Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

docx 4 trang Hoài Anh 5250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn : Khoa học tự nhiên 6 Thời gian làm bài: 90 phút I- MỤCTIÊU: - Đánh giá vieccj học tập, tiếp thu một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình khoa học tự nhiên 6 đến giữa học kì I. - Phát hiện lệch lạc của HS trong nhận thức để điều chỉnh PPDH cho phù hợp. - Giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong thi cử. II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC: - Giáo viên: Đề thi. - HS: Bút, giấy nháp. MA TRẬN Số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao 16 12 8 4 40 Điểm 4 3 2 1 10 III. Tổ chức hoạt động kiểm tra cho học sinh: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: Mục tiêu: Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức đã học của học sinh *KTBC: không *Giới thiệu bài mới: Nhằm đánh giá kết quả học tập của chương I, hôm nay chúng ta kiểm tra 90’ 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Đề kiểm tra: Kiểm tra giữa kỳ I, năm học 2021 - 2022 Môn: KHTN6 (Lý – Hoá) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính. B. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm. C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát D. Vận hành nhà máy thuỷ điện để sản xuất điện Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trong phòng thí nghiệm. B. Lấy mẫu đất để phân loại đất trồng. C. Làm thí nghiệm để tìm ra chất mới. D. Sản xuất phân bón hoá học. Câu 3: Vật nào sau đây là vật không sống? A. Con ong B. Than củi C. Cây cam D. Vi khuẩn Câu 4: Vật thể nào là vật thể hữu sinh? A. Con mèo B. Quyển sách giáo khoa KHTN6 C. Máy bơm nước D. Ảnh con gà Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, ký hiệu cảnh báo cấm có đặc điểm gì? A. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng. B. Hình tam giác đều, viền đen, nền vàng.
  2. C. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam. D. Hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ Câu 6: Trong tự nhiên, chất nào sau đây tồn tại ở cả ba trạng thái? A. Nước B. Sắt C. Oxygen D. Cát Câu 7: Đâu là tính chất hoá học của một chất? A. Khả năng dẫn điện B. Dễ tan trong nước C. Dẻo D. Dễ cháy Câu 8: Oxygen chiếm bao nhiêu % thể tích không khí? A. 1% B. 78% C. 21% D. 49% Câu 9: Đâu là tỉ lệ đúng về thể tích các chất khí có trong không khí? A. 21% Oxygen, 78% các chất khí khác, 1% Nitrogen B. 21% Oxygen, 1% các chất khí khác, 78% Nitrogen C. 1% Oxygen, 78% Nitrogen, 21% các chất khí khác D. 21% các chất khí khác, 78% Oxygen, 1% Nitrogen Câu 10: Vật sống có những đặc điểm nào? A. Trao đổi chất; B. Sinh trưởng, phát triển; C. Sinh sản, cảm ứng, D. Tất cả các ý trên Câu 11: Bằng quan sát, ta nhận biết tính chất vật lý nào của chất? A. thể, mùi B. màu, vị C. thể, màu D. mùi, vị Câu 12: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả những ý trên. Câu 13: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể nhân tạo với vật thể tự nhiên là: A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể nhân tạo làm từ vật liệu, còn vật thể tự nhiên làm từ chất. D. vật thể tự nhiên làm từ chất có trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ chất nhân tạo. Câu 14: Nhóm nào sau đây tất cả là chất? A. Sắt, ghế nhựa, xe đạp. B. Cái kéo, cái mũ, muối ăn. C. Đường mía, muối ăn, con dao. D. Nhôm, muối ăn, đường mía. Câu 15: Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước D. Làm đục nước vôi trong (calcium hydroxide) Câu 16: Quá trình nào sau đây gọi là sự ngưng tụ? A. quá trình chất rắn chuyển thành chất lỏng. B. quá trình chất lỏng chuyển thành chất khí (hơi). C. quá trình chất khí (hơi) chuyển thành chất lỏng. D. quá trình chất lỏng chuyển thành chất rắn. Câu 17: Quá trình nào sau đây gọi là sự sôi/bay hơi? A. quá trình chất rắn chuyển thành chất lỏng. B. quá trình chất lỏng chuyển thành chất khí (hơi). C. quá trình chất khí (hơi) chuyển thành chất lỏng. D. quá trình chất lỏng chuyển thành chất rắn. Câu 18: Một phòng học có thể tích 210 m3, thể tích khí oxygen có trong phòng học là bao nhiêu? (Giả thiết oxygen chiếm 20% thể tích không khí). A. 42,0 m3 B. 35,5 m3 C. 163,3 m3 D. 50,2 m3 Câu 19: Mỗi giờ một người lớn hít/thở khoảng 0,5 m3 không khí. Trong một ngày đêm, một người lớn đã hít/thở bao nhiêu m3 không khí? A. 6 m3 B. 8 m3 C. 10 m3 D. 12 m3 Câu 20: Chất khí nào sau đây chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong không khí? A. Oxygen B. Nitrogen C. Carbon dioxide D. Hydrogen
  3. Câu 21: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là: A. kilômét(km) B. mét(m) C. đềximét(dm) D. milimét(mm) Câu 22: GHĐ và ĐCNN của thước ở hình bên dưới lần lượt là : A. 100 cm và 2 cm. B. 100 cm và 1 cm. C. 100 cm và 2,5 cm. D. 100 cm và 10 cm. Câu 23: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. Câu 24: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là: A. cân đồng hồ. B. cân tạ. C. cân roberval. D. cân tiểu li. Câu 25: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ: A. sức nặng của hộp mứt. B. thể tích của hộp mứt. C. khối lượng của mứt trong hộp mứt. D. khối lượng của cả mứt và hộp. Câu 26: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. tuần. B. ngày. C. giây. D.giờ. Câu 27: Thời gian chạy 800 m của bạn Bình là 3 phút 15 giây. Nếu bạn Bình xuất phát lúc 7 giờ 15 phút thì bạn Bình về đến đích lúc: A. 7giờ 18phút 15giây. B. 7giờ 15phút. C. 7giờ 3phút 15giây. D. 7giờ 12phút 15giây. Câu 28: Để đo nhiệt độ người ta dùng: A. cân B. nhiệt kế C. đồng hồ D. thước Câu 29: Cho hai loại nhiệt kế rượu và thủy ngân. Biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC. Khi đó, để đo nhiệt độ của nước sôi thì dùng: A. nhiệt kế thủy ngân có thể đo được. B. nhiệt kế rượu có thể đo được. C. cả hai loại nhiệt kế trên đều có thể đo được. D. cả hai loại nhiệt kế trên đều không thể đo được. Câu 30: Một hộp quả cân có các quả cân loại 2g, 5g, 10g, 50g, 200g, 200mg, 500g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 267,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào? A. 200g, 200mg, 50g, 5g, 2g, 10g B. 2g, 5g, 10g, 200g, 500mg, 50g C. 2g, 5g, 10g, 200g, 500g. D. 2g, 5g, 10g, 200mg, 500mg. Câu 31: Chất khí nào sau đây chiếm khoảng 0,03% thể tích không khí? A. Oxygen B. Nitrogen C. Carbon dioxide D. Hydrogen Câu 32: Chất khí nào sau đây của không khí là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen B. Nitrogen C. Carbon dioxide D. Hydrogen Câu 33: Nguồn năng lượng nào sau đây khi sử dụng sẽ gây ô nhiễm không khí nhiều nhất? A. Thuỷ điện. B. Nhiệt điện. C. Điện mặt trời. D. Điện gió. Câu 34: Chất khí nào sau đây được thực vật thải ra trong quá trình quang hợp? A. Hydrogen B. Nitrogen C. Carbon dioxide D. Oxygen Câu 35: Khi nào thì môi trường không khí bị xem là ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác. D. Khi tỉ lệ % các chất khí có sự biến đổi nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. Câu 36: Chất khí nào sau đây duy trì sự cháy? A. Nitrogen B. Oxygen C. Carbon dioxide D. Sulfur dioxide Câu 37: Biện pháp bảo vệ môi trường không khí nào sau đây ít tốn kém nhưng có hiệu quả ổn định và lâu dài? A. Di chuyển các nhà máy, cơ sở sản xuất ra xa khu dân cư. B. Trồng cây, gây rừng, bảo vệ rừng; tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân.
  4. C. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải gây ô nhiễm môi trường. D. Thay thế máy móc cũ, lạc hậu bằng máy móc hiện đại. Câu 38: Chất nào trong số những chất cho sau đây nén được? A. khí oxygen B. cát C. nước D. đá Câu 39: Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định là do: A. Các hạt liên kết không chặt chẽ. B. Các hạt chuyển động tự do. C. Các hạt cách xa nhau. D. Các hạt liên kết chặt chẽ. Câu 40: Chất lỏng có thể chảy loang ra trên bề mặt đĩa là do: A. Các hạt liên kết không chặt chẽ, chuyển động trượt lên nhau. B. Các hạt cách xa nhau, chuyển động tự do. C. Các hạt liên kết chặt chẽ, không có chuyển động trượt lên nhau. D. Không giải thích được. Hết ĐÁP ÁN 1.B 2.D 3.B 4.A 5.A 6.A 7.D 8.C 9.B 10.D 11.C 12.D 13.B 14.D 15.D 16.C 17.B 18.A 19.D 20.B 21.B 22.A 23.C 24.A 25.C 26.C 27.A 28.B 29.A 30.B 31.C 32.C 33.B 34.D 35.C 36.B 37.B 38.A 39.D 40.A