Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường quốc tế Á Châu

doc 2 trang thaodu 2810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_357_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường quốc tế Á Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 12 MÃ ĐỀ: 357 (Thời gian: 25 phút, không tính thời gian giao đề) ___ Họ tên học sinh: Lớp: SBD: (Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi, không làm trên đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 20 câu) Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; Ca=40; Na=23. Câu 1: Phát biểu không đúng : A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2. B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương. C. Thủy phân (x t H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit. D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. Câu 2: Một số este có mùi thơm hoa quả, không độc. Etyl butirat và isoamyl axetat lần lượt có mùi A. đào chín và mùi hoa nhài. B. dứa và mùi chuối chín. C. chuối chín và mùi táo. D. táo và mùi hoa nhài. Câu 3: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N ? A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím. C. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. D. Phân tử các aminoaxit chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Câu 5: Saccarozơ và mantozơ là: A. Polisaccarit. B. Đồng phân. C. Gốc glucozơ. D. monosaccarit. Câu 6: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế etylaxetat bằng phản ứng trực tiếp. A. CH3COOH và C2H3OH. B. C2H3COOH và C2H5OH. C. CH3COOH và C2H2. D. CH3COOH và C2H5OH. Câu 7: Khi cho dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch FeCl3,có hiện tượng gì xảy ra A. Có khói trắng C2H5NH3Cl bay ra. B. Có kết tủa C2H5NH3Cl màu trắng. C. Hơi thoát ra làm xanh giấy quỳ đỏ. D. Có kết tủa đỏ nâu Fe(OH)3 xuất hiện. Câu 8: Este CH3COOC2H3 không phản ứng với các chất nào trong các chất sau: A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Brom. C. Mg(OH)2 D. Dung dịch NaOH. Câu 9: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3 – CH2 – NH – CH3 A. Etylmetylamin. B. Metyletylamin. C. Etylaminometan. D. Isopropylamin. Câu 10: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ? A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt. B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín. C. Còn có tên gọi là đường nho. Trang 1/2 - Mã đề thi 357
  2. D. Có 0,1 % trong máu người. Câu 11: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, saccaroz. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử. A. Phản ứng với Na B. Dung dịch iot. C. Dung dịch axit. D. Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc. Câu 12: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức. A. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu. B. Phản ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2. C. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân. D. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu. Câu 13: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dd HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dd NaOH 4%. Công thức của X là: A. H2NC2H3(COOH)2 B. H2NC3H5(COOH)2 .C. (H2N)2C3H5COOH D. H2NC3H6COOH Câu 14: Cho m gam glucoz lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (lấy dư), tạo ra 80g kết tủa. Giá trị của m là? A. 108. B. 54. C. 72. D. 96. Câu 15: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 55%. B. 62,5% C. 75%. D. 50%. Câu 16: Khi thủy phân saccaroz, thu được 270g hỗn hợp glucoz và fructoz. Khối lượng saccaroz đã thủy phân là: A. 513g. B. 288g. C. 270g. D. 256,5g. Câu 17: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl ,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan.Số công thức cấu tạo tương ứng của X là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 18: Nhận biết 3 dung dịch : etyl amin, axit aminoaxetic, axit glutamic chỉ bằng 1 thuốc thử, đó là: A. Quỳ tím. B. Dung dịch HCl. C. Phenolphtalein. D. Dung dịch NaOH. Câu 19: Có các dung dịch riêng biệt sau: phenylamoniclorua (C6H5NH3Cl); H2NCH2COONa ; H2NCH2CH2CH(NH2)-COOH; ClH3NCH2COOH; HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH. Số lượng các dung dịch có pH<7 là A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 20: Xenluloz trinitrat được điều chế từ xenluloz và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7kg xenluloz trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric ( H%=90%). Giá trị của m là: A. 21. B. 42. C. 10. D. 30. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm) HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ NGÔ AN NINH Trang 2/2 - Mã đề thi 357