Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều (Có đáp án)

docx 12 trang hoaithuk2 23/12/2022 5341
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_c.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều (Có đáp án)

  1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổn Nội Kĩ Vận dụng g T dung/đơ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năn cao % T n vị kiến g TNK T TNK T TNK T TNK T điể thức Q L Q L Q L Q L m 1 Đọc Truyện hiểu dân gian (truyền thuyết, cổ tích) 3 0 5 0 0 2 0 60 Truyện đồng thoại, truyện ngắn 2 Viết Kể lại một trải nghiệm của bản thân. Kể lại 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức Chươn dung/Đơn Thôn TT g/ Mức độ đánh giá Nhậ Vận vị kiến g Vận Chủ đề n dụng thức hiểu dụng biết cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu dân gian - Nhận biết được chi tiết (truyền tiêu biểu, nhân vật, đề tài, thuyết, cổ cốt truyện, lời người kể tích) chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. 3 TN 5TN 2TL - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng:
  3. - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. Nhận biết: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể Truyện chuyện và lời nhân vật. đồng thoại, - Nhận biết được người kể truyện chuyện ngôi thứ nhất và ngắn người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.
  4. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Viết Kể lại một Nhận biết: trải nghiệm Thông hiểu: 1TL* của bản Vận dụng: thân. Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH TRẦU, CAU VÀ VÔI Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ. Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ. Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô
  5. gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn. Nàng lẩm bẩm: - ''À, ra anh chàng vui tính kia là anh!". Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung. Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. - ''Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực. Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá. Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá. Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia. Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa". Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị.
  6. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ: - "Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?". Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay. Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!" Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo: - Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ. Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu. (Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, tr.90-92, NXB Trẻ 2019). Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Lang. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Tân C. Lời của vua Hùng. Câu 3. Vì sao Lang theo anh đến học nhà đạo sĩ họ Lưu sau khi cha mẹ qua đời? A. Vì muốn được học hành, đỗ đạt. B. Vì quyến luyến không muốn xa anh. C. Vì muốn giúp anh học tập. D. Vì chưa thể sống tự lập. Câu 4. Tại sao vợ Tân lại nhầm em chồng với chồng mình? A. Vì cô không chú ý phân biệt. B. Vì ngoại hình hai anh em giống nhau. C. Vì hai anh em Tân, Lang đều thông minh. D. Vì hai anh em Tân, Lang đều tốt bụng. Câu 5. Tại sao Lang lại bỏ nhà ra đi? A. Vì Lang vừa giận anh vừa thẹn vì sự nhầm lẫn của chị dâu. B. Vì Lang ghen với hạnh phúc của anh. C. Vì Lang muốn tìm nơi khác để lập nghiệp. D. Vì vừa đố kị với anh và giận chị dâu. Câu 6. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu?
  7. A. Số phận oan khuất của ba nhân vật. B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật. C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật. D. Tình cảm của dân làng với ba nhân vật. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích trầu, cau và vôi ? A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt. C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ. D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt. Câu 8. Tại sao cả ba nhân vật đều bỏ nhà ra đi và gặp nhau ở một điểm? A. Vì họ theo dấu chân của nhau để tìm nhau. B. Vì cùng gặp một con sông và không thể qua. C. Vì họ mỏi mệt không muốn đi tiếp. D. Vì họ sợ không dám đi tiếp. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm? II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ đẹp. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 - Nêu lí do dẫn đến sự hóa thân của các nhân vật, những 1,0 hình ảnh hóa thân: thành đá, cây cau, dây trầu. - Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này.
  8. II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một giấc mơ đẹp c. Kể lại giấc mơ 0,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được giấc mơ. - Các sự kiện chính trong giấc mơ: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm giác sau khi tỉnh giấc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức Chươn dung/Đơn Thôn TT g/ Mức độ đánh giá Nhậ Vận vị kiến g Vận Chủ đề n dụng thức hiểu dụng biết cao 1. Đọc .Văn bản - Nhận biết được các ý kiến, hiểu nghị luận lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận. - Tóm tắt được các nội dung 3 TN 5TN 2TL chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Trình bày được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
  9. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn nghị Thông hiểu: luận Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn trình bày 1TL* ý kiến về một hiện tượng đời sống. Nêu được vấn đề và suy nghĩ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Đi để con được choáng ngợp trước đại dương mênh mông rung động trước một cánh đồng xanh mướt hồi hộp nín thở trước những rặng núi hùng vĩ Đi để con biết mùi mặn của mồ hôi, mùi gió ngai ngái trước cơn dông đi để con biết kết nối với người lạ, thử những món chưa từng ăn. Đi để con biết cách leo núi, lội ruộng, luồn hang, đốt lửa, nấu cơm, sơ cứu vết thương Đi để khi trở về con thấy yêu thêm cái nhà nhỏ của mình. Tại sao người ta phải bỏ cả đống tiền, khổ sở đày ải để leo lên đỉnh Everest? Tại sao người ta phải luyện tập thể lực cả tháng trời rồi đáp máy bay tới Việt Nam, mò mẫm trèo đèo lội suối để tới hang Sơn Đoòng? Cảnh đẹp chỉ là một phần. Quan trọng là cái thú vị của quá trình chinh phục và khám phá. Sống là phải được nếm trải cảm giác sung sướng không thể diễn tả của khoảnh khắc “A ha, ta đã làm được!”. Nó đã lắm. Không ngôn từ nào tả được! Mấy mùa Tết gần đây nhà mình sắm Tết chỉ khoảng vài trăm ngàn. Dọn tủ lạnh và thùng rác thật sạch để có thể đi 10 ngày về không bị bốc mùi. Lên đường! Những chuyến đi, luôn luôn tốt hơn! Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn. Có câu nói rằng: “Nếu con người sinh ra chỉ để ở chết dí ở một chỗ, thì người ta đã không cần đôi chân làm gì”. Dù với ngàn năm văn hoá lúa nước, ông bà mình khá lười dịch chuyển thì cũng phải công nhận “đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà.
  10. (Trích Con nghĩ đi, mẹ không biết!, Thu Hà, NXB Văn học, 2016, tr. 198-199) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích mang hình thức là lời tâm sự của ai với ai? A. Lời của mẹ tâm sự với con. B. Lời của một người tâm sự với bạn mình. C. Lời của tác giả tâm sự với độc giả. D. Lời của con tâm sự với mẹ. Câu 2. Dòng nào sau đây nêu đúng được một trong các mục đích của những chuyến đi? A. Đi để tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. B. Đi để không choáng ngợp trước đại dương mênh mông. C. Đi để tránh xa những đau buồn. D. Đi để thêm yêu ngôi nhà của mình khi trở về. Câu 3. Theo đoạn trích, điều quan trọng nhất của việc trèo lên đỉnh Everest hay tới hang Sơn Đoòng là gì? A. Rèn luyện sức khoẻ. B. Niềm vui vì được chinh phục khám phá. C. Nhìn ngắm cảnh đẹp. D. Giải trí, thư giãn. Câu 4. Câu “Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn” có hàm ý gì? A. Là lời khuyên không nên sống quẩn quanh với không gian hạn hẹp. B. Là lời khuyên về kinh nghiệm chọn nguồn nước. C. Là lời khuyên nhủ phải bảo vệ môi trường. D. La lời khuyên về kinh nghiệm làm sạch nguồn nước. Câu 5. Điệp từ “đi” trong đoạn trích có tác dụng gì? A. Thể hiện thái độ lên án gay gắt với những người thiếu nghị lực vượt khó. B. Thể hiện thái độ đồng tình với lối sống ham hưởng thụ. C. Thể hiện niềm say mê khám phá những điều mới lạ, làm mới mình. D. Thể hiện thái độ lên án lối sống buông thả, thiếu mực thước. Câu 6. Việc dẫn câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trong đoạn trích có tác dụng gì? A. Thể hiện thái độ ca ngợi những người được đi nhiều nơi. B. Tăng tính thuyết phục cho lập luận. C. Bổ sung dẫn chứng về ý nghĩa của những chuyến đi. D. Tăng tính biểu cảm cho văn bản. Câu 7. Ngoài việc thuyết phục bằng lập luận, người viết còn thuyết phục người đọc bằng yếu tố nào? A. Nêu những yếu tố khách quan của cuộc sống. B. Tình yêu thương, sự mong muốn của người mẹ với con. C. Tình cảm của người cha dành cho con. D. Tình cảm của người con dành cho mẹ.
  11. Câu 8. Ngụ ý của tác giả trong câu "Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn"? A. Phê phán lối sống quẩn quanh, tù túng; khuyên nhủ con nên đi nhiều để mở rộng hiểu biết, nuôi dưỡng tâm hồn. B. Phê phán cuộc sống an nhàn, không đua chen, khuyên nhủ con nên có ý chí phấn đấu trong cuộc sống. B. Nêu lên những kinh nghiệm về nhìn ngắm dòng nước, nâng cao nhận thức của con về môi trường. D. Cổ vũ cho lối sống an nhàn, trong sạch; khuyên nhủ con nên đi sống trong sạch như nước. Câu 9. Em có đồng tình với quan điểm sống của tác giả được nêu trong đoạn trích? Vì sao? Câu 10. Qua đoạn trích, em học được gì về cách lập luận trong văn nghị luận? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Giả sử ở nơi em đang sống vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về hiện tượng này. HƯỚNG DẪN CHẤM – GỢI Ý LÀM BÀI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 - Khái quát được quan điểm của tác giả trong đoạn trích. 1,0 - Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. - Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân. 10 - Nhận xét chung về cách lập luận của tác giả trong đoạn 1,0 trích. - Nêu được những điều học được ở cách lập luận từ đoạn trích. II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
  12. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Hiện tượng vứt rác bừa bãi. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Mô tả thực trạng hiện tượng vứt rác bừa bãi; thể hiện thái độ phê phán hiện tượng này. - Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng vứt rác thải bừa bãi. - Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,5 có cách diễn đạt mới mẻ.