 + Phe Liên minh: Đức – Italia – Áo-Hung. + Phe Hiệp ước: Anh – Pháp – Nga. - Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. 0.5 - 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi ⇒ giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ 0.5 hội đó để gây chiến tranh. Nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì: 0.75 + Đây là cuộc chiến tranh của các đế quốc do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. + Nhằm phân chia lại phân chia lại thế giới, cướp đoạt thuộc địa của các đế quốc. + Chỉ mang lại nguồn lợi cho một bộ phận tư sản cầm quyền, còn nhân dân lao động và nhân dân thuộc địa càng thêm khốn khổ.