Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 4270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA HỌC GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NAM ĐÀO NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2đ ) Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Dòng nào nêu không đúng đặc điểm của tục ngữ? A. Các vế thường đối xứng nhau. B. Thường có vần, nhất là vần lưng. C. Không có nghĩa bóng. D. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Câu 2: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt “có đoạn viết : “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình .Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó .”. Đoạn văn trên nêu lên nội dung gì ? A. Nêu lí do về lòng tự hào tiếng Việt của người Việt . B. Khẳng định vị trí và ý nghĩa của tiếng Việt . C. Khẳng định lòng tin của người Việt đối với tiếng Việt . D. Nói lên tình cảm của tác giả đối với người Việt . Câu 3: Văn bản nào sau đây không thuộc thể loại văn nghị luận ? A. Sài Gòn tôi yêu ( Minh Hương) B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta( Hồ Chí Minh) C. Ý nghĩa văn chương( Hoài Thanh) D. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) Câu 4: Trong các câu sau, câu nào có tổ hợp mùa xuân là trạng ngữ? A. Mùa xuân của Hà Nội có mưa riêu riêu. B. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. C. Tự nhiên như thế: ai cũng chọn mùa xuân. D. Mùa xuân! Mọi vật có sự đổi thay kì diệu . Câu 5: Câu nào dưới đây không thể chuyển đổi thành câu bị động? A. Tập thể lớp phê bình nó. B. Mọi người yêu mến nó. C. Nó rời sân ga. D. Nó buộc con ngựa bên gốc đa. Câu 6: Yếu tố nào không có trong thể loại truyện? A. Luận điểm B. Cốt truyện C. Nhân vật D. Người kể chuyện Câu 7: Trong câu văn Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn, đâu là cụm chủ- vị làm thành phần câu?
  2. A. Trung đội trưởng B. Trung đội trưởng Bính C. Đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn D. Khuôn mặt đầy đặn Câu 8. Khi đưa dẫn chứng trong một bài văn chứng minh, theo em thao tác nào sau đây không cần thực hiện? A. Giải thích B. Phân tích C. Đánh giá đẫn chứng đúng hay sai D. Bình luận II - PHẦN TỰ LUẬN: ( 8.0 đ) Câu 1 (2,0 điểm): 1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau: a) Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này. ( Lê Minh Khuê ). b) Cốm thường có vào mùa nào? - Mùa thu. 2. Từ đó, hãy chỉ ra sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. Câu 2 (2,0 điểm): Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Giải thích ngắn gọn nội dung những câu văn đó ? c) Viết đoạn văn ( 5 – 7 câu ) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. Câu 3(4,0 điểm). Tục ngữ có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Em hãy chứng minh lời dạy trên.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2,0đ) Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết C B A B C A D A quả II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 đ) Câu Ý Nội dung Điểm 1.1 a.Câu đặc biệt: Mùa thu. 0,5 b. Câu rút gọn: Mùa thu. 0,5 -Câu rút gọn: có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục lại 0,5 1 1.2 thành phần được rút gọn. (2,0 điểm ) - Câu đặc biệt: là một trung tâm cú pháp đặc biệt, không 0,5 xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ. ( Giám khảo căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm từng ý ở các mức độ: tối đa, chưa tối đa và không đạt) a - Những câu văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn 0,25 chương”. -Tác giả: Hoài Thanh. 0,25 - Ý nghĩa của những câu văn đó: + “ Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình b vạn trạng”: văn học phản ánh cuộc sống thông qua lăng 0,25 2 kính chủ quan của người nghệ sĩ nhưng không sao chép ( 2,0 điểm ) nguyên xi hoặc rập khuôn máy móc hiện thực khách quan. + “ Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: văn học còn 0,25 có thể tạo ra một thế giới mới từ thế giới hiện thực vốn có. -Viết đúng cấu trúc đoạn văn 0,25 c - Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối 0,75
  4. với cuộc sống của con người. ( Giám khảo căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm từng ý ở các mức độ: tối đa, chưa tối đa và không đạt) 3 Mở -Giới thiệu câu tục ngữ: Nêu được vấn đề cần chứng 0,25 ( 4,0 điểm ) bài minh Trong cuộc sống con người muốn thành công cần 0,25 phải kiên trì, bền chí, cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Vì thế mà cha ông ta có câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những tấm gương vượt khó. Thân - Giải thích câu tục ngữ: Từ một thanh sắt thô sơ, 1,0 bài cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đó được mài mãi mãi Cho đến một lúc nào đó thanh sắt kia trở thành một cây kim nhỏ bé tiện dụng. Cũng như vậy bất kì một công việc nào dù có khó khăn tới đâu nhưng nếu cố gắng kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. Dẫn chứng: 1,5 + Mạc Đĩnh Chi + Nguyễn Hiền + Nguyễn Ngọc Kí Suy nghĩa của em về câu tục ngữ. 0,5 Kết Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. 0,5 bài ( Giám khảo căn cứ vào bài viết của HS, cho điểm ở các mức độ: tối đa, chưa tối đa, không đạt ở từng ý; lẻ đến 0,25 điểm chú ý các yêu cầu sau: - Các tiêu chí về nội dung bài viết ( nội dung các phần : Mở bài, thân bài, kết bài.)
  5. - Các tiêu chí khác: + Hình thức: bố cục ba phần, các ý sắp xếp hợp lý, chữ viết rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả ) + Sáng tạo: Biết lập luận chặt chẽ, kết hợp tốt chứng minh và giải thích, dẫn chứng tiêu biểu, sát vấn đề, liên hệ thực tế sâu sắc, lời văn thuyết phục, cảm xúc )