Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_6.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 6
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC: 20 – 20 MÔN: KHTN 6 Họ và tên: Lớp Thời gian: 90 phút Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài I. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) * Khoanh vào đầu chữ cái mỗi câu trả lời đúng. Câu 1: Kết quả ba lần đo chiều dài của vật A lần lượt là: 52cm, 53cm, 53cm giá trị trung bình của đại lượng cần đo là A. 52,0 cm. B. 52,6 cm. C. 51,5 cm. D. 52,7 cm. Câu 2: Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ? A. Con mèo . B. Viên sỏi . C. Con đò. D. Cục sắt. Câu 3: Những hoạt động mà con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới gọi là A. trải nghiệm sáng tạo. B. tìm hiểu khoa học. C. phát minh khoa học. D. nghiên cứu khoa học. Câu 4: Quy trình nghiên cứu khoa học gồm có mấy bước? A. 6 bước B. 4 bước. C. 5 bước. D. 3 bước. Câu 5: Củ nghệ thuộc loại thân biến dạng là A. thân rễ B. rễ củ. C. thân mọng nước. D. thân củ. Câu 6: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào dùng để đo thể tích? A. Thước thẳng. B. Cân. C. Bình chia độ. D. Lực kế. Câu 7: Kính hiển vi bao gồm 3 bộ phận chính, đó là A. thị kính, đĩa quay và vật kính. B. chân kính, vật kính và bàn kính. C. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính. D. chân kính, thị kính và bàn kính. Câu 8: Cây nào dưới đây có kiểu gân lá tương tự cây ngô? A. Ngô. B. Ổi. C. Táo. D. Đào. Câu 9: Cây nào dưới đây không có lá kép? A. Rau ngót. B. Hồng xiêm. C. Phượng vĩ. D. Sắn dây. Câu 10: Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây ? A. Thiếu khí cacbônic. B. Thiếu dinh dưỡng. C. Vừa đủ ánh sáng. D. Thừa khí ôxi. Câu 11: Tế bào nào dưới đây có thể nhìn được bằng mắt thường? A. Tép bưởi. B. Thịt lá. C. Vảy hành. D. Vi khuẩn. Câu 12: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ? A. Chân kính. B. Vật kính. C. Thị kính. D. Bàn kính. Câu 13: Hoạt động nào dưới đây con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới? A. Đạp xe trên phố. B. Hát mừng giáng sinh.
- C. Lấy mẫu nước ô nhiễm. D. Điều khiển máy gặt lúa. Câu 14: Khẳng định nào dưới đây đúng? A. Tất cả các tế bào của sinh vật đều có không bào lớn. B. Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào. C. Phần lớn các tế bào có thể đuợc quan sát thấy bằng mắt thuờng. D. Tế bào chỉ phát hiện thấy ở thân cây còn ở lá cây không có tế bào. Câu 15: Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ? A. Virut. B. Lá bàng. C. Cánh hoa. D. Quả dâu tây. Câu 16: Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật ? Chất tế bào; Màng sinh chất; Vách tế bào; Nhân A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 17: Một số chiếc ôtô có bộ phận cảm biến mà có thể phát hiện ra những vật xung quanh chúng, để giúp lái xe dừng hoặc bật đèn tự dộng khi trời tối. Chiếc ô tô giống với sinh vật sống ở điểm nào? Ðiều gì khiến chiếc xe khác với cơ thể sống? Câu 18: Vẽ và ghi chú thích cho hình từ thông tin sau: 1.Thành tế bào; 2. Nhân tế bào; 3. Lục lạp; 4. Màng sinh chất; 5. Không bào; 6. Tế bào chất và cho biết đó là cấu tạo của loại tế bào nào? Câu 19: Kể tên những dụng cụ dễ vỡ, những dụng dụ hóa chất dễ cháy, những dụng cụ vật liệu mau hỏng trong phòng thí nghiệm. Câu 20: Nêu quy trình đo độ dài?