Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

docx 10 trang Hoài Anh 27/05/2022 8272
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD&ĐT TP. LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học: 2020-2021 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu Ý nghĩa chiến thắng sẽ giúp bạn trở thành người chiến thắng. Điều đó lý giải tại sao việc biết cách giữ thái độ chiến thắng là quan trọng Khi bắt tay vào học tập, điều gì có giá trị nhất đối với bạn? Trí tuệ? Gen di truyền? Hay sự giáo dục? Tất cả những điều trên đều giữ một vai trò nhất định trong khả năng học tập của bạn. Song, có một điều ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn nhiều hơn tất cả những yếu tố trên cộng lại. Đó chính là “thái độ chiến thắng”. Nếu bạn kỳ vọng ở bản thân mình, có lòng tự trọng cao và niềm tin chiến thắng thì bạn sẽ thành công, sẽ đạt được kết quả cao. Người xưa có câu: “cái gì nghĩ đến, nó sẽ đến” và Herry Ford bổ sung thêm: “bạn luận đúng khi quyét định có thêm được điều gì và không làm được điều gì”. Hãy nhìn mình là người chiến thắng bạn sẽ chiến thắng. Hãy giữ thái độ tin cậy, mọi thứ sẽ thay đổi tức khắc. Khả năng sẽ biến thành triển vọng và hạn chế sẽ biến thành cơ hội. (Phương pháp học tập siêu tốc – Bobbi Deporter và Mike Hernaki) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm): Xét về hành động nói, câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào? Người xưa có câu: “cái gì nghĩ đến, nó sẽ đến” và Herry Ford bổ sung thêm: “bạn luận đúng khi quyét định có thêm được điều gì và không làm được điều gì”. Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả: Hãy nghĩ mình là người chiến thắng, bạn sẽ chiến thắng có ý nghĩa như thế nào? Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của chiến thắng bản thân trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT TP. LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học: 2020-2021 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần COVID-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm. Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc; cô lại bế bồng và hát ru em câu hát: “À ơi, con cò bay lả bay la ”. ( ) Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin và tình yêu thương của con người”. (Nguồn Internet) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm): Xét về hành động nói, câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào? Cô lại bế bồng và hát ru em câu hát: “À ơi, con cò bay lả bay la ”. Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả: Tiếng khóc chào đời của em mang lại điều gì cho những chiến sĩ áo trắng? Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 A. Yêu cầu chung - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các nội dung chính của từng phần. GV chú ý trân trọng bài viết của học sinh, khuyến khích các bài viết sáng tạo. - Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài kiểm tra không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: nghị luận. 0,5 Xét về hành động nói, câu văn: Người xưa có câu: “cái gì nghĩ đến, nó sẽ đến” và Herry Ford bổ sung thêm: “bạn luận đúng 2 0,5 khi quyét định có thêm được điều gì và không làm được điều gì” thuộc kiểu hành động nói: trình bày Câu nói “Hãy nghĩ mình là người chiến thắng, bạn sẽ chiến thắng” có thể hiểu rằng: Khi ta đặt ra mục tiêu cho mình và ta luôn 3 1,0 có những suy nghĩ tích cực về nó thì ta sẽ có thêm động lực, có thêm sự tự tin để đạt được mục tiêu. I Đây là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể đưa ra các bài học 1,0 khác nhau nhưng cần cụ thể, tránh diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng và liên quan đến nội dung đoạn trích (GV linh hoạt khi chấm điểm). Có thể tham khảo gợi ý: + Trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống đòi hỏi bản thân mỗi chúng 4 ta cần có sự tự tin, niềm say mê + Phải quyết tâm, tâm huyết với việc mình đã chọn, nỗ lực không ngừng vượt qua khó khăn để đạt được thành quả cao nhất. + Nỗ lực trong học tập, trong lao động để hoàn thành vai trò trách nhiệm của người học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. LÀM VĂN 7,0 Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về 2,0 vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu. a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của chiến thắng bản thân mình trong cuộc sống 0,25 II 1 c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau: 1,0 * Giải thích 0,25 - Chiến thắng bản thân là đấu tranh với chính bản thân mình để làm chủ con người, vượt lên cái xấu, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình.
  4. * Bàn luận 0,25 - Khẳng định vấn đề: Chiến thắng bản thân mình là lối sống tích cực. - Lí giải: + Những điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra – nhất là khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ. + Mỗi chúng ta phải đấu tranh với chính bản thân để bảo vệ danh dự, nhân cách dù phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. + Chiến thắng bản thân nằm ở khả năng rèn luyện ý chí: Chiến thắng những ham muốn nhỏ nhất để khẳng định bản thân, đạt được thành công. Chiến thắng cả những thất bại cũng là cách rèn luyện ý chí bền bỉ để hướng tới thành công. + Xã hội có nhiều cá nhân biết chiến thắng bản thân mình sẽ có những con người dám nghĩ, dám làm nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. - Dẫn chứng: Lấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ. * Bàn luận mở rộng 0,25 - Phê phán: Những bạn trẻ có lối sống dễ dãi, buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân - Mở rộng, nâng cao vấn đề: Khẳng định chiến thắng bản thân là lối sống tích cực mà mỗi con người cần phát huy. * Bài học nhận thức và hành động 0,25 + Nhận thức: Cần nhận thức rõ vai trò của chiến thắng bản thân trong cuộc sống. + Hành động: Tuổi trẻ cần dành những khoảng thời gian ngắt kết nối với thế giới xung quanh để kết nối chính mình để hiểu bản thân. Cần có ý thức tu rèn hướng thiện, hạn chế nhất những tật xấu để trở thành người có ích. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0,25 đề nghị luận. Phân tích bài thơ. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: Có đầy 0,25 đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết. Kết bài khẳng định được nội dung nghị 2 luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nghệ thuật và 0,25 nội dung của bài thơ Đi đường. c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 4,0
  5. Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Giáo viên chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, 0,5 hấp dẫn. 2. Phân tích bài thơ. a. Khái quát chung - Hoàn cảnh sáng tác: Đi đường được sáng tác khi tác giả bị bắt 0,5 giam , bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi suốt 13 huyện, 18 nhà tù của tỉnh Quảng Tây -Trung Quốc. b. Phân tích, chứng minh * Luận điểm 1: Hai câu thơ đầu là những chiêm nghiệm về nỗi vất vả của người đi đường núi: 0,5 Câu thơ thứ nhất: “Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan” - Ở câu thơ chữ Hán lặp lại hai chữ" tẩu lộ", bản dịch thơ làm mất đi một chữ "Tẩu lộ". Điệp ngữ " tẩu lộ: ở phiên âm đã làm nổi bật ý thơ "tẩu lộ nan" (đường đi khó khăn, vất vả), giọng thơ đầy suy ngẫm. - Đó là những suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường chuyển lao triền miên đầy khổ ải dầm mưa, dãi nắng của Bác. Đó là những chuỗi ngày gian khổ phải sống cảnh "khác loài người vừa bốn tháng" ở tỉnh Quảng Tây. Câu thơ thứ 2: “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” 0,5 - Tác giả sử dụng điệp ngữ " trùng san". Bản dịch thơ dịch là núi cao chưa thật hết nghĩa. Núi cao chỉ gợi ra độ cao, còn "trùng san" nghĩa là lớp núi. Bác muốn gợi lên hình ảnh những dãy núi này kế tiếp dãy núi khác. Điệp ngữ "trùng san" kết hợp từ hựu (lại) ở giữa làm nổi bật hình ảnh thơ, nhấn mạnh sâu sắc ý thơ. - Câu thơ không chỉ chiêm nghiệm về nỗi gian truân của người đi đường núi mà đó còn là những khó khăn, thử thách của con đường đời, con đường Cách mạng mà Người đang theo đuổi * Luận điểm 2: Hai câu thơ cuối: Khi vượt qua hết các lớp núi thì người đi đường ở vị trí cao nhất với tư thế của người chiến thắng. Câu thơ thứ 3: Trùng san đăng đáo cao phong hậu 0,5 - Ý thơ của câu ba vút cao bất ngờ, chuyển mạch của cả bài thơ - Khi lên đỉnh núi cao chót vót là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên cao tột cùng. Như vậy nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chống chất, triền miên nhưng không phải là bất tận, hành trình gian nan ấy cũng không phải là vô nghĩa mà trái lại phải vượt qua chặng đường gian lao thì mới tới đích, càng nhiều gian lao thì càng gần tới đích, thắng lợi càng lớn. Con đường đời, con đường Cách mạng cũng như vậy.
  6. Câu thơ cuối: Vạn lí dư đồ cố miện gian 0,5 - Câu thơ có vai trò thể hiện ý chính của bài thơ, là câu thơ có hình ảnh quan trọng, gây ấn tượng, thể hiện chủ đề bài thơ. - Lúc này tư thế của con người bị đầy đọa tới kiệt sức, tưởng như tuyệt vọng bỗng biến thành tư thế của một người khách du lịch ung dung ngắm nhìn phong cảnh đẹp. Câu thơ diễn tả niềm vui sướng đặc biệt, phần thưởng quý giá đối với con người đã vượt qua bao khó khăn thử thách để đi đến thắng lợi cuối cùng. Nó còn ngụ ý nói đến niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ CM khi CM đã hoàn toàn thắng lợi sau bao hi sinh, gian khổ c. Đánh giá, mở rộng 0,5 - Đặc sắc nghệ thuật: Bốn câu thơ bình dị, cô đọng, ngôn ngữ hàm súc, ý và lời chặt chẽ, lô gíc vừa tự nhiên, chứa đựng tư tưởng sâu xa; sử dụng thành công phép điệp ngữ, hình ảnh thơ đa nghĩa. - Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ đến thắng lợi vẻ vang - Mở rộng: Liên hệ với bài thơ có cùng hoàn cảnh, chủ đề. 3. Kết thúc vấn đề. 0,5 - Nêu cảm nhận, đánh giá chung, khẳng định tài năng của tác giả. - Liên hệ với bản thân (rút ra bài học). d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác). ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: nghị luận. 0,5 Xét về hành động nói, câu văn Cô lại bế bồng và hát ru em 2 câu hát: “À ơi, con cò bay lả bay la ” thuộc kiểu hành động nói: 0,5 trình bày I Theo tác giả: Tiếng khóc chào đời của em mang lại niềm hi 3 vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những người chiến sĩ áo 1,0 trắng. Đây là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể đưa ra các bài học 1,0 khác nhau nhưng cần cụ thể, tránh diễn đạt chung chung hoặc sáo 4 rỗng và liên quan đến nội dung đoạn trích (GV linh hoạt khi chấm điểm). Có thể tham khảo gợi ý:
  7. + Trong mọi hoàn cảnh mỗi chúng ta cần biết hi sinh lợi ích cá nhân mình, biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ đối với mọi người xung quanh + Biết trao yêu thương để nhận lại niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. + Nỗ lực rèn luyện phẩm chất, cố gắng học tập để hoàn thành vai trò trách nhiệm của người học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. LÀM VĂN 7,0 Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về 2,0 vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu. a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai rò của sự hi sinh thầm lặng 0,25 trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau: 1,0 * Giải thích - Hi sinh: là vì người khác mà chịu thiệt thòi về bản thân mình. - Hi sinh thầm lặng vì người khác: Đó là những suy nghĩ, hành 0,25 động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình. * Bàn luận 0,25 - Khẳng định vấn đề: Hi sinh thầm lặng là phẩm chất cao đẹp cần thiết trong cuộc sống. II 1 - Lí giải: + Người có đức hi sinh luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng, khâm phục và ngợi ca. + Không chỉ vậy, người có đức hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống; mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người; mang lại cuộc sống bình yên, tươi đẹp, hạnh phúc; góp phần vào sự phát triển của đất nước + Hi sinh không phải là chịu thiệt vì mục đích cá nhân phải biết vì tập thể, vì quê hương đất nước, thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh cũng tùy hoàn cảnh, đối tượng. - Dẫn chứng: Lấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ. * Bàn luận mở rộng 0,25 - Phê phán: + Phê phán những người không có đức hi sinh, sống ích kỉ vì quyền lợi cá nhân, chỉ biết nhận mà không biết cho - Mở rộng, nâng cao vấn đề: Khẳng định sự hi sinh thầm lặng là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội
  8. * Bài học nhận thức và hành động 0,25 - Nhận thức: Cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. - Hành động: - Mỗi người cần rèn luyện đức hi sinh ngay từ khi còn nhỏ: cần có lòng dũng cảm; phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với mọi người, biết sống vì mọi người, biết hi sinh cho mọi người từ nhận thức đến hành động, từ vật chất đến tinh thần d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 nghị luận. Phân tích bài thơ “Ngắm trăng”. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, 0,25 thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết. Kết bài khẳng định được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nghệ thuật và nội dung của bài thơ “Ngắm trăng”. c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết 0,25 hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Giáo viên chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, 0,5 hấp dẫn. 2. Phân tích bài thơ. a. Khái quát chung 2 - Hoàn cảnh sáng tác: Ngắm trăng được in trong tập Nhật kí trong 0,5 tù, sáng tác khi tác giả bị bắt giam ở nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch b. Phân tích, chứng minh * Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác thật đặc biệt: (Ngục trung vô tửu diệc vô hoa) 0,5 Trong tù không rượu cũng không hoa - Giọng thơ tự nhiên, tả thực, điệp từ “vô”. - Câu thơ đầu nhấn mạnh người ta chỉ thưởng trăng khi tâm hồn thư thái, thảnh thơi. Nhưng ở đây, HCM ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù. Có thể hiểu rằng, trước cảnh của đem trăng quá đẹp, Bác bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc nuối khi không có rượu và hoa. Nhớ đến rượu và hoa không phải Bác vướng bận về vật chất mà nó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, khát khao thưởng thức cái đẹp của
  9. đêm trăng một cách trọn vẹn, đồng thời thể hiện tâm hồn vẫn ung dung, tự tại, vượt lên cảnh ngục tù tăm tối. (Đối thử lương tiêu nại nhược hà?) 0,5 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. - Câu hỏi tu từ (câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc). Nếu bản phiên âm là một câu hỏi tu từ, Bác tự hỏi lòng mình, nghe trái tim mình mách bảo, rồi thấy nuối tiếc, băn khoăn như có lỗi với vầng trăng đẹp thì bản dịch thơ không còn giữ được kiểu câu nghi vấn. Vì thế nó làm giảm đi phần nào sự bối rối, băn khoăn của Bác trước cái đẹp của đêm trăng - Câu thơ gợi tâm trạng xốn xang, bối rối, rạo rực của Bác trước cảnh đêm trăng quá đẹp nhưng người tù cách mạng lão luyện ấy chưa từng bối rối trước sự đầy đọa của nhà tù Tưởng Giới Thạch, chưa từng băn khoăn, bứt rứt trước những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, chưa từng khuất phục trước kẻ thù. Điều đó chứng tỏ Người rất yêu thiên nhiên, có trái tim rung động mãnh liệt trước cái đẹp của thiên nhiên dù đang trong hoàn cảnh ngục tù (tâm trạng của vị khách tiên). * Luận điểm 2: Tình cảm, mối quan hệ đặc biệt giữa trăng và người: 1,0 (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyện tòng song khích khán thi gia) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. - So sánh phần phiên âm với dịch thơ thì phần phần dịch thơ đã làm mất đi cấu trúc đăng đối: nhân-song- khán minh nguyệt; nguyệt- song- khán thi gia. Từ "khán" dịch là "ngắm" nhưng câu thơ thứ 4 dịch là "nhòm" làm giảm đi cái hay của câu thơ. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa - Hai câu thơ cho thấy sức mạnh diệu kì của người chiến sĩ – thi sĩ ấy. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do. Ở giữa hai thế giới ấy là song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ, tìm đến với nhau Hai câu thơ thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, phong thái ung dung trước cảnh ngục tù và sự gắn bó thắm thiết giao hoà giữa người và trăng. Đồng thời cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ - thi sĩ luôn hướng tới cuộc sống tự do. c. Đánh giá, mở rộng 0,5 - Đặc sắc nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thành công các phép tu từ: nhân hóa, điệp ngữ, nghệ thuật đối. Bài thơ tứ tuyệt Đường luật ngắn gọn, hàm súc, giọng thơ tự nhiên, hình ảnh thơ giàu ý nghĩa.
  10. - Nội dung: Bài thơ là minh chứng sinh động cho cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác, sáng lên vẻ đẹp của tâm hồn thi sĩ, cốt cách chiến sĩ - Mở rộng: Liên hệ với bài thơ có cùng hoàn cảnh, chủ đề. 3. Kết thúc vấn đề 0,5 - Nêu cảm nhận, đánh giá chung, khẳng định tài năng của tác giả. - Liên hệ với bản than (rút ra bài học). d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác). e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác). Lưu ý chung: - Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc câu 1 của phần Làm văn viết thành bài, câu 2 phần Làm văn chỉ viết một đoạn văn. - Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT