Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016-2017 Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể phát đề) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2,0đ ) Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng Câu1: Bài thơ nào dưới đây có nội dung khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước ? A. Nhớ rừng ( Thế Lữ ) B. Quê hương ( Tế Hanh ) C. Khi con tu hú ( Tố Hữu ) D. Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh ) Câu 2: Trong các tác giả dưới đây, tác giả nào được xem là " lá cờ đầu" của thơ ca Cách mạng Việt Nam ? A. Thế Lữ B. Tế Hanh C. Hồ Chí Minh D. Tố Hữu Câu 3: Nhận xét nào sau đây chưa đúng về bài thơ Tức cảnh Pác Bó? A. Bài thơ như một áng thơ Đường nhưng ngôn ngữ, hình ảnh và cảm xúc thật giản dị, gần gũi. B. Bài thơ chứng tỏ Bác là chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ. C. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan trong cuộc sống của Bác. D. Bài thơ muốn nhấn mạnh những gian khổ, thiếu thốn mà Bác phải chịu đựng ở Việt Bắc. Câu 4: Câu nào sau đây có nội dung không biểu thị ý phủ định ? A. Bức tranh này đẹp gì mà đẹp. B. Ta thường tới bữa quên ăn. C. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng. D. Làm gì có chuyện đó. Câu 5: Câu văn in đậm sau thuộc kiểu hành động nói nào? " Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm: - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột." A. Hành động hỏi B. Hành động trình bày C. Hành động điều khiển D. Hành động bôc lộ cảm xúc Câu 6: Hai dòng thơ sau sử dụng các biện pháp tu từ nào ? " Chiếc thuyền im, bến mỏi, trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" A. Ẩn dụ, hoán dụ B. Ẩn dụ, nhân hóa C. Hoán dụ, nhân hóa D. Nói quá, ẩn dụ Câu 7: Các hành động nói như trình bày (kể, tả, nhận xét ) thường dùng kiểu câu nào ? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 8: Nhận xét nào chưa đúng về yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận? A. Các luận điểm phải có tính hệ thống. B. Các luận điểm cần liên kết chặt chẽ. C. Các luận điểm cần có sự phân biệt với nhau. D. Các luận điểm không cần phải sắp xếp theo trình tự. II. Tự luận 1. Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. a. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? b. Trình bày cảm nhận về cái hay của hai câu thơ trên? 2. Thuyết minh về một loài hoa ngày tết. - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả A D D B C B A D II - PHẦN TỰ LUẬN : (8 đ) Câu 1: (3,0 đ) a. Học sinh nêu xuất xứ của văn bản chứa phần trích: Trích trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo ” của Nguyễn Trãi . ( 1,0đ ) Hoàn cảnh sáng tác : Vào năm 1428 sau khi quân ta đại thắng quân Minh . ( 0,5đ ) b. Cảm nhận Học sinh nêu một số nét về tác giả , tác phẩm, ddoạn thơ . (0,25đ) Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là ‘’yên dân’’, “trừ bạo’’ nghĩa là làm cho dân được hưởng thái bình muốn “yên dân” thì phải “trừ bạo”.Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ ta thấy “trừ bạo” là trừ quân Minh xâm lược , “yên dân” là vì hạnh phúc của nhân dân Đại việt đang bị kẻ thù xâm lược . (0,75đ) Đây là nét mới trong tư tưởng Nguyễn Trãi: trong quan niệm nho giáo nhân nghĩa chủ yếu nói đến quan hệ giữa người với người . Nguyenx Trãi đã nâng tư tưởng nhân nghĩa lên tầm cao mới: mối quan hệ giữa dan tộc với dân tộc. (0,25đ) Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi gắn liền với tư tưởng chống xâm lược. (0,25đ) Câu 3: (5,0 đ) 1. Yêu cầu: a. Hình thức: Học sinh viết được một văn bản thuyết minh có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả b. Nội dung: Thuyết minh tõ đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo của loài hoa ngày tết 2. Tiêu chuẩn cho điểm: A. Mở bài (0,5 đ): Giới thiệu được loài hoa ngày tết ( Hoa đào hoặc hoa mai ). B. Thân bài (4,0 đ): Lần lượt trình bày các ý sau - Nguồn gốc. (0,5đ) - Đặc điểm cấu tạo : gốc , thân, cành lá, hoa (1,0đ) - Các loại hoa(1,0đ) - Cách trồng và chăm sóc. (1,0đ) - Nơi trồng nổi tiếng. (0,5đ) C. Kết bài (0,5đ): cảm nghĩ của em về đối tượng thuyết minh. * Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo. - Hết -