Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 9370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

  1. Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Câu đặc biệt in đậm trong câu thơ: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”(Thế Lữ) có tác dụng gì? A. Dùng để liệt kê C. Dùng để bộc lộ cảm xúc B. Dùng để gọi đáp D. Dùng để xác định thời gian Câu 2. Câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” thuộc kiểu câu nào xét về hình thức? A. Câu ghép C. Câu đơn B. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt Câu 3. Nhận xét sau đây là nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản nào? “Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận” A. Đức tính giản dị của Bác Hồ B. Ý nghĩa văn chương C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Câu 4. Thành phần trạng ngữ được in đậm trong câu dưới đây là thành phần trạng ngữ nào? "Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa." A. Chỉ thời gian C. Chỉ nguyên nhân B. Chỉ nơi chốn D. Chỉ mục đích Câu 5. Câu nào sau đây là câu bị động? A. Em làm được nhiều việc giúp cha mẹ. B. Em được mọi người khen. C. Em đạt được giải nhất môn Toán. D. Em nhặt được của rơi đã trả lại người đánh mất. Câu 6. Tại sao trạng ngữ trong trường hợp: “Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.” (Theo báo Văn nghệ) người nói lại tách thành câu riêng? A. Để nhấn mạnh ý C. Để bổ sung ý B. Để chuyển ý D. Để nối kết các câu Câu 7. Mục đích của phép lập luận chứng minh là A. Trình bày những hiểu biết của người viết về một vấn đề cụ thể B. Giải thích một ý kiến, một quan điểm C. Bình luận, đánh giá một tác phẩm, một hiện tượng D. Khẳng định sự đúng đắn của một vấn đề nào đó
  2. Câu 8. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào thuộc tục ngữ của địa phương Nam Định? A. Tấc đất tấc vàng B. Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ C. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây PHẦN II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (3,5 điểm) Đọc đoạn văn: [ ] Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và người phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay [ ] (Sgk Ngữ văn 7 tập II, NXBGDVN) a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,75 điểm) b) Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm) c) Bài học em rút ra từ đoạn văn là gì? Từ đó, khiến em nhớ đến lời khuyên, lời dạy nào của Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng? Em hãy kể 1-2 lời khuyên ấy mà em biết? (1,25 điểm) d) Hiện nay, một số bạn lười học tập, lười làm việc nhà mà luôn dựa dẫm vào người khác. Em sẽ khuyên bạn thế nào? Hãy chia sẻ bằng 3-4 câu văn. (1,0 điểm) Câu 2. (4,5 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II Năm học 2017 - 2018 Môn Ngữ văn lớp 7 Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm, câu chọn sai hoặc thừa không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C B B A D B
  3. Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 a) Đoạn văn trích trong văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác 0,75 (3,5 điểm) giả Phạm Văn Đồng, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Nghị luận b) Nội dung chính của đoạn văn: Trong cuộc sống Bác Hồ luôn tự 0,5 mình làm tất cả mọi việc. c) * Bài học em rút ra từ đoạn trích là: 0,75 + Tự bản thân mỗi người luôn không ngừng làm việc từ việc nhỏ đến việc lớn tùy theo điều kiện và sức khỏe của mình. + Không nên dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. 0,5 * Em nhớ đến những lời dạy của Bác dành cho thiếu niên nhi đồng: - Học tập tốt, lao động tốt - Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình d) Học sinh trình bày suy nghĩ của mình: - Về hình thức: Đủ 3-4 câu, đúng ngữ pháp, chính tả. (Thiếu, sai 1-2 0,25 câu không cho) 0,75 - Về nội dung có thể theo gợi ý sau: + Giải thích cho bạn hiểu đó là biểu hiện chưa tốt, chưa theo lời dạy của Bác Hồ và cha mẹ thầy cô giáo. + Chỉ cho bạn rõ nguyên nhân và hậu quả của việc đó là sẽ dần hình thành thói quen xấu, không tốt cho tương lai + Giúp đỡ bạn cùng học tập tiến bộ; Rủ bạn cùng tham gia làm những việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi để bạn dần nhận ra ý nghĩa của lao động + Nhờ thầy, cô giáo cùng cha mẹ và các bạn tốt khác để khuyên và động viên giúp đỡ bạn. (Lưu ý: Giáo viên linh hoạt cho điểm tùy theo cách khuyên hợp lí của học sinh, diễn đạt thuyết phục) Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng: (4,5 điểm) - Đúng thể loại văn nghị luận chứng minh. Ngôn ngữ phải lưu loát, phù hợp với thể loại, có tính thuyết phục cao. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi diễn đạt. * Yêu cầu về nội dung:
  4. - Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. A. Mở bài: Giới thiệu nội dung cần chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. 0,5 B. Thân bài * Giải thích: Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh và rất thân thiện, gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, nguồn nước, không khí, cây cối, động thực vật, Môi trường nhân 0,5 tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp, * Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: LĐ1: Môi trường (tự nhiên, nhân tạo) đều có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người: 1,0 + Học sinh đưa ra dẫn chứng về tầm quan trọng của môi trường với con người: Cây cối là lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người ; nước là nguồn sống ; đất đai là nơi ở, nuôi trồng ; động thực vật làm cân bằng sinh thái đường xá phục vụ cho con người nhà máy LĐ 2: Nêu thực trạng môi trường sống hiện nay đã và đang bị tổn hại gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng lớn tới kinh tế, sức 1,5 khỏe, tinh thần của mỗi người: + Nạn chặt phá rừng bừa bãi hủy hoại dần lá phổi xanh của Trái đất, gây lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, đe dọa nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm , làm mất dần đi vẻ đẹp của tự nhiên + Nguồn tài nguyên đất đai dần cạn kiệt, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, ô nhiễm bầu khí quyển do sự phát triển ồ ạt của công nghiệp như các nhà máy, xí nghiệp, công trường và các phương tiện giao thông đường xá, xe cộ gây ra hậu quả mưa a-xít, hiệu ứng nhà kính, băng tan ở hai cực, thủng tầng ô-zôn, gây tiếng ồn, , làm thời tiết biến đổi thất thường, phức tạp gây hậu quả khôn lường - LĐ3: Trách nhiệm, ý thức của mỗi người, mỗi học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống với những biện pháp, hành động cụ thể như 1,0 trồng cây gây rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, giữ sạch mọi nguồn nước và bầu khí quyển ở quanh ta - Hãy bảo vệ cuộc sống bằng cách giữ vững màu xanh cho môi trường, để cùng hướng tới một “hành tinh xanh mãi xanh” C. Kết bài: Nêu suy nghĩ và hành động của bản thân với vấn đề chứng minh. 0,5 Lưu ý chung:
  5. - Căn cứ vào khung điểm, chất lượng bài viết của học sinh, giáo viên linh hoạt cho điểm sát hợp với từng phần bài viết. - Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,5 điểm. - Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu kết cấu lộn xộn, thiếu lô gíc trừ 0,5 điểm, nếu mắc từ 10 - 15 lỗi câu, từ, chính tả trừ 0,5 điểm; nếu quá 15 lỗi trên trừ 1 điểm./.