Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Đồng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Đồng (Có đáp án)
- Trường TH Tân Đồng ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) Lớp: 5 Năm học: 2019 – 2020 Điểm Nhận xét Chữ ký của GV coi, chấm thi Những con sếu bằng giấy Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-mavà Na-ga-xa-kiđã cướp đi mạng sốngcủa gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-mabị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa- xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con. Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một em bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ:"Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình." Theo những mẫu chuyện lịch sử thế giới Dựa vào nội dung bài tập đọc hãy khoanh vào chữ cái trước mỗi ý trả lời đúng nhất: Câu1: Hai quả bom nguyên tử đã được ném xuống thành phố nào của Nhật Bản? a. Hi-rô-si-ma và Ô-sa-ka b. Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki c. Na-ga-sa-ki và Na-gôi-a d. Na-ga-sa-ki và Tô-ky-ô Câu 2:Cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki bị nhiễm phóng xạ khi nào? a. Khi chiến tranh Mĩ - Nhật vừa mới bắt đầu. b. Khi cô bé vừa mới sinh ra đời. c. Khi gia đình cô mới chuyển đến Nhật Bản. d. Khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Câu 3: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? a. Bằng cách gấp sếu vì em tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ một nghìn con sếu thì sẽ khỏi bệnh. b. Bằng cách nằm trong bệnh viện. c. Bằng cách nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. d. Cô nhờ các bạn khắp mọi miền cùng gấp những con sếu bằng giấy. Câu 4: Các bạn nhỏ làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô? a. Cầu nguyện cho Xa-xa-cô. b. Gửi thư cho Xa-xa-cô. c. Tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. d. Quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ cô bé Xa-xa-cô. Câu 5: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình? a. Quyên góp tiền xây dựng tượng đài bằng đá tưởng nhớ cái chết của cô bé Xa-xa- cô. b. Khắc dưới tượng đài dòng chữ:"Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". c. Gấp chim sếu treo khắp mọi nơi. d. Quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc dưới tượng đài dòng chữ:"Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". Câu 6: Nội dung của bài "Những con sếu bằng giấy" là gì? a. Kể lại câu chuyện về cô bé gấp sếu bằng giấy để ước nguyện. b. Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân và bày tỏ khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. d. Tố cáo tội ác của chiến tranh phi nghĩa. c. Kể lại câu chuyện một cô bé gấp ngàn con sếu để chiến thắng bệnh tật. Câu 7: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? a. Trạng thái không có chiến tranh. b. Trạng thái bình thường. c. Trạng thái hiền hòa, yên ả. d. Trạng thái bình thản. Câu 8: Gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ "hòa bình": bình yên, lặng yên, hiền hòa, thanh bình, bình thản, thái bình, thanh thản, yên tĩnh. Câu 9: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm? a. Bàn chân / chân trời. b. Hàm răng / răng lược. c. Bức tranh / chiến tranh. d. Cổ áo / cổ tay. Câu 10: Em hãy đặt câu với từ “hòa bình” . .
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) Câu 1 2 3 4 5 6 7 9 Ý đúng b d a c d b a c 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 1 Điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Câu 8: Gạch chân dưỡi những từ đồng nghĩa với từ "hòa bình": (1 điểm) bình yên, lặng yên, hiền hòa, thanh bình, bình thản, thái bình, thanh thản, yên tĩnh. Câu 10: Học sinh tự đặt câu. (1 điểm) Ví dụ: Chúng em muốn thế giới này mãi mãi hòa bình. Trường TH Tân Đồng ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC TT) Lớp: 5 Năm học: 2019 – 2020 Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau rồi trả lời câu hỏi của GV. 1. Thư gửi các học sinh (Sách TV5, tập 1, trang1) 2. Những con sếu bằng giấy (Sách TV5, tập 1, trang 36) 3. Một chuyên gia máy xúc (Sách tiếng việt 5 tập 1, trang 45) 4. Những người bạn tốt (Sách tiếng việt 5 tập 1, trang 64) 5. Kì diệu rừng xanh (Sách tiếng việt 5 tập 1, trang 75)
- Trường TH Tân Đồng ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (Viết) Lớp: 5 Năm học: 2019 – 2020 Nhận xét Chữ ký của GV coi, chấm thi 1.Chính tả:(15 phút) Kì diệu rừng xanh Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Theo Nguyễn Phan Hách 2. Tập làm văn (35 phút) Đề bài: Hãy một cơn mưa.