Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC Ngày tháng năm 2017 Trường THCS Nghĩa An THI KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học: 2016-2017 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” (Trích Quê hương – Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập 2) 1. Trong đoạn trích, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? A. Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, gian lao. B. Dân làng chài nóng lòng chờ thuyền đánh cá trở về bến. C. Cảnh thuyền cá trở về sau chuyến ra khơi. D. Sự biết ơn thần linh, biển cả của người dân chài. 3. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau? “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;” A. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi B. Vị mặn mòi của biển C. Người dân chài đầy vị mặn D. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng 4. Hình ảnh người dân chài được thể hiện như thế nào? A. Chân thực, hào hùng B. Hùng tráng, kì vĩ C. Lãng mạn, hùng tráng D. Vừa chân thực, vừa lãng mạn
- 5. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” A. Chơi chữ B. So sánh C. Nhân hoá D. Nói quá 6. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”? A. Bến, cá, chất muối B. Biển, xa xăm, thớ vỏ C. Chài, bến, cá D. Thuyền, chài, lưới 7. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Ồn ào B. Tấp nập C. Thân thể D. Xa xăm * Đọc câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” và trả lời câu hỏi 8 8. Câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán II. Tự luận (8 điểm). Câu 1: (1 điểm) a. Thế nào là câu nghi vấn ? Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. b. Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi !” thuộc kiểu câu nào? Dùng để làm gì? Câu 2: (3 điểm) Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có câu thơ sau: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” 1. Em hãy chép chính xác khổ thơ chứa câu thơ trên và nêu nội dung chính của khổ thơ đó? 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép. (đoạn văn T - P - H, từ 10 - 12 câu, sử dụng câu nghi vấn không dùng với chức năng chính, câu chứa thán từ. Câu 3: (4 điểm) Hãy giói thiệu một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương em?
- Đáp án I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C C D D C D A B II. Tự luận (8 điểm). Câu 1: (2 điểm) Nêu đúng chức năng câu nghi vấn. Ví dụ đúng (0,5đ) Câu phủ định. Có chức năng khẳng định (0,5 đ) Câu 2: (3 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm - Chép chính xác khổ thơ 0,5 1 - Nêu nội dung: Nỗi nhớ tiếc của con hổ về thời oanh liệt 0,25 Học sinh viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Về hình thức Viết đúng hình thức đoạn văn T- P- H, đủ số câu (có đánh số thứ tự câu) Có sử dụng câu nghi vấn không dúng với chức năng để hỏi, câu chứa Hình thán từ (gạch chân) thức - Về nội dung: học sinh nêu được các ý cơ bản sau: khổ thơ đã khắc họa bức 0,5 đ tranh tứ bình tuyệt đẹp qua đó nói lên tâm trang nhớ tiếc quá khứ của con hổ Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ suối, nhớ trăng, nhớ lúc say mồi, ung dung thỏa thích bên bờ suối. (chú ý phân tích nghệ thuật ẩn dụ “đêm vàng bên bờ suối”) 2 Nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác về những ngày mưa rừng. (chú ý phân tích điệp từ “ta”) Kỉ niệm thứ ba đầy màu sắc và âm thanh nhưng tất cả đã lùi sâu vào dĩ vãng. Điệp từ “đâu” với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa. Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh, con hổ lại nhớ những Nội chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Bức tranh thứ tư là cảnh dung 1 sắc của buổi chiều dữ dội. , 25đ Giấc mơ huy hoàng của con hổ khép lại trong tiếng than u uất “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu” đó cùng chính là tiếng thở dài của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Câu 3: (3điểm)