Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 69 trang Hàn Vy 02/03/2023 8835
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2022_2023_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 1 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ lục bát biến thể. Câu 2. Cách ngắt nhịp trong câu: “ Trâu ơi ta bảo trâu này” là: A. Nhịp 3/3. B. Nhịp 2/2/2. C. Nhịp 2/4 C. Nhịp 1/2/3. Câu 3. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh cặp câu lục bát: “ Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài trâu ăn”. A. Công. B. Đồng. C. Nông. C. Ruộng. Câu 4. Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất tình cảm của người nông dân đối với con trâu? A. Trâu ơi, trâu nảy. B. Trâu đấy. C. Trâu cày. D. Trâu ăn. Câu 5. Tại sao con trâu được xem là bạn của người nông dân? A. Vì trâu chí tính, chí nghĩa B. Vì trâu là vốn của cải của người nông dân. C. Vì con trâu là đầu cơ nghiệp. D. Vì từ xưa hình ảnh trâu cày luôn gắn bó với người nông dân. Câu 6. Nêu chủ đề của bài ca dao trên? A. Nói về con trâu với người nông dân cùng nhau ra đồng. B. Nói về con trâu với người nông dân đều không sợ lao động. C. Nói về con trâu với người nông dân đều lao động vất vả, mệt nhọc. D. Chủ đề của bài ca dao trên ca ngợi sự gắn bó, gần gũi giữa trâu và người nông dân trong cuộc sống và trong lao động. Câu 7 : Trong bài ca dao, người nông dân nói với trâu điều gì ? A. Cấy cày vốn nghiệp nông gia B. Ta đây trâu đấy ai mà quản công
  2. C. Bao giờ cây lúa cỏn bông D. Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Câu 8. Câu: “Trâu ơi ta bảo trâu này” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Hoán dụ C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc bài ca dao trên. Câu 10. Em có nhận xét gì cách gieo vần, nhịp trong bài ca dao trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm thực của mình về một chuyến đi. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nhận xét cách gieo vần: Tiếng thứ sáu câu lục vần với tiếng thứ 1,0 sáu của câu bát. Tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. - Cách ngắt nhịp: nhịp chẵn 2/2/2, 4/4. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một chuyến đi c. Kể lại về một chuyến đi HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được về một chuyến đi. - Các sự kiện chính trong một chuyến đi: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm xúc sau một chuyến đi.
  3. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 3 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: “Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè?”. “Tâu bệ hạ” - ông đáp - “Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc”. (Nguồn: https//truyen-dan-gian/yet-kieu.html) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? A. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều
  4. Câu 4. Đoạn trích trên đã kể về sự việc nào? A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu B. Chiến công phi thường của Yếu Kiêu C. Công trạng đánh giặc của Yếu Kiêu D. Tài năng xuất chúng của Yếu Kiêu Câu 5. Cụm từ “quyền cao chức trọng” có nghĩa là gì? A. Người có của ăn, của để và luôn được mọi người kính nể B. Người có chức sắc cao, quyền thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh. Câu 6. Nghĩa của từ “lo sợ” là: A. Lo lắng và có phần sợ hãi. B. Không lo lắng C. Không sợ hãi D. Vui vẻ. Câu 7. Điền vào chỗ chấm ( .): Chi tiết “cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó” của Yết Kiêu đã thể hiện tấm lòng Câu 8. Dòng nào sau đây nêu không chính xác nhất về nhân vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên. A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, thích thể hiện năng lực bản thân trước mọi người. B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. C. Yết Kiêu là người không dám đương đầu với địch, nhưng thích thể hiện tài năng bản thân trước mọi người. D. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Câu 9. Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Theo em chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 10. Từ câu nói của Yết Kiêu “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trả lời câu hỏi: Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực gì ? PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm) Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0
  5. 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 Dũng cảm 0,5 8 C 0,5 9 - Hs chỉ cần chỉ ra một chi tiết kì ảo: 1,0 + Nhờ nhặt được và nuốt mấy cái lông trâu mà sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. + Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. - Ý nghĩa: + Làm cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo; thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa. + Các chi tiết này nhằm “thần thánh hóa” năng lực chiến đấu tài giỏi của người anh hùng; tăng sự tôn kính, ngưỡng vọng với người đã được phong thần hóa thánh. 10 Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân 1,0 mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực: - Biết tự hào về lịch sử và truyền thống yêu nước của dân tộc. - Có ước mơ, khát vọng cao đẹp. - Cần phải rèn luyện phẩm chất: Dũng cảm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải. - Chăm chỉ, tự chủ, sáng tạo trong học tập II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em. c. Kể về một kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
  6. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em. . - Các sự kiện chính trong trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Bài học nhận ra sau trải nghiệm. - Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 4 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn tích: Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. [ ] Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở. – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai
  7. quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. (Con Rồng cháu Tiên Theo Nguyễn Đổng Chi Nguồn: Văn 6, tập 1, trang 6, NXB Giáo dục – 1989) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (NHẬN BIẾT) Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. (NHẬN BIẾT) Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn sau: Truyện Con Rồng cháu Tiên được kể theo ngôi kể ___ Câu 3. (NHẬN BIẾT) Câu “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.” Hãy tìm từ láy, từ ghép rồi sắp xếp các từ ấy vào ô tương ứng: TỪ LÁY TỪ GHÉP Câu 4. (THÔNG HIỂU) Việc Lạc Long Quân và Âu Cơ kết hôn có ý nghĩa gì? A. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là thần tiên đều có thể sánh duyên cùng nhau. B. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là có điều kì diệu xảy ra. C. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là những vẻ đẹp của thần tiên được hòa hợp. D. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là họ yêu nhau thực sự. Câu 5. (THÔNG HIỂU) Cho các sự việc sau: 1- Nàng Âu Cơ sinh nở kì lạ : Một bọc trứng nở ra 100 người con 2- Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ 3- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con : 50 người con theo cha xuống biển , 50 người con theo mẹ lên núi 4- Lạc Long Quân vì quen sống dưới nước bỏ Âu Cơ cùng 100 người con ở lại . Trình tự đúng của các sự việc là: A. (1) - (2) - (3) - (4). B. (1) - (3) - (2) - (4). C. (3) - (1) - (2) - (4). D. (2) - (1) - (4) - (3)
  8. Câu 6. (THÔNG HIỂU) Âu Cơ là người con gái như thế nào? A. Thùy mị, nết na. B. Tính nết hiền dịu. C. Xinh đẹp tuyệt trần. D. Người đẹp như hoa. Câu 7. (THÔNG HIỂU) Câu 9. Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì? A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác. B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu 8. (THÔNG HIỂU) Truyện Con Rồng cháu Tiên nhắc đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Yêu nước. B. Kiên cường. C. Đoàn kết. D. Cần cù sáng tạo. Câu 9. (VẬN DỤNG) Nêu một câu ca dao (tục ngữ) về ý nguyện mà cha ông ta muốn nhắn nhủ qua truyện Con Rồng cháu Tiên. Câu 10. (VẬN DỤNG) Em có cảm xúc như thế nào khi biết về nguồn gốc dân tộc Việt? II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã được học. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 Ngôi kể thứ ba 0,5 - Từ láy: trồng trọt 3 - Từ ghép: chăn nuôi, ăn ở 0,5 Đúng mỗi từ đạt 0,25 điểm. ( tối đa 0,5đ) 4 C 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 C 0,5
  9. Gợi ý: Bầu ơi thương lấy bí cùng 9 1.0 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. – Cảm xúc của mỗi người Việt Nam sau khi đọc truyền thuyết 10 “Con Rồng cháu Tiên” là niềm tự hào về dòng dõi thần tiên cao 1,0 quí. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết. c. Kể lại câu chuyện HS có thể triển khai câu chuyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Dùng ngôi thứ ba để kể. - Giới thiệu tên truyện và nêu lý do muốn kể truyện - Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 2,5 - Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự thời gian. - Sự tiếp nối của các sự việc được trình bày mạch lạc và hợp lí. - Thể hiện được các yếu tố kì ảo trong truyện. - Nêu cảm nghĩ về câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 HẾT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 5 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH NGŨ HÀNH SƠN Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất. Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ. Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.
  10. Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc. Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành 5 mảnh, biến thành 5 hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp. Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo. Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt. (Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ 2019). Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích ngũ hành sơn thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của ông cụ. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của cô gái C. Lời của nhà vua. Câu 3. Vì sao ông cụ lại cầu cứu móng rùa? A. Vì gian liều của ông cụ bị đốt cháy. B. Vì bào vệ quả trứng của Long Quân. C. Vì muốn sống sợ chết. D. Vì thấy không thể đối phó thắng nổi bọn vô lại. Câu 4. Trong câu : « Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt. » có mấy từ phức ? A. Ba từ phức. C. Hai từ phức D. Không có từ phức nào. Câu 5. Câu : «Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? A.Biện pháp tu từ nhân hoá. B.Biện pháp tu từ ẩn dụ. C.Biện pháp tu từ hoán dụ. D.Biện pháp tu từ so sánh. Câu 6. Điều gì khiến vua sai quan quân đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. A.Cô gái xinh đẹp B.Cô gái thông minh và xinh đẹp. C Cô gái xinh đẹp và có tấm lòng nhân hậu. D. Cô gái có sức mạnh kì diệu. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích ngũ hành sơn ? A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt. C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ. D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt. Câu 8. Tại sao cả hai nhân vật đều dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo ? A. Vì họ là những người nghèo khổ. B. Vì họ có tấm lòng nhân hậu và thương người. C. Vì họ là những người tiên.
  11. D. Vì họ được mọi người cưu mang và giúp đỡ. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện quả trứng trong tác phẩm? II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ đẹp. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nêu lí do dẫn đến sự xuất hiện của quả trứng. 1,0 - Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một giấc mơ đẹp c. Kể lại giấc mơ HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được giấc mơ. - Các sự kiện chính trong giấc mơ: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm giác sau khi tỉnh giấc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 6 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
  12. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Sự tích bông hoa cúc Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả. B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? A. Em bé B. Người mẹ C. Ông sư D.Bông hoa Câu 5: Em bé đã làm gì để mẹ khỏi bệnh? A.Lập tức đun thuốc chữa bệnh cho mẹ B.Em bé đi tìm thuốc cho mẹ, C.Em bé nhờ thầy lang chữa bệnh cho mẹ
  13. D.Em được ông sư cho bông hoa cúc về cứu mẹ Câu 6. Vì sao em bé xé các cánh hoa cúc ra vô số cánh nhỏ li ti? A. Vì muốn mẹ hết bệnh và sống thật lâu. B. Vì thích xé những cánh hoa. C. Vì mong cho mẹ sống thật lâu. D. Vì không thích bông hoa cúc. Câu 7. Từ « Liêu Chi » trong văn bản là từ loại gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ Câu 8: Hãy chọn một nhan đề phù hợp cho nội dung văn bản trên. A. Câu chuyện về cây thuốc nam B. Một người con hiếu thảo C. Ông nhà sư tốt bụng D. Phép màu của lòng tốt Câu 9 : Ý nghĩa của của văn bản trên muốn gởi gấm đến người đọc là gì ? Câu 10? Bản thân em phải làm gì khi được đọc văn bản Sự tích bông hoa cúc ? II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại một truyện cổ tích mà em thích. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 Phải có lòng hiếu thảo với cha mẹ giống như em bé trong câu chuyện 1,0 10 -Hiếu thảo với cha mẹ, 1,0 -Quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đau ốm II VIẾT 4,0
  14. Hình thức: 0,25 - Thể loại : Tự sự - Ngôi kể: Thứ 1. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. - Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một truyện cổ tích mà em thích. a.Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện . HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu chung của văn tự sự. b. Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo 2.5 cốt truyện đã đọc/ nghe. - Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. - Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. c. Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 7 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà lo lắng không biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về. Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. - Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi. Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ: – Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
  15. Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên: - Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên: - Cứng quá! Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào : - Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ. Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu. Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa. (Nguồn : Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Truyện Sự tích cây vú sữa thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật cậu bé . B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật người mẹ. C. Lời của cây vú sữa. Câu 3. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? A. Vì ham chơi, không nghe lời mẹ. B. Vì thích la cà, dạo chơi. C. Vì bị mẹ mắng, cậu giận mẹ. D. Vì không thích ở nhà. Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả cuộc sống khi được mẹ chăm sóc? A. Cơm no áo ấm. B. Ăn cần ở kiệm. C. Ăn đói mặc rách. D. Ăn chay nằm đất. Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của người mẹ? A. Vì cậu bé không nghe lời. B. Vì lo lắng không biết cậu bé ở đâu. C. Vì quá đau buồn và kiệt sức. D. Vì mãi trông ngóng cậu bé trở về. Câu 6. Điều gì khiến cậu bé oà lên khóc? A. Cậu đói, rét và bị bắt nạt.
  16. B. Đi lâu cậu nhớ đến mẹ. C. Lâu quá cậu mới được ăn. D. Cậu hiểu được ý câu nói của cây. Câu 7. Giải thích nào phù hợp với chi tiết: Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. A. Cậu bé về nhà không thấy mẹ. B. Cảm thấy thân cây như bàn tay mẹ. C. Nhìn thấy mặt lá đỏ hoe. D. Vì cậu không còn ai chăm sóc. Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây vú sữa? A. Khuyên nhủ con phải biết vâng lời mẹ. B. Giải thích nguồn gốc cây vú sữa. C. Phê phán việc không nghe lời mẹ. D. Sự hối hận của người con. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hoá thân thành cây xanh người mẹ trong truyện? II.VIẾT (4.0 điểm) Em hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của mình. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 B 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nêu lí do dẫn đến sự hoá thân của người mẹ. 1,0 - Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết. c. Kể lại câu chuyện HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
  17. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu truyện. - Các sự kiện chính trong truyện: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - .Suy nghĩ về câu chuyện đã kể. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 8 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đày An Tiêm ra đảo hoang. Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ khô phơi tết thành quần áo. Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống một loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “ Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo. Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về. Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay. ( Theo Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích quả dưa hấu thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Mai An Tiêm. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Nàng Ba C. Lời của vua Hùng Vương. Câu 3. Vì sao vợ chồng Mai an Tiêm bị đày ra đảo hoang? A. Vì muốn sống nơi hoang đảo. B. Vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm làm vua tức giận. C. Vì muốn khám phá thiên nhiên hoang dã. D. Vì không muốn sống phụ thuộc người khác.
  18. Câu 4. Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấu đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào khi ở trên đảo hoang? A. Không người thân, bạn bè. B. Không nhà cửa. C. Không có lương thực. D. Thiếu thốn mọi thứ. Câu 5. Qua câu chuyện, nhân vật Mai An Tiêm đã bộc lộ những phẩm chất nào? A. Giàu nghị lực, tài năng, trí tuệ. B. Giàu lòng vị tha. C. Giàu lòng nhân hậu. D. Dũng cảm đối diện với hoàn cảnh. Câu 6. Điều gì khiến vua Hùng hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về ? A. Số phận oan khuất của gia đình An Tiêm. B. Trí tuệ hơn người của gia đình An Tiêm. C. Tình cảm gắn bó của gia đình An Tiêm . D. Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của gia đình An Tiêm. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích quả dưa hấu ? A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt. C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận con người. D. Giải thích nguồn gốc quả dưa hấu. Câu 8. Câu « Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát » sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ. Câu 9. Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Truyện Sự tích quả dưa hấu muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích nhất. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5
  19. 8 C 0,5 9 Cảm nghĩ: “Sự tích dưa hấu” là một trong những truyện cổ tích 1,0 đậm đà ý vị nói về sự tích quả dưa hấu, một đặc sản về hoa trái, ngọt lành, thơm mát của quê hương đất nước ta. Sâu xa hơn, truyện còn ca ngợi bản lĩnh sống, tài trí và tinh thần lao động sáng tạo của con người Việt Nam. 10 Thông điệp: “ Chỉ có những người dám nghĩ dám làm mới mang lại 1,0 kết quả xứng đáng” II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một truyện cổ tích nà em thích nhất c. Kể về một truyện cổ tích nà em thích nhất HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được câu chuyện. - Các sự kiện chính trong giấc mơ: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm nghĩ chung vs62 câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 Hết ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 9 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: THẠCH SANH Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
  20. Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Một hôm, có người hàng rượu tên Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi, nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông. [ ] Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Truyện cổ Việt Nam Đỗ Quang Lưu kể (Theo Truyện thơ khuyết danh) Nguồn : Kể chuyện 5, trang 109, NXB Giáo dục – 1984 Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Thạch Sanh kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật bất hạnh B. Nhân vật dũng sĩ C. Nhân vật thông minh D. Nhân vật là động vật Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Thạch Sanh. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Lí Thông C. Lời của mẹ Lí Thông. Câu 3. Trong truyện Thạch Sanh, mẹ Thạch Sanh mang thai chàng trong trường hợp nào? A. Cha mẹ Thạch Sanh nghèo nhưng tốt bụng, được Ngọc Hoàng thương tình sai thái tử xuống đầu thai làm con. B. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa, từ đó bà mang thai. C. Người mẹ ra đồng thấy một bàn chân to liền ướm thử và mang thai. D. Người mẹ nằm mộng thấy một vị tiên gõ đôi đũa thần vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai. Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng tình cảnh của Thạch Sanh khi chị dâu nhầm lẫn?
  21. A. Ba mặt một lời. B. Một mất mười ngờ. C. Tứ cố vô thân. D. Tình ngay lí gian. Câu 5. Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh? A. Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh. B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh. C. Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích. B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh. Câu 6. Trong truyện Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông là người như thế nào? A. Là người nông dân chất phát, thật thà nhưng tốt bụng. B. Là người ti tiện, bủn xỉn, chỉ muốn lấy của người khác, C. Là người gian xảo, có lòng dạ nham hiểm và độc ác. D. Là người có phép thuật và thường xuyên sử dụng phép thuật ấy để làm hại người khác. Câu 7. Thạch Sanh đã nhận được báu vật gì sau khi giết chết chằn tinh? A. Một cây đàn thần. B. Một bộ cung tên bằng vàng C. Một cái niêu cơm thần. D. Một cây búa thần. Câu 8. Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì? A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên B. Đấu tranh chống xâm lược C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội D. Đấu tranh giữa thiện và ác Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Chi tiết “niêu cơm thần” trong truyện có ý nghĩa gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm của bản thân. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5
  22. 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người cũng không thể ăn hết 1,0 được. - Niêu cơm đãi quân sĩ thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm của bản thân. c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Mở bài: 2.5 - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. - Dẫn dắt chuyển ý, hấp dẫn với người đọc. + Thân bài: - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí rõ ràng. - Kết hợp kể và tả. + Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 10 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH CÂY KHẾ Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai người cùng lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc, đều trút cả cho hai vợ chồng người em. Hai vợ chồng người em thức khuya dậy sớm, lại cố gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn trước, nên đến mùa, được bội thu. Thấy thế, người anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng. Ra ở riêng với vợ, người em được người anh chia cho có một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng người em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê. Còn người anh có bao nhiêu ruộng nương đều cho
  23. làm rẽ, để ngồi không hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho em là ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa. Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm, hai vợ chồng đã chăm bón và bắt sâu, đuổi kiến cho cây khế, nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vườn nhỏ bé, quả lúc lỉu cả ở những cành là sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay được. Một buổi sáng, hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như có người đang trèo. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng. Hai vợ chồng đứng dưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái quả. Từ đấy, cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế, thì đã lại thấy chim ở trên cây rồi. Thấy có người, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu, rồi mới vỗ cánh bay đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vợi hẳn quả. Một hôm, đứng đợi cho chim ăn xong, người vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim: “Chim ơi, chim ăn như thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim ạ!”. Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng! May túi ba gang, đem đi mà đựng”. Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi. Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như thế, nhắc lại cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một, nên càng suy nghĩ, phân vân. Nhưng rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Người vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng một cái túi, ngang dọc đúng ba gang. Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim, bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc; lúc bay thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông, sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên lưng chim thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ Thốt nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc, phản chiếu ánh sáng rực rỡ, anh chưa từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung quanh đảo như muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các ngọn đá, lắm lúc anh tưởng như mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến trước mặt cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Ðặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một mống chim sâu. Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh đã thấy toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các mầu; có thứ xanh như mắt mèo, có thứ đỏ ối như mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều như sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang, rồi trèo lên lưng chim, ra hiệu cho chim bay về. Chim tỏ vẻ vui mừng, gật gật cái đầu, vươn cổ kêu vài tiếng, rồi vỗ cánh bay lên trời xanh, bay qua biển, qua rừng, qua núi. Mặt trời mới vừa đứng bóng, chim đã hạ cánh xuống cái vườn nhỏ có cây khế ngọt. Người vợ thấy chồng về bình yên, mừng rỡ vô cùng, chạy ra vuốt lông chim, tỏ ý cảm ơn, ra hiệu mời chim bay lên cây khế giải khát. Chim bay lên cây khế ăn một lúc, rồi kêu ba tiếng như chào vợ chồng người nông dân, rồi bay đi. Từ đấy, lâu lâu chim mới lại đến ăn khế. Tiếng đồn hai vợ chồng người em thốt nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, người anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo người em không chịu đổi, không ngờ người em vui vẻ ưng thuận ngay. Hai vợ chồng người anh mừng rỡ như mở cờ trong bụng, lập tức giao hết tài sản của mình cho em, và sáng hôm sau dọn ngay đến ở túp lều tranh trên mảnh vườn nhỏ có cây khế ngọt. đến ở mảnh vườn chật hẹp, hai vợ chồng người anh không làm việc gì cả. Còn được ít tiền hai vợ chồng đem tiêu dần, cả ngày chỉ nằm khểnh ngoài hè, hí hửng nhìn lên cây khế, chờ chim bay đến. Một
  24. buổi sáng, có một luồng gió mạnh tạt vào nhà, rồi hai vợ chồng thấy ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra sân, vội nhìn lên cây thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. Chim mới ăn vài quả, hai vợ chồng đã tru tréo lên: “Cả nhà chúng tôi trông vào có cây khế, bây giờ chim ăn tào ăn huyệt như thế thì chúng tôi còn trông cậy vào đâu!”. Chim liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng”; rồi chim bay vụt đi. Hai vợ chồng người anh mừng quá, cuống quýt vái theo chim, rồi bàn nhau may túi, cãi cọ om sòm. Mới đầu, hai người định may thật nhiều túi, sau lại sợ chim không đưa đi, nên rút cục cũng chỉ may một cái túi như người em, nhưng may to gấp ba, mỗi chiều chín gang, thành một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống sân trước túp lều tranh. Người anh đang ăn, thấy chim bay đến, bỏ cả ăn hấp tấp chạy ra, tay xách cái túi lớn trèo tót lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi qua biển cả, rồi cũng hạ cánh xuống cái đảo khi trước. Trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt về những ánh ngũ sắc ở các loại kim cương và ngọc quý chiếu ra. Ðến khi vào hang, người anh lại càng mê mẩn tâm thần, quên cả đói cả khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, lại buộc đầu ống quần và tay áo cho thật chặt rồi nhồi nhét đầy cả hai tay áo và hai ống quần, đến nỗi nặng quá, chàng ta cố kéo lê từng bước mà vẫn chưa ra được khỏi hang. Chim đợi lâu quá, chốc chốc lại kêu lên vài tiếng vang cả đảo, thúc giục anh chàng ra về. Mãi gần chiều, anh ta mới kéo được cái tay nải đầy vàng và kim cương đến chỗ chim đang đợi. Muốn cho khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dưới cánh chim, rồi lấy dây thừng buộc chặt tay nải vào lưng chim và vào cổ mình. Chim vỗ cánh bay lên, nhưng vì nặng quá, mới bay lên khỏi mặt đất một ít lại sa xuống. Sau chim cố gắng đạp hai chân thật mạnh xuống đất, vươn cổ bay bổng lên. Anh chàng ngồi trên lưng chim khấp khởi mừng thầm, cho là chỉ trong giây phút mình sẽ về đến nhà, sẽ có nhà cao cửa rộng, vườn ruộng khắp nơi, tiêu pha hết đời thật hoang toàng cũng không hết của. Lúc ấy, chim đã bay trên biển cả. Trời trở gió, những con sóng xám xì cất cao lên bằng mấy nóc nhà. Chim bay ngược gió rất là nhọc mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần. Túi vàng lớn thốt nhiên bị gió hất mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh, đâm bổ từ lưng trời xuống biển. Chỉ trong chớp mắt, người anh bị sóng cuốn đi, cái túi lớn và những ống quần, tay áo chứa đầy vàng và châu báu dìm anh ta rất mau xuống đáy biển.Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh một lúc, rồi chim lại vùng lên khỏi mặt nước, bay về núi, về rừng. (Theo Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr209-211.) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích cây khế thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Nhân vật người anh. B. Người kể chuyện. C. Nhân vật người em. C. Con chim. Câu 3. Từ khi có vợ, người anh thay đổi như thế nào? A. Chăm chỉ hơn. B. Lười biếng. C. Tính tình cục cằn. D. Tham lam. Câu 4. Chim thần hứa:“Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng” với vợ chồng người em được lặp lại mấy lần? A. Một lần. B. Hai lần.
  25. C. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 5. Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện mình là người: A. dại dột. B. khao khát giàu sang. C. ham được đi đây đi đó. D. trung thực. Câu 6. Khi thấy em trở nên giàu có, người anh đã làm gì? A. Đòi người em cho mình cây khế. B. Bí mật giăng bắt chim thần. C. Gạ đổi gia sản để lấy túp lều và cây khế. D. Chặt cây khế đi. Câu 7. Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của: A. Sự tham lam. B. Thời tiết không thuận lợi. C. Sự trả thù của chim. D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá. Câu 7. Đâu không phải là ý nghĩa câu chuyện Sự tích cây khế? A. Thể hiện ước mơ cuả nhân dân về người anh hùng. B. Phê phán người tham lam, kẻ ác. C. Ca ngợi người hiền lành, nhân hậu. D. Thể hiện ước mơ cuả nhân dân về sự công bằng. Câu 8. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng với ý nghĩa có thể được rút ra từ Sự tích cây khế? A. Tham một miếng, tiếng cả đời. B. Tham một bát bỏ cả mâm. C. Tham thì thâm. D. Tham vàng bỏ ngãi. Câu 9. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này? Câu 10. Em thích nhất chi tiết nào trong truyện Sự tích cây khế?Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ đẹp. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5
  26. 6 C 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 * HS nêu được cụ thể bài học 1,0 Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. 10 - HS nêu chi tiết thích nhất trong truyện Sự tích cây khế. 0,5 - Giải thích lí do thích. 0,5 (Gợi ý: Em thích nhất chi tiết con chim cất lời đáp trả người em, vì điều đó cho thấy sự ân tình, ân nghĩa trong con vật và cũng chứa đựng nhiều màu sắc thần kì.) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một giấc mơ đẹp c. Kể lại giấc mơ HS có thể kể lại diễn biến về một giấc mơ của mình theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được giấc mơ. - Các sự kiện chính trong giấc mơ: bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Cảm giác sau khi tỉnh giấc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
  27. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 11 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH CÂY KHẾ Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai người cùng lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc, đều trút cả cho hai vợ chồng người em. Hai vợ chồng người em thức khuya dậy sớm, lại cố gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn trước, nên đến mùa, được bội thu. Thấy thế, người anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng. Ra ở riêng với vợ, người em được người anh chia cho có một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng người em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê. Còn người anh có bao nhiêu ruộng nương đều cho làm rẽ, để ngồi không hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho em là ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa. Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm, hai vợ chồng đã chăm bón và bắt sâu, đuổi kiến cho cây khế, nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vườn nhỏ bé, quả lúc lỉu cả ở những cành là sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay được. Một buổi sáng, hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như có người đang trèo. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng. Hai vợ chồng đứng dưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái quả. Từ đấy, cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế, thì đã lại thấy chim ở trên cây rồi. Thấy có người, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu, rồi mới vỗ cánh bay đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vợi hẳn quả. Một hôm, đứng đợi cho chim ăn xong, người vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim: “Chim ơi, chim ăn như thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim ạ!”. Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng! May túi ba gang, đem đi mà đựng”. Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi. Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như thế, nhắc lại cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một, nên càng suy nghĩ, phân vân. Nhưng rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Người vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng một cái túi, ngang dọc đúng ba gang. Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim, bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc; lúc bay thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông, sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên lưng chim thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ Thốt nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc, phản chiếu ánh sáng rực rỡ, anh chưa từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung quanh đảo như muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các ngọn đá, lắm lúc anh tưởng như mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến
  28. trước mặt cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Ðặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một mống chim sâu. Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh đã thấy toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các mầu; có thứ xanh như mắt mèo, có thứ đỏ ối như mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều như sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang, rồi trèo lên lưng chim, ra hiệu cho chim bay về. Chim tỏ vẻ vui mừng, gật gật cái đầu, vươn cổ kêu vài tiếng, rồi vỗ cánh bay lên trời xanh, bay qua biển, qua rừng, qua núi. Mặt trời mới vừa đứng bóng, chim đã hạ cánh xuống cái vườn nhỏ có cây khế ngọt. Người vợ thấy chồng về bình yên, mừng rỡ vô cùng, chạy ra vuốt lông chim, tỏ ý cảm ơn, ra hiệu mời chim bay lên cây khế giải khát. Chim bay lên cây khế ăn một lúc, rồi kêu ba tiếng như chào vợ chồng người nông dân, rồi bay đi. Từ đấy, lâu lâu chim mới lại đến ăn khế. Tiếng đồn hai vợ chồng người em thốt nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, người anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo người em không chịu đổi, không ngờ người em vui vẻ ưng thuận ngay. Hai vợ chồng người anh mừng rỡ như mở cờ trong bụng, lập tức giao hết tài sản của mình cho em, và sáng hôm sau dọn ngay đến ở túp lều tranh trên mảnh vườn nhỏ có cây khế ngọt. đến ở mảnh vườn chật hẹp, hai vợ chồng người anh không làm việc gì cả. Còn được ít tiền hai vợ chồng đem tiêu dần, cả ngày chỉ nằm khểnh ngoài hè, hí hửng nhìn lên cây khế, chờ chim bay đến. Một buổi sáng, có một luồng gió mạnh tạt vào nhà, rồi hai vợ chồng thấy ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra sân, vội nhìn lên cây thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. Chim mới ăn vài quả, hai vợ chồng đã tru tréo lên: “Cả nhà chúng tôi trông vào có cây khế, bây giờ chim ăn tào ăn huyệt như thế thì chúng tôi còn trông cậy vào đâu!”. Chim liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng”; rồi chim bay vụt đi. Hai vợ chồng người anh mừng quá, cuống quýt vái theo chim, rồi bàn nhau may túi, cãi cọ om sòm. Mới đầu, hai người định may thật nhiều túi, sau lại sợ chim không đưa đi, nên rút cục cũng chỉ may một cái túi như người em, nhưng may to gấp ba, mỗi chiều chín gang, thành một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống sân trước túp lều tranh. Người anh đang ăn, thấy chim bay đến, bỏ cả ăn hấp tấp chạy ra, tay xách cái túi lớn trèo tót lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi qua biển cả, rồi cũng hạ cánh xuống cái đảo khi trước. Trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt về những ánh ngũ sắc ở các loại kim cương và ngọc quý chiếu ra. Ðến khi vào hang, người anh lại càng mê mẩn tâm thần, quên cả đói cả khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, lại buộc đầu ống quần và tay áo cho thật chặt rồi nhồi nhét đầy cả hai tay áo và hai ống quần, đến nỗi nặng quá, chàng ta cố kéo lê từng bước mà vẫn chưa ra được khỏi hang. Chim đợi lâu quá, chốc chốc lại kêu lên vài tiếng vang cả đảo, thúc giục anh chàng ra về. Mãi gần chiều, anh ta mới kéo được cái tay nải đầy vàng và kim cương đến chỗ chim đang đợi. Muốn cho khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dưới cánh chim, rồi lấy dây thừng buộc chặt tay nải vào lưng chim và vào cổ mình. Chim vỗ cánh bay lên, nhưng vì nặng quá, mới bay lên khỏi mặt đất một ít lại sa xuống. Sau chim cố gắng đạp hai chân thật mạnh xuống đất, vươn cổ bay bổng lên. Anh chàng ngồi trên lưng chim khấp khởi mừng thầm, cho là chỉ trong giây phút mình sẽ về đến nhà, sẽ có nhà cao cửa rộng, vườn ruộng khắp nơi, tiêu pha hết đời thật hoang toàng cũng không hết của. Lúc ấy, chim đã bay trên biển cả. Trời trở gió, những con sóng xám xì cất cao lên bằng mấy nóc nhà. Chim bay ngược gió rất là nhọc mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần. Túi vàng lớn thốt nhiên bị gió hất mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh, đâm bổ từ lưng trời xuống biển. Chỉ trong chớp mắt, người anh bị sóng cuốn đi, cái túi lớn và những ống quần, tay áo chứa đầy vàng và châu
  29. báu dìm anh ta rất mau xuống đáy biển.Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh một lúc, rồi chim lại vùng lên khỏi mặt nước, bay về núi, về rừng. (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích cây khế thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật người anh. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật người em. C. Lời của con chim. Câu 3. Từ khi có vợ, người anh thay đổi như thế nào? A. Trở nên chăm chỉ hơn. B. Trở nên lười biếng. C. Tính tình cục cằn. D. Trở nên tham lam. Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng với ý nghĩa có thể được rút ra từ Sự tích cây khế? A. Tham một miếng, tiếng cả đời. B. Tham một bát bỏ cả mâm. C. Tham thì thâm. D. Tham vàng bỏ ngãi. Câu 5. Chim thần hứa gì với vợ chồng người em? A. Chim thần hứa sẽ đem về cho vợ chồng người em một hạt giống quý. B. Chim thần hứa:“Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. C. Chim thần hứa chỉ bay đến đậu trên cành. D. Chim thần không hứa gì với vợ chồng người em. Câu 6. Chim thần hứa:“Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng” với vợ chồng người em được lặp lại mấy lần? A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 7. Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của: A. Sự tham lam. B. Thời tiết không thuận lợi. C. Sự trả thù của chim. D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá. Câu 8. Sự tích cây khế muốn nói với chúng ta điều gì? A. Kẻ xấu xa, tham lam vẫn sẽ gặp điều tốt lành . B. Thể hiện ước mơ về sự công bằng. C. Gieo gió ắt sẽ gặp bão. D. Ai chăm chỉ, tốt bụng sẽ gặp được điều tốt lành; những kẻ xấu xa, tham lam sẽ tự gây họa cho bản thân. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Em có nhận xét gì về sự đối lập hành động với nhau của mỗi nhân vật trong tác phẩm?
  30. II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ đẹp. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nhận xét về sự đối lập về hành động của hai nhân vật: 1,0 + Nhân vật người anh trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ. + Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện - Đánh giá ý nghĩa vể sự đối lập hành động của hai nhân vật II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một giấc mơ đẹp c. Kể lại giấc mơ HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được giấc mơ. - Các sự kiện chính trong giấc mơ: bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Cảm giác sau khi tỉnh giấc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 12 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
  31. Đọc đoạn ngữ liệu sau: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc,1999) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng? A. 6-8 B. 7-7 C. 6-6 D. 8-8 Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên? A. Song thất lục bát B. Tự do. C. Lục bát D. Tám chữ Câu 3. Hai câu thơ cuối thể hiện tình cảm gì của người viết đối với thầy? A. Nhớ thầy. B. Biết ơn thầy. C. Kính trọng thầy. D. Tất cả đều đúng. Câu 4. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ ? A. Bâng khuâng, sông xa. B. Rào rào, trăng thở. C. Tiếng thơ, rào rào. D. Bâng khuâng, rào rào. Câu 5. Chỉ ra các vần được gieo trong 2 câu thơ cuối A. ngày-cây B. rồi-ngồi C. xa-bà D. thầy-thầy Câu 6. Tiếng thơ của thầy đã khơi gợi trong lòng cậu học trò những tình cảm gì? A. Tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương. B. Tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tình thầy trò. C. Tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình thầy trò. D. Tình cảm với cha mẹ, tình yêu quê hương, tình thầy trò Câu 7. Tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong hai câu thơ đầu là gì? A. Làm cho bức tranh thiên nhiên quanh nhà trở nên sinh động khi nghe tiếng thơ của thầy. B. Làm cho hình ảnh người thầy trở nên gần gũi, thân thương. C. Gây ấn tượng về tình cảm của người viết dành cho người bà D. Làm nổi bật tình cảm biết ơn của người viết dành cho thầy. Câu 8. Hình ảnh quê hương hiện lên như thế nào khi thầy đọc thơ? A. Hùng vĩ, giàu đẹp. B. Rực rỡ, tráng lệ. C. Tươi đẹp, gần gũi, bình dị.
  32. D. Rực rỡ, tươi tắn, hùng vĩ. Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, em hãy đặt 01 câu văn bày tỏ tình cảm của em với thầy/cô giáo. Câu 10. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình thầy trò (không quá 5 dòng). II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích bằng lời văn của mình, Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 - Hình thức: viết câu đúng ngữ pháp 1,0 - Nội dung: thể hiện được tình cảm yêu quý/biết ơn/ kính trọng, 10 - Thầy cô mang đến tri thức, kỹ năng, 1,0 - Yêu quý, kính trọng, biết ơn, II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 Mở bài, Thân bài, Kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một truyền thuyết mà em yêu thích c. Kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích 2.5 HS cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba - Giới thiệu được nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Kể lại các sự việc đã xảy ra trong truyền thuyết theo đúng trình tự thời gian: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Ý nghĩa của truyền thuyết đối với bản thân em. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 13 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
  33. “Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè?”. “Tâu bệ hạ” - ông đáp - “Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc”. (Nguồn: https//truyen-dan-gian/yet-kieu.html) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? A. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 4. Đoạn trích trên đã kể về sự việc nào? A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu B. Chiến công phi thường của Yếu Kiêu C. Công trạng đánh giặc của Yếu Kiêu D. Tài năng xuất chúng của Yếu Kiêu Câu 5. Cụm từ“quyền cao chức trọng”có nghĩa là gì? A. Người có của ăn, của để và luôn được mọi người kính nể B. Người có chức sắc cao, quyền thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh. Câu 6. Nghĩa của từ “lo sợ”là: A. Lo lắng và có phần sợ hãi. B. Không lo lắng C. Không sợ hãi D. Vui vẻ. Câu 7.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm ( .): Chi tiết “cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó” của Yết Kiêu đã thể hiện tấm lòng A. Yêu nước. B. Vị tha C. Dũng cảm D. Thương người
  34. Câu 8. Dòng nào nêu chính xác nhất về nhân vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên? A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, thích thể hiện năng lực bản thân trước mọi người. B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. C. Yết Kiêu là người không một ai dám đương địch, nhưng không thích thể hiện tài năng bản thân trước mọi người. D. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Câu 9. Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa gì? Câu 10. Từ đoạn trích trên, em thấy mình cần phải làm gì để giúp ích cho cộng đồng? PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm) Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Câu Nội dung Điểm PHẦN I. ĐỌC HIỂU 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 D 0,5 9 - Hs chỉ cần chỉ ra một trong các chi tiết kì ảo sau: + Nhờ nhặt được và nuốt mấy cái lông trâu mà sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. + Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất 1,0 liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. - Ý nghĩa: + Làm cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo; thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa.
  35. + Các chi tiết này nhằm “thần thánh hóa” năng lực chiến đấu tài giỏi của người anh hùng; tăng sự tôn kính, ngưỡng vọng với người đã được phong thần hóa thánh. 10 Để giúp ích cho cộng đồng, em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực: - Biết tự hào về lịch sử và truyền thống yêu nước của dân tộc. - Có ước mơ, khát vọng cao đẹp. 1,0 - Cần phải rèn luyện phẩm chất: Dũng cảm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải. - Chăm chỉ, tự chủ, sáng tạo trong học tập (HS có thể diễn đạt khác nếu phù hợp vẫn cho trọn điểm) PHẦN II. VIẾT VĂN VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về trải nghiệm đáng nhớ với người thân. c. Kể về trải nghiệm đáng nhớ với người thân 2.5 Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em. – Lý do xuất hiện trải nghiệm. – Diễn biến của trải nghiệm: + Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm. + Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười + Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ + Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn – Bài học nhận ra sau trải nghiệm. – Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 14 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
  36. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂY TRE TRĂM ĐỐT Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nông thôn hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê, cuốc mướn cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này vì muốn lợi dụng chàng trai, làm việc khỏi trả tiền nên đã hứa: "Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho”. Không nghi ngờ gì, anh chàng ra sức làm việc không quản khó nhọc. Thế nhưng, ba năm sau, ông phú hộ không còn nghĩ gì đến lời hứa khi xưa nữa, ông trở mặt, định đem gả con gái cho một phú hộ giàu có khác ở trong làng. Ông ra điều kiện với chàng trai rằng: “Mày muốn lấy con gái của tao thì phải lên rừng, tìm ngay cho tao một cây tre có trăm đốt để làm nhà cưới vợ, thì tao mới gả con gái tao cho mày”. Vì tình yêu, anh chàng đành nghe theo lời ông phú hộ, vác dao đi rừng, quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm hoài, tìm mãi chẳng ra, anh chàng tủi thân ngồi ôm mặt khóc. Bỗng có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc, nét mặt hiền hòa, hiện ra hỏi: -“Tại sao con khóc?”. Anh chàng đem kể đầu đuôi sự tình cho ông cụ nghe, ông nghe xong, bảo anh rằng: -“Con hãy đi chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi đọc câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập đủ ba lần thì một trăm khúc tre sẽ tự động kết nối với nhau thành một cây tre đủ trăm đốt”. Làm theo lời ông lão dặn, ngay lập tức một cây tre trăm đốt hiện ra trước mắt anh. Mừng rỡ quá, anh định vác cây tre về, nhưng vì vướng víu quá nên không mang đi được. Ông lão liền bảo anh hãy đọc: “Khắc xuất, khắc xuất đúng ba lần thì cây tre trăm đốt sẽ tách ra thành từng khúc như ban đầu”. Chàng trai bó các khúc tre lại, gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, chuẩn bị rước dâu, anh chàng mới hay rằng mình đã bị lừa. Anh không nói gì, đợi đến lúc nhà trai đốt pháo cưới, anh đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” bỗng hóa ra một cây tre trăm đốt, anh chàng gọi ông phú hộ đến bảo là đã tìm ra được và đòi gả con gái cho anh. Không tin vào mắt mình, ông phú hộ sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre. Thấy vậy, ông phú hộ sợ quá nên đồng ý giữ lời hứa gả con gái cho, anh bèn đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho cha vợ của mình. Cuối cùng, anh nông dân và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc trọn đời.
  37. ( Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Cây tre trăm đốt thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Khoai. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật phú ông. C. Lời của ông lão. Câu 3. Câu: “Không tin vào mắt mình, ông phú hộ sờ tay vào cây đếm từng khúc tre.” có bao nhiêu từ ghép? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 4. Vì sao phú ông hứa gả con gái cho anh Khoai? A. Vì anh là một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh. B. Vì muốn lợi dụng anh làm việc khỏi trả tiền. C. Vì thương bản tính hiền lành của anh. D. Vì thương hoàn cảnh nghèo khó của anh Câu 5. Tại sao ông lão giúp anh Khoai? A. Vì anh là người hiền lành, lương thiện. B. Vì muốn trị tội vợ chồng phú ông. C. Vì muốn giúp anh cưới được vợ. D. Vì muốn giúp anh trả thù phú ông. Câu 6. Vì sao Phú ông bảo anh Khoai lên rừng tìm được cây tre trăm đốt mới gả con gái cho? A. Vì sự tham lam của phú ông. B. Phú ông trở mặt, không giữ lời hứa. C. Phú ông thử thách anh Khoai. D. Phú ông muốn tìm giống tre quý. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Cây tre trăm đốt ? A. Nhắc nhở con người sống phải nhân hậu, lương thiện. B. Ca ngợi sự quan tâm, giúp đỡ của con người với nhau. C. Thể hiện sự cảm thông cho số phận người nông dân nghèo. D. Giải thích nguồn gốc cây tre. Câu 8. Chi tiết phú ông bị dính luôn vào cây tre khi anh Khoai đọc khắc nhập, khắc nhập thể hiện điều gì? A. Phú ông muốn được nhập vào cây tre. B. Anh Khoai trừng trị phú ông. C. Chứng minh phú ông là kẻ tham lam. D. Hậu quả phú ông phải nhận lấy khi không giữ lời hứa. Câu 9. Em tâm đắc bài học gì từ câu chuyện trên? Câu 10. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh Khoai. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết mà em biết (Truyện truyền thuyết ngoài các truyện đã học trong chương trình). Hết
  38. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nêu được suy nghĩ của bản thân về nhân vật. 1,0 - Biết đánh giá và rút ra phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một truyện truyền thuyết ngoài chương trình c. Kể về một truyện truyền thuyết ngoài chương trình HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba. 2.5 - Giới thiệu được truyện. - Các sự việc chính trong truyện: bắt đầu – diễn biến – kết thúc ( theo trình tự thời gian – không gian). - Ý nghĩa rút ra từ truyện. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I-ĐỀ 15 Môn :Ngữ văn 6 I.ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) Đọc văn bản sau:
  39. “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, hãy hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó.Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được từng đấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.” (Sự tích hoa cúc trắng,Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên) Thực hiện các yêu cầu Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên. A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai C. Ngôi kể thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 2. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? A. Ông lão B. Cô bé C. Người mẹ D. Bông hoa Câu 3. Từ “ buồn bã” trong câu “Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.” là từ láy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4.Chỉ ra cụm tính từ trong câu văn sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát.” A. Ngày xưa B. Một cô bé C. Vô cùng hiếu thảo D. Túp lều tranh dột nát Câu 5.Cô bé khóc vì lí do gì? A. Vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ B. Vì thương mẹ C. Vì lo lắng, sợ mẹ chết đi. D.Tất cả các lí do trên.
  40. Câu 6. Ông lão đã khuyên cô bé điều gì? A. Đi tìm thuốc chữa bệnh. B. Khuyên cô bé đừng khóc. C.Hãy vào rừng hái một bông hoa trên cây cổ thụ. D.Cô bé nên tìm người chữa bệnh cho mẹ. Câu 7.Cô bé trong truyện là cô bé có tấm lòng như thế nào? A. Hiếu thảo B.Thương người C. Nhân ái D. Dũng cảm Câu 8. Câu văn “Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được từng đấy năm.”có sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Hoán dụ D.Điệp từ Câu 9. Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm tới người đọc là gì? Câu 10. Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ? II.VIẾT ( 4.0 điểm) Hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5
  41. 9 Bài học: Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu 1,0 thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống. 10 Nêu được một số hành động của bản thân thể hiện lòng hiếu 1,0 thảo: + Giúp đỡ bố mẹ các việc nhà mà trong khả năng của mình + khi mẹ mệt thì hỏi han mẹ + nhổ tóc trắng cho bố II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một câu chuyện cổ tích. c. Kể lại một câu chuyện cổ tích. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ ba. 2.5 - Giới thiệu câu chuyện - Trình bày: nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc. - Các sự việc được kể theo trình tự thời gian. - Kể được các yếu tố kì ảo. - Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I-ĐỀ 16 Môn :Ngữ văn 6 I.ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1-10) “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :
  42. - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, hãy hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó.Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được từng đấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.” (Sự tích hoa cúc trắng,Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên) Câu 1. Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên. A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai C. Ngôi kể thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 2. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? A. Ông lão B. Cô bé C. Người mẹ D. Bông hoa Câu 3. Từ “ buồn bã” trong câu “Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.” là từ láy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4.Xác định cụm tính từ có trong câu văn sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát.” A. Ngày xưa có một cô bé. B. sống cùng với mẹ. C. Vô cùng hiếu thảo . D. Túp lều tranh dột nát. Câu 5.Cô bé khóc vì lí do gì? A. Vì bị mẹ mắng. B. Vì nhà quá nghèo. C. Vì lo lắng cho mẹ. D. Vì bị lạc trong rừng. Câu 6.Ông lão kêu cô bé vào rừng để làm gì? C. Đi hái một bông hoa. D. Đi hái một quả táo. C. Đi đốn một bó củi khô. D. Đi tìm người chữa bệnh.
  43. Câu 7.Cô bé trong truyện là cô bé có tấm lòng như thế nào? A. Trung thực. B. Hiếu thảo. C. Nhân ái. D. Dũng cảm. Câu 8. Đoạn văn“Nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé? A. Thất vọng. B. Ngạc nhiên. C. Nghi ngờ. D. Lo lắng. Câu 9. Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm tới người đọc là gì? Câu 10. Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ? II.VIẾT ( 4.0 điểm) Hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 Nêu được một số hành động của bản thân thể hiện lòng hiếu 1,0 thảo:
  44. + Giúp đỡ bố mẹ các việc nhà mà trong khả năng của mình + khi mẹ mệt thì hỏi han mẹ + nhổ tóc trắng cho bố II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một câu chuyện cổ tích. c. Kể lại một câu chuyện cổ tích. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ ba. 2.5 - Giới thiệu câu chuyện - Trình bày: nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc. - Các sự việc được kể theo trình tự thời gian. - Kể được các yếu tố kì ảo. - Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 17 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Một hôm, Lợn bố và Lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi Lợn mẹ căn dặn Lợn con rất cẩn thận: “Con ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng không được mở cửa”. Lợn bố và Lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không, tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”. Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn. Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ điện nhà bác bị hỏng, tôi đến sửa”. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. “Tôi là người vận chuyện đồ. Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa.
  45. Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. Nghĩ vậy, Lợn con bèn chạy ra mở cửa. Vừa lúc đó, Sói nhanh tay vồ lấy Lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”. Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác. (Lợn con không biết nghe lời ,theo ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện “Lợn con không biết nghe lời” thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba. Câu 3. Trạng ngữ trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho câu: “Một hôm, lợn bố và lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài”. A. Thời gian B. Nơi chốn C. Nguyên nhân D. Mục đích Câu 4. Tại sao Lợn con lại mở cửa khi nghe Sói gọi? A. Vì nghe lời mẹ. B. Vì mê nhận quà. C. Vì sợ Sói. Câu 5. Những đặc điểm nào của nhân vật Lợn con giống đặc điểm của con người ? A. Biết xưng hô B. Biết suy nghĩ C. Biết hành động D. Cả ba đáp án trên Câu 6. Điều gì khiến Lợn con hối hận? A. Vì không cảnh giác B. Vì không ngoan C. Vì sự hiếu kỳ D. Vì nghe lời mẹ Câu 7. Câu văn nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật Lợn con ?
  46. A. Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. B. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. C.Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. D. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác. Câu 8. Dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản trên có tác dụng gì ? A. Dùng để chú thích, làm rõ vấn đề. B. Dùng để liệt kê các ý. C. Dùng ngăn cách các vế câu ghép. D. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 9. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì ? Câu 10. Nếu rơi vào hoàn cảnh như nhân vật Lợn con thì em sẽ giải quyết như thế nào? II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ đẹp. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 D 0,5 9 - Học sinh nêu được: 1,0 + Việc không nghe lời cha mẹ sẽ dẫn đến hậu quả lớn. + Phải vâng lời người lớn : ông bà, cha mẹ, anh chị + Cẩn trọng và nói không với những món quà từ người lạ + Thật cảnh giác khi không có người lớn ở nhà
  47. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm. - Học sinh diễn đạt nhiều cách khác nhau, đúng ý nào, ghi điểm ý đó, cứ 1 ý: 0,25 điểm. 10 - Học sinh có thể trả lời: 1,0 + Nghe lời mẹ dặn : “Không mở cửa cho người lạ khi mẹ vắng nhà” + Không thích quà của người lạ nên không mở cửa + Gọi điện hỏi cha mẹ xem người lạ đó là ai và không mở cửa khi cha mẹ chưa cho phép Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng 2/3 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1/3 ý: 0,5 điểm. - Học sinh diễn đạt nhiều cách khác nhau, đúng ý nào ghi điểm ý đó. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một giấc mơ đẹp c. Kể lại giấc mơ HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được giấc mơ. - Các sự kiện chính trong giấc mơ: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm giác sau khi tỉnh giấc. - Vận dụng cách dùng từ, đặt câu để tạo lập bài văn d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
  48. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 18 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ lục bát biến thể. Câu 2. Cách ngắt nhịp trong câu: “ Trâu ơi ta bảo trâu này” là: A. Nhịp 3/3. B. Nhịp 2/2/2. C. Nhịp 2/4 C. Nhịp 1/2/3. Câu 3. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh cặp câu lục bát: “ Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài trâu ăn”. A. Công. B. Đồng. C. Nông. C. Ruộng. Câu 4. Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất tình cảm của người nông dân đối với con trâu? A. Trâu ơi, trâu nảy. B. Trâu đấy. C. Trâu cày. D. Trâu ăn. Câu 5. Tại sao con trâu được xem là bạn của người nông dân? A. Vì trâu chí tính, chí nghĩa B. Vì trâu là vốn của cải của người nông dân. C. Vì con trâu là đầu cơ nghiệp. D. Vì từ xưa hình ảnh trâu cày luôn gắn bó với người nông dân. Câu 6. Nêu chủ đề của bài ca dao trên? A. Nói về con trâu với người nông dân cùng nhau ra đồng. B. Nói về con trâu với người nông dân đều không sợ lao động. C. Nói về con trâu với người nông dân đều lao động vất vả, mệt nhọc. D. Chủ đề của bài ca dao trên ca ngợi sự gắn bó, gần gũi giữa trâu và người nông dân trong cuộc sống và trong lao động. Câu 7 : Trong bài ca dao, người nông dân nói với trâu điều gì ? A. Cấy cày vốn nghiệp nông gia
  49. B. Ta đây trâu đấy ai mà quản công C. Bao giờ cây lúa cỏn bông D. Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Câu 8. Câu: “Trâu ơi ta bảo trâu này” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Hoán dụ C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc bài ca dao trên. Câu 10. Em có nhận xét gì cách gieo vần, nhịp trong bài ca dao trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm thực của mình về một chuyến đi. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nhận xét cách gieo vần: Tiếng thứ sáu câu lục vần với tiếng thứ 1,0 sáu của câu bát. Tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. - Cách ngắt nhịp: nhịp chẵn 2/2/2, 4/4. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một chuyến đi c. Kể lại về một chuyến đi HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được về một chuyến đi. - Các sự kiện chính trong một chuyến đi: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
  50. - Cảm xúc sau một chuyến đi. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 19 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài ca dao sau: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ lục bát biến thể. Câu 2. Cách ngắt nhịp ở câu: “ Trâu ơi ta bảo trâu này” là: A. Nhịp 3/3. B. Nhịp 2/2/2. C. Nhịp 2/4 C. Nhịp 1/2/3. Câu 3. Điền tiếng thích hợp vần nhau cho cặp câu sau : Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài trâu ăn. A. Công. B. Đồng. C. Nông. C. Ruộng. Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng hình ảnh của con trâu trong bài ca dao trên? A. Tay lấm chân bùn. B. Một nắng hai sương. C. Con trâu là đầu cơ nghiệp. D. Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Câu 5. Tại sao con trâu được coi là bạn của người nông dân? A. Vì trâu ra ngoài ruộng trâu cày. B. Vì trâu là vốn của cải của người nông dân. C. Vì con trâu là đầu cơ nghiệp. D. Vì hình ảnh trâu cày luôn gắn bó với người nông dân. Câu 6. Từ ngữ nào thể hiện tình cảm của người nông dân đối với con trâu?
  51. A. trâu ơi, trâu nảy. B. Trâu đấy. C. Trâu cày. D. Trâu ăn. Câu 7. Nêu chủ đề của bài ca dao trên? A. Nói về con trâu với người nông dân cùng nhau ra đồng. B. Chủ đề của bài ca dao trên ca ngợi sự gắn bó, gần gũi giữa trâu và người nông dân. C. Nói về con trâu với người nông dân đều lao động vất vả, mệt nhọc. D. Nói về con trâu với người nông dân đều không sợ lao động. Câu 8. Câu: “Trâu ơi ta bảo trâu này” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Điệp ngữ. D. Hoán dụ. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc bài ca dao trên. Câu 10. Em có nhận xét gì cách gieo vần, nhịp trong bài ca dao trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm thực của mình về một chuyến đi . Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 B 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nhận xét cách gieo vần: Tiếng thứ sáu câu lục vần với 1,0 tiếng thứ sáu của câu bát. Rồi tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. - Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này. II VIẾT 4,0
  52. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một chuyến đi c. Kể lại về một chuyến đi HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được về một chuyến đi. - Các sự kiện chính trong một chuyến đi: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm xúc sau một chuyến đi. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 20 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn tích: Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. [ ] Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở. – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai
  53. quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. (Con Rồng cháu Tiên Theo Nguyễn Đổng Chi Nguồn: Văn 6, tập 1, trang 6, NXB Giáo dục – 1989) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (NHẬN BIẾT) Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. (NHẬN BIẾT) Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn sau: Truyện Con Rồng cháu Tiên được kể theo ngôi kể ___ Câu 3. (NHẬN BIẾT) Câu “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.” Hãy tìm từ láy, từ ghép rồi sắp xếp các từ ấy vào ô tương ứng: TỪ LÁY TỪ GHÉP Câu 4. (THÔNG HIỂU) Việc Lạc Long Quân và Âu Cơ kết hôn có ý nghĩa gì? A. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là thần tiên đều có thể sánh duyên cùng nhau. B. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là có điều kì diệu xảy ra. C. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là những vẻ đẹp của thần tiên được hòa hợp. D. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là họ yêu nhau thực sự. Câu 5. (THÔNG HIỂU) Cho các sự việc sau: 1- Nàng Âu Cơ sinh nở kì lạ : Một bọc trứng nở ra 100 người con 2- Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ 3- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con : 50 người con theo cha xuống biển , 50 người con theo mẹ lên núi 4- Lạc Long Quân vì quen sống dưới nước bỏ Âu Cơ cùng 100 người con ở lại . Trình tự đúng của các sự việc là: A. (1) - (2) - (3) - (4). B. (1) - (3) - (2) - (4). C. (3) - (1) - (2) - (4). D. (2) - (1) - (4) - (3)
  54. Câu 6. (THÔNG HIỂU) Âu Cơ là người con gái như thế nào? A. Thùy mị, nết na. B. Tính nết hiền dịu. C. Xinh đẹp tuyệt trần. D. Người đẹp như hoa. Câu 7. (THÔNG HIỂU) Câu 9. Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì? A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác. B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu 8. (THÔNG HIỂU) Truyện Con Rồng cháu Tiên nhắc đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Yêu nước. B. Kiên cường. C. Đoàn kết. D. Cần cù sáng tạo. Câu 9. (VẬN DỤNG) Nêu một câu ca dao (tục ngữ) về ý nguyện mà cha ông ta muốn nhắn nhủ qua truyện Con Rồng cháu Tiên. Câu 10. (VẬN DỤNG) Em có cảm xúc như thế nào khi biết về nguồn gốc dân tộc Việt? II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã được học. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 Ngôi kể thứ ba 0,5 - Từ láy: trồng trọt 3 - Từ ghép: chăn nuôi, ăn ở 0,5 Đúng mỗi từ đạt 0,25 điểm. ( tối đa 0,5đ) 4 C 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 C 0,5
  55. Gợi ý: Bầu ơi thương lấy bí cùng 9 1.0 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. – Cảm xúc của mỗi người Việt Nam sau khi đọc truyền thuyết 10 “Con Rồng cháu Tiên” là niềm tự hào về dòng dõi thần tiên cao 1,0 quí. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết. c. Kể lại câu chuyện HS có thể triển khai câu chuyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Dùng ngôi thứ ba để kể. - Giới thiệu tên truyện và nêu lý do muốn kể truyện - Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 2,5 - Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự thời gian. - Sự tiếp nối của các sự việc được trình bày mạch lạc và hợp lí. - Thể hiện được các yếu tố kì ảo trong truyện. - Nêu cảm nghĩ về câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 HẾT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-ĐỀ 21 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Sự tích bông hoa cúc Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em
  56. bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả. B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? A. Em bé B. Người mẹ C. Ông sư D.Bông hoa Câu 5: Em bé đã làm gì để mẹ khỏi bệnh? A.Lập tức đun thuốc chữa bệnh cho mẹ B.Em bé đi tìm thuốc cho mẹ, C.Em bé nhờ thầy lang chữa bệnh cho mẹ D.Em được ông sư cho bông hoa cúc về cứu mẹ Câu 6. Vì sao em bé xé các cánh hoa cúc ra vô số cánh nhỏ li ti? A. Vì muốn mẹ hết bệnh và sống thật lâu. B. Vì thích xé những cánh hoa. C. Vì mong cho mẹ sống thật lâu. D. Vì không thích bông hoa cúc. Câu 7. Từ « Liêu Chi » trong văn bản là từ loại gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ