Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

docx 6 trang hangtran11 12/03/2022 6223
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2017.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

  1. Trường Tiểu học Minh Long Thứ ngày tháng 11 năm 2017 Lớp: KIỂM TRA GIỮA KÌ I Tên: . Năm học :2017 -2018 Môn : Tiếng Việt (Đọc) Thời gian :20 phút ĐIỀM NHẬN XÉT CỦA THẦY( CÔ) A. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 1/ Mỗi học sinh bốc thăm đọc một đoạn khoảng 110 tiếng/1 phút trích từ các bài tập đọc đã học ở sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5-tập 1A. từ tuần 1 đến tuần 9 2/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi trong nội dung đoạn học sinh vừa đọc cho học sinh trả lời. B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một lần có tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Hắn bước vào toa tàu, gơi thẳng tay và hô to: “ Hít-le muôn năm!”. Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ, tay cầm cuốn sách, ngẩng đầu, lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp: “ Chào ngài”.Tên sĩ quan lừ mắt nhìn ông già người Pháp. Bỗng hắn nhìn vào cuốn sách ông cụ đang đọc và thấy đó là một tác phẩm của Si-le viết bằng tiếng Đức. Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn liền hỏi: - Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng? - Sao ngài lại nói thế? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ!- Ông già điềm đạm trả lời. Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp: - Ông thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào?Nhà văn đã viết Vin-hem Ten cho người Thuỵ Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người I-ta- li-a, Cô gái Ooc- lê-ăng cho người Pháp, Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi: - Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?
  2. Ông già mỉm cười trả lời: - Có chứ! Si-le dành cho các ngài vở Những tên cướp! Học sinh đọc thầm bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: 1. Ông cụ người Pháp đã chào tên sĩ quan phát xít bằng lời chào nào? a/ Lời chào bằng tiếng Đức: “ Hít-le muôn năm!” b/ Lời chào bằng tiếng Pháp: “ Hít-le muôn năm!” c/ Lời chào bằng tiếng Pháp: “ Chào ngài!” 2.Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ? a/ Vì ông cụ biết tiếng Đức mà lại chào tên sĩ quan bằng tiếng Pháp b/ Vì ông cụ chào tên sĩ quan Đức bằng thái độ coi thường c/ Vì ông cụ chào tên sĩ quan Đức bằng tiếng Pháp và có thái độ lạnh lùng 3. Theo em, vì sao ông cụ người Pháp lại tôn trọng nhà văn Đức Si-le a/Vì Si-le là một nhà văn người Đức nổi tiếng và vì ông cụ biết iếng Đức b/ Vì Si-le là một nhà văn có tác phẩm chống phát xít Đức và vì ông cụ biết iếng Đức c/ Vì Si-le là một nhà văn có tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người ở nhiều nước trên thế giới trong đó có nước Pháp 4. Lời đáp ở cuối truyện của ông cụ người Pháp có ngụ ý gì? 5. Theo em, câu chuyện muốn nói về phẩm chất tốt đẹp nào của ông cụ người Pháp? a/ Bình tĩnh và tự tin trước kẻ thù b/ Điềm đạm, thông minh hóm hỉnh, căm ghét những tên phát xít xâm lược. c/ Chăm đọc sách, hiểu biết về văn học Đức và thế giới 6. Từ đi trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển a/ Sai một li, đi một dặm b/ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau c/ Đi một ngày đàng học một sàng khôn 7.Từ nào trái nghĩa với hồi hộp
  3. a/ Lạc quan b/ Bình tĩnh c/ Tự tin 8/Tìm và ghi hai thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa, gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa 9/ Đặt hai câu để phân biệt nghĩa từ đồng âm: đồng 10/Dòng nào dưới đây gồm những từ láy? a/ Yên ắng, lặng im, lim dim, hối hả b/ Nho nhỏ, lim dim,hối hả,rào rào, thưa thớt c/ Lất phất, róc rách, rào rào, bờ bãi ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Câu 1- c ( 0,5 đ) câu 2-c(0,5 đ) Câu 3- c ( 0,5 đ) Câu 4 -1 đ Ngụ ý coi bọn phát xít là những tên cướp Câu 5- b ( 0,5 đ) Câu 6-a( 0,5 đ) Câu 7- b ( 0,5 đ) Câu 8- HS Tìm và ghi hai thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa, gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa ( 1 đ) Câu 9- Đặt hai câu để phân biệt nghĩa từ đồng âm: đồng ( 1 đ) Vd: - Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông. - Quyển sách này giá 23 000 đồng. Câu 10 – b ( 1 đ)
  4. Trường Tiểu học Minh Long Thứ ngày tháng 11 năm 2017 Lớp: KIỂM TRA GIỮA KÌ I Tên: . Năm học :2017 -2018 Môn : Tiếng Việt (Viết) Thời gian :40 phút ĐIỀM NHẬN XÉT CỦA THẦY( CÔ) 1. Chính tả 2 điểm (15 phút): Nghe – viết Bài: Một chuyên gia máy xúc (Từ “Qua khung cửa kính đến những nét giản dị, thân mật")
  5. 2. Tập làm văn.8 điểm (25 phút) Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là hồ nước, cánh đồng lúa, con đường quen thuộc, một đêm trăng đẹp, vườn cây, trường em .) Bài làm
  6. 2. Tập làm văn.8 điểm (25 phút)