Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa - Năm học 2021-2022

docx 9 trang Hoài Anh 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_hoa_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: KHTN HÓA THỜI GIAN: 45 PHÚT Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thế nhân tạo đẹp hơn vật thế tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vặt thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là: A. vật thế vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống. B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm nghĩ, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống. D. vật thể vô sinh là vật thế không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản. Câu 3. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn, Câu 4. Tĩnh chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu.
  2. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước. D. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide). Câu 5. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng. Câu 6. Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khi, không duy trị sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự chảy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khi không máu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 7. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide,em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự chảy.
  3. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm tắt nến là carbon đioxide. Câu 8. Sự cháy và sự oxi hoá chậm có điểm chung là đều A. toả nhiệt và phát sang B. toả nhiệt và không phát sáng. C. xảy ra sự oxi hoá và có toả nhiệt. D. xảy ra sự oxi hoá và không phát sáng. Câu 9. Khi oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Nước. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí. D. Từ thuốc tím (potassium nermanganate). Câu 10. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đấy phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đáp vào. Câu 11. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioside Câu 12. Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D.Nitrogen. Câu 13. Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch? A. Carbon dioside. B. Oxygen. C. Chất bụi. D.Nirogen.
  4. Câu 14. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khí thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác . D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. Câu 15. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng, D. Phun thuốc trừ sâu đế phòng sâu bọ phá hoại cây trồng. Câu 16. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất? A. Sản xuất phần mềm tin học. B. Sản xuất nhiệt điện, C. Du lịch. D. Giao thông vận tải. Câu 17. Phương tiện gao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khi? A. Máy bay. B. Ô tô. C. Tàu hoả . D. Xe đạp. Câu 18. Biểu hiện nào sau đây không phải là biếu hiện của sự ô nhiễm môi trường? A. Không khí có mùi khó chịu. B. Da bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp. C. Mưa axit, bầu trời bị sương mù cả ban ngày. D. Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá. Câu 19. Sử dựng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?
  5. A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện. Câu 20. Thế nào là vật liệu? A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày. B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Câu 21. Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng? A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép. B. Vị gang khó sản xuất hơn thép. C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép. D. Vì gang giòn hơn thép. Câu 22. Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm môi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 23. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tỉnh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D. Xi măng. Câu 24. Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
  6. B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người Câu 25. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Ethanol. Câu 26. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 27. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 28. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D. tuỳ ý. Câu 29. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch xây dựng. B. Đất sét. C. Xi măng. D. Ngói.
  7. Câu 30. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 31. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 32. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. lúa mì. Câu 33. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C.Thịt. D. Gạo và rau xanh. Câu 34. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 35. Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước. B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời. C. Tuyết tan. D. Cơm để lâu bị mốc. Câu 36. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây. B. Mưa rơi. C. Gió thổi.
  8. D. Lốc xoáy. Câu 37. Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen A. Hô hấp B. Quang hợp. C. Hòa tan. D. Nóng chảy. Câu 38. Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng? A. Oxygen không tan trong nước. B. Oxygen cần thiết cho sự sống. C. Oxygen không mùi và không vị. D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Câu 39. Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật. Câu 40. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra? A. Không có hiện tượng . B. Tàn đỏ tắt ngay. C. Tàn đỏ từ từ tắt. D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa.
  9. HẾT ĐÁP ÁN Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: B B C D C B D C C B Câu 11: Câu 12: Câu 13: Câu 14: Câu 15: Câu 16: Câu 17: Câu 18: Câu 19: Câu 20: C C B C B A D D C C Câu 21: Câu 22: Câu 23: Câu 24: Câu 25: Câu 26: Câu 27: Câu 28: Câu 29: Câu 30: D B D D D C A A B B Câu 31: Câu 32: Câu 33: Câu 34: Câu 35: Câu 36: Câu 37: Câu 38: Câu 39: Câu 40: C C C C D B B A C D