Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021

docx 6 trang Hoài Anh 26/05/2022 3470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD & ĐT MÙ CANG CHẢI TRƯỜNG PTDTBT TH VỪ A DÍNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2020 – 2021 Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, và số điểm TN HT TN HT TN HT TN HT TN HT TL TL TL TL TL kĩ năng KQ khác KQ khác KQ khác KQ khác KQ khác 1. Kiến thức Số câu 2 2 1 4 1 tiếng việt, văn học Số điểm 1 1 1 2 1 Câu số 1;3 2;5 4 a) Đọc Số câu thành tiếng Số điểm Câu số 2.Đọc b) Số câu 1 1 1 1 3 1 Đọc - Số điểm 1 1 1 1 3 1 hiểu Câu số 8 7 9 6 a) Số câu Chính Số điểm tả Câu số 3.Viết b) Số câu Đoạn, Số điểm bài Câu số 4. Nghe - nói (kết hợp trong đọc và viết chính tả) Số câu 3 3 2 7 2 Số điểm 2 2 2 5 2 Tổng 20 20 20 10 Tỉ lệ
  2. PHÒNG GD & ĐT MÙ CANG CHẢI TRƯỜNG PTDTBT TH VỪ A DÍNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) A. Đọc thành tiếng (3 điểm) B. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm bài: “Hình dáng của nước” (Lê Ngọc Huyền) và khoanh vào câu trả lời đúng nhất: Hình dáng của nước Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ. - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? a. Tác dụng của nước. b. Hình dáng của nước. c. Mùi vị của nước. d. Màu sắc của nước
  3. Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau ? a. Nước có hình chiếc cốc. b. Nước có hình cái bát. c. Nước có hình như vật chứa nó. d. Nước có hình cái chai. Câu 3: Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? a. Nước không có hình dáng cố định. b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó. c. Nước tồn tại ở thể rắn , thể lỏng và thể khí. d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí. Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? . Câu 5: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống. a. Cô chủ b. Cô chủ nhỏ c. Cô chủ nhỏ lúc nào d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi Câu 6: Giải thích tại sao khi bác Tủ Gỗ giải thích về hình dạng của nước, tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù ? Câu 7: Nối cột A với cột B để được ý kiến của các nhân vật về hình dạng của nước: A B 1. Bát Sứ a, nước có hình chiếc cốc. 2. Cốc Nhỏ b, hình giống một chiếc bát. 3. Chai Nhựa c, hình giống cái chai. d, không có hình dạng nhất định.
  4. Câu 8: Câu: “Nước có hình dáng giống tôi.” thuộc kiểu câu nào? a. Câu kể Ai thế nào ? b. Câu kể Ai làm gì ? c. Câu kể Ai là gì ? d. Câu hỏi. Câu 9: Từ có thể dùng để thay thế cho từ ‘‘xinh xắn’’trong câu : ‘‘Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à ?’’ Là từ : II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) A. Chính tả: (Nghe - viết) (2 điểm) B. Tập làm văn: (8 điểm) Trong rất nhiều các loài cây như cây bóng mát, cây hoa, cây ăn quả Hãy tả một cây mà em thích. A. Chính tả: Nghe viết đoạn văn sau: Giỗ tổ Hùng Vương Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hằng năm tại vùng núi Nghĩa Lĩnh - Phong Châu - Phú Thọ. Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian như thi thổi cơm, đấu vật, DUYỆT CM NHÀ TRƯỜNG Nậm có, ngày tháng năm 2021 Người ra đề Nguyễn Thị Kim Dung Phùng Quang Sáng
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT - Lớp 4 I. Kiểm tra đọc: A. Đọc thành tiếng: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm B. Đọc hiểu: Câu 1: (0,5 điểm) b. Hình dáng của nước. Câu 2: (0,5 điểm) c. Nước có hình như vật chứa nó. Câu 3: (0,5 điểm) c. Nước tồn tại ở thể rắn , thể lỏng và thể khí. Câu 4: (1 điểm) VD: Vì các bạn đều cho rằng ý kiến của mình về hình dạng của nước là đúng. Câu 5: (0,5 điểm) b. Cô chủ nhỏ Câu 6: (0,75 điểm) VD: Tại vì bác đã giải thích đúng về hình dạng của nước. Câu 7: (0,75 điểm) A B 4. Bát Sứ a, nước có hình chiếc cốc. 5. Cốc Nhỏ b, hình giống một chiếc bát. 6. Chai Nhựa c, không có hình dạng nhất định. d, hình giống cái chai. Câu 8: (0,5 điểm) b. Câu kể Ai thế nào ? Câu 9: (1 điểm) VD : xinh xinh II. Kiểm tra viết: A. Viết chính tả: (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm B. Tập làm văn: (8 điểm) - Mở bài (1 điểm) - Thân bài (4 điểm) : + Nội dung (1,5 điểm) + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) - Kết bài (1 điểm)
  6. - Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) - Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) - Sáng tạo (1 điểm)