Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Lưu Thị Phượng

docx 10 trang Hoài Anh 27/05/2022 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Lưu Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Lưu Thị Phượng

  1. Người ra đề: Lưu Thị Phượng TUẦN 27: NGỮ VĂN 7 Ngày ra đề: 25/02/2022 Ngày kiểm tra: 07/3/2022 (7A) 12/3/2022 (7D) Tiết 107+ 108 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA - Đánh giá tổng hợp kiến thức Ngữ văn của học sinh trong đầu học kì II; làm cơ sở phân hóa khả năng học tập của học sinh. - Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Bộc lộ năng lực cảm thụ, tiếp nhận của HS đối với môn Ngữ văn lớp 7 đầu học kì II. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu và bài văn). 3. Thái độ: - Có ý thức chuẩn bị cho giờ kiểm tra, làm bài nghiêm túc. - Giáo dục học sinh thái độ trân trọng, yêu mến văn học nước nhà, biết hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. 4. Các năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/thẩm mĩ. Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết - Nhớ được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Nhận diện được trạng ngữ trong đoạn văn. Thông hiểu - Hiểu được nội dung của đoạn văn. - Hiểu được công dụng của trạng ngữ dùng trong đoạn văn.
  2. Vận dụng cao - Viết được bài văn lập luận chứng minh về một câu tục ngữ đã học. HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao - Đoạn văn trên được trích từ văn - Nội dung chính - Viết bài văn lập bản nào? Tác giả là ai? của đoạn văn trên ? luận chứng minh - Xác định trạng ngữ có trong đoạn - Công dụng của về một câu tục văn trên? trạng ngữ được ngữ đã học. dùng trong đoạn văn? Bước 4 : LÀM ĐỀ. I. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Vận dụng Thông Nhận biết Vận Vận dụng Cộng hiểu Tên dụng cao Chủ đề thấp 1. Văn học - Nhớ được - Hiểu được tên văn bản, nội dung tên tác giả. đoạn văn. Số câu : Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu: 2 Số điểm : Số điểm:1 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ : Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ: 20 % 2. Tiếng - Xác định - Hiểu được Việt được trạng công dụng ngữ trong của trạng đoạn văn. ngữ trong đoạn văn.
  3. Số câu : Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu: 2 Số điểm : Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:20% 3. Tập làm Viết được văn: Văn bài văn lập nghị luận luận chứng minh về một câu tục ngữ đã học. Số câu : Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm : Số điểm: 6 Số điểm: 6 Tỉ lệ : Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 60% Tổng số câu: Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 5 T. số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 2 Số điểm: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ : Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 100% II. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN Lớp 7A Phần I. Đọc - hiểu: (4 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” (Trích Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (1 điểm): Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn? Câu 4 ( 1 điểm): Công dụng của trạng ngữ trong đoạn văn? Phần II. Làm văn (6 điểm) Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
  4. Lớp 7D Phần I. Đọc - hiểu: (4 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm". (Trích Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (1 điểm): Xác định trạng ngữ trong đoạn văn? Câu 4 ( 1 điểm): Công dụng của trạng ngữ trong đoạn văn trên? Phần II. Làm văn (6 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. III. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Lớp 7A Phần I: Đọc - hiểu Câu 1 ( 1 điểm ) * Yêu cầu trả lời: - HS nêu được đoạn văn được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác giả: Hồ Chí Minh. * Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: HS nêu được chính xác tên văn bản, tên tác giả của văn bản đó. - Điểm 0,25 - 0,75: HS trả lời chưa được đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2 ( 1 điểm) * Yêu cầu trả lời: HS hiểu được nội dung của đoạn văn : - Nhận định chung về lòng yêu nước. Nêu luận điểm: Dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn * Hướng dẫn chấm:
  5. - Điểm 1: HS ghi được nội dung của đoạn văn. - Điểm 0,25 - 1,75: HS trả lời chưa đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 ( 1 điểm ) * Yêu cầu trả lời: HS chỉ ra đúng: - Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, * Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: HS trả lời được chính xác các yêu cầu trên. - Điểm 0,25 - 0,75: HS trả lời chưa đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4 ( 1 điểm ) * Yêu cầu trả lời: HS hiểu được công dụng của trạng ngữ: - Bổ sung thêm những thông tin về điều kiện thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự việc nêu trong câu và nối kết các câu trong đoạn văn. * Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: HS trả lời được chính xác các yêu cầu trên. - Điểm 0,25 - 0,75: HS trả lời chưa đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Phần II: Làm văn (6 điểm) 1. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng cảm thụ văn học để tạo lập bài văn lập luận chứng minh. Đảm bảo thể thức bài văn; viết văn có luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo thể thức bài văn (0,25 điểm) b. Xác định đúng vấn đề cần cảm nhận (0,25 điểm) c. Chia vấn đề nghị luận thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác để triển khai ý (5 điểm) * Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau : - Mở bài (1 điểm): Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
  6. - Thân bài (3 điểm): Phần chứng minh - Xét về lí: + Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. + Không có chí thì không làm được gì. - Xét về thực tế: + Những người có chí đều thành công ( Nêu dẫn chứng). + Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể nào vượt qua được ( Nêu dẫn chứng). - Kết bài (1 điểm): Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, để khi ra đời làm được việc lớn. * Điểm 2,25 đến 4,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết còn chưa thật sự chặt chẽ. * Điểm 1,25 đến 2: Đáp ứng được khoảng 2/4 đến 3/4 các các yêu cầu trên. * Điểm 0,5 đến 1: Đáp ứng được khoảng ¼ các các yêu cầu trên. * Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. * Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các dẫn chứng chân thực ); lời văn thuyết phục; thể hiện khả năng viết văn tốt. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, Chưa thể hiện được yếu tố nghị luận trong bài làm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Lớp 7D Phần I: Đọc - hiểu Câu 1 ( 1 điểm ) * Yêu cầu trả lời: - HS nêu được đoạn văn được trích từ văn bản Sống chết mặc bay của tác giả: Phạm Duy Tốn.
  7. * Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: HS nêu được chính xác tên văn bản, tên tác giả của văn bản đó. - Điểm 0,25 - 0,75: HS trả lời chưa được đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2 ( 1 điểm) * Yêu cầu trả lời: HS hiểu được nội dung của đoạn văn : - Cảnh dân phu hộ đê: Tình cảnh nhốn nháo, gấp gáp khẩn trương, vất vả, mệt nhọc cố gắng hết sức giữ đê * Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: HS ghi được nội dung của đoạn văn. - Điểm 0,25 - 1,75: HS trả lời chưa đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 ( 1 điểm ) * Yêu cầu trả lời: HS chỉ ra đúng: - Trạng ngữ: Từ chiều đến giờ, * Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: HS trả lời được chính xác các yêu cầu trên. - Điểm 0,25 - 0,75: HS trả lời chưa đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4 ( 1 điểm ) * Yêu cầu trả lời: HS hiểu được công dụng của trạng ngữ: - Bổ sung thêm những thông tin về điều kiện thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự việc nêu trong câu và nối kết các câu trong đoạn văn ( Bổ sung thông tin về thời gian từ chiều đến tận đêm khuya dân phu cố gắng hết sức để hộ đê tình cảnh vô cùng thảm thương). * Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: HS trả lời được chính xác các yêu cầu trên. - Điểm 0,25 - 0,75: HS trả lời chưa đầy đủ. - Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời. Phần II: Làm văn (6 điểm)
  8. 1. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng cảm thụ văn học để tạo lập bài văn lập luận chứng minh. Đảm bảo thể thức bài văn; viết văn có luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo thể thức bài văn (0,25 điểm) b. Xác định đúng vấn đề cần cảm nhận (0,25 điểm) c. Chia vấn đề nghị luận thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác để triển khai ý (5 điểm) * Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau : - Mở bài (1 điểm): Nêu truyền thống đạo đức tốt đẹp – Lòng biết ơn mà câu tục ngữ đã đúc kết. - Thân bài (3 điểm): Phần chứng minh + Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. + Chứng minh: . Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp thể hiện qua các hoạt động cộng đồng ( Dẫn chứng: Quốc giỗ, 27/7, 20/11, 8/3, các bảo tàng, nhà tưởng niệm, bia ghi công ) . Lòng biết ơn thể hiện ngay trong mỗi gia đình ( Thờ cúng gia tiên, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, ) . Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa - Kết bài (1 điểm): Mọi người nên phát huy tinh thần truyền thống của VN. * Điểm 2,25 đến 4,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết còn chưa thật sự chặt chẽ. * Điểm 1,25 đến 2: Đáp ứng được khoảng 2/4 đến 3/4 các các yêu cầu trên. * Điểm 0,5 đến 1: Đáp ứng được khoảng ¼ các các yêu cầu trên. * Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. * Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các dẫn chứng chân thực ); lời văn thuyết phục; thể hiện khả năng viết văn tốt.
  9. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, Chưa thể hiện được yếu tố nghị luận trong bài làm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 4. Củng cố: GV: Thu bài viết và kiểm tra bài của HS gửi. 5. Hướng dẫn tự học: Tiếp tục ôn tập kiến thức đã học. RÚT KINH NGHIỆM • Thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS trong giờ. • Dặn dò: Xem tiếp kiến thức đã học. • Chuẩn bị bài: “Văn bản đề nghị, văn bản báo cáo” NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dân Lưu Thị Phượng KẾT QUẢ KIỂM TRA: Điểm từ 0 - 4 Điểm từ 5 - 10 Điểm từ 7 - 10 Lớp Sĩ số SL % SL % SL % 7A 39 7D 42
  10. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM VỀ ĐỀ KIỂM TRA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ Lưu Thị Phượng