Đề kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Khối 9 - Năm học 2021-2022

docx 10 trang Hoài Anh 5690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Khối 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_cong_nghe_khoi_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Khối 9 - Năm học 2021-2022

  1. Trường THCS Vĩnh Trạch Tổ Lý – Công nghệ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 9 NĂM HỌC: 2021-2022 Người soạn: Phạm Văn Thép Ngày 29 tháng 10 năm 2021 I. MỤC TIÊU: - Đáp ứng được các kiến thức, kĩ năng trong chương trình bài 3, 4, 5, 6, 7, 11 môn Công nghệ 9. - Rèn luyện ý thức sử dụng các dụng cụ cơ bản của nhề điện dân dụng, thiết kế được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt một số mạch điện đơn giản. - Đánh giá đúng năng lực HS, để điều chỉnh kế hoạch bài dạy của GV, năng lực tự học của HS cho phù hợp. II. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ 1. Ma trận - Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm khách quan hoàn toàn 20 câu chiếm 10,0 điểm. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng số câu Tổng điểm TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng NB TH VD VD cao TN TN 1 Bài 3:Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện 2-TN TN 3 1,5 2 Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện TN TN TN 3 1,5 Bài 5: 3 Thực hành: Nối dây dẫn điện TN 2-TN TN 4 2 Bài 6: 2-TN TN TN 4 2 4 Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện Bài 7: TN TN TN 3 1,5
  2. 5 Thực hành: Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang Bài 11: TN TN TN 3 1,5 6 Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà Tổng Số Câu 8 6 4 2 20 10 Tổng thời gian (phút) 8’ 12’ 12’ 13’ 45’ Tổng điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 2. Bản đặc tả: Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng VD đánh giá NB TH VD cao Nhận biết Trình bày được công dụng và phân loại các 2-TN 1 Bài 3:Dụng cụ dùng trong lắp dụng cụ trong lắp đặt mạng điện trong nhà. (C 1, 2) đặt mạng điện Thông hiểu Sử dụng được các dụng cụ trong lắp đặt mạng TN điện trong nhà. (C 3) Nhận biết Trình bày công dụng, cách sử dụng đồng hồ TN 2 công tơ điện. (C 4) Bài 4: Thực hành: Sử dụng Thông hiểu đồng hồ đo điện Giải thích được các kí hệu, thông số kĩ thuật TN trên công tơ điện 1 pha. (C 5) Vận dụng
  3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng VD đánh giá NB TH VD cao Tính toán được điện năng tiêu thụ dựa trên TN thông số kĩ thuật của công tơ điện 1 pha. (C 6) Nhận biết - Nêu được các yêu cầu của mối nối dây dẫn TN điện. (C 7) 3 - Trình bày được qui trình nối dây dẫn điện. Bài 5: Thông hiểu Thực hành: Nối dây dẫn điện Phân tích được yêu cầu của từng bước nối dây 2-TN dẫn điện. (C 8, 9) Vận dụng Phân loại được các mối nối từ hình ảnh trong TN thực tế cuộc sống. (C 10) Nhận biết - Trình bày được nguyên lí làm việc của mạch 2-TN điện . (C 11, 12) - Nhận biết được các loại bảng điện của mạng điện trong nhà. 4 Bài 6: Thông hiểu Thực hành: Lắp mạch điện - Giải thích được chức năng của bảng điện. TN bảng điện - Phân tích được sơ đồ nguyên lí mạch điện. (C 13) - Xây dựng được sơ đồ lắp đặt của mạch điện. Vận dụng - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện TN và mạch điện đơn giản tương tự trong cuộc (C 14) sống. Nhận biết Bài 7:
  4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng VD đánh giá NB TH VD cao 5 Thực hành: Lắp mạch điện - Trình bày được nguyên lí làm việc của mạch TN đèn ống huỳnh quang điện . (C 15) - Nhận biết được các phần tử của bộ đèn ống huỳnh quang. Thông hiểu - Phân tích được nguyên lí làm việc của mạch TN điện đèn ống huỳnh quang. (C 16) - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện. Vận dụng Giải thích được chứa năng của các phần tử TN trong bộ đèn ống huỳnh quang. (C 17) Nhận biết - Trình bày được khái niệm về lắp đặt mạng TN 6 điện kiểu nổi, kiểu ngầm. (C 18) - Trình bày, áp dụng được các yêu cầu kĩ thuật khi lắp đặt mạng điện kiểu nổi, kiểu ngầm. Bài 11: - Nhận biết, phân biệt được mạng điện kiểu Lắp đặt dây dẫn của mạng nổi, kiểu ngầm. điện trong nhà Thông hiểu Mô tả được phương pháp lắp đặt mạng điện TN kiểu nổi, kiểu ngầm. (C 19) Vận dụng Phân tích được các yêu cầu kĩ thuật của lắp đặt TN mạch điện kiểu nổi. (C 20)
  5. III. Đề kiểm tra: TRƯỜNG THCS VĨNH TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – KHỐI 9 TỔ LÝ – CÔNG NGHỆ MÔN: CÔNG NGHỆ NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Em hãy chọn đáp án đúng nhất của các câu sau: Câu 1: Hình sau là kí hiệu của đồng hồ điện nào? A. Ampe kế B. Công tơ điện C. Ôm kế D. Oát kế Câu 2. Em hãy cho biết đâu là đại lượng đo của đồng hồ ôm kế? A. Điện áp của mạch điện B. Điện năng tiêu thụ của mạch điện C. Dòng điện của mạch điện D. Điện trở của mạch điện
  6. Câu 3: Trong mạch điện, ampe kế được mắc như thế nào? A. Song song B. Nối tiếp C. Nối tiếp hoặc song song đều được D. Hỗn hợp Câu 4: Đại lượng nào sau đây là đại lượng cần đo của công tơ điện? A. Điện năng tiêu thụ của mạch điện B. Điện trở mạch điện, điện áp, dòng điện. C. Công suất tiêu thụ D. Điện áp của mạch điện Câu 5: Em hãy giải thích thông số sau ghi trên mặt công tơ điện 1 pha? 20(80) A A. Điện áp định mức là 20 A B. Dòng điện định mức là 20 A C. Điện áp định mức là 20A, có thể quá tải lên 80A. D. Dòng điện định mức là 20A, có thể quá tải lên 80A. Câu 6: Trên công tơ điện 1 pha có ghi 250 vòng/kWh. Khi đĩa nhôm của công tơ điện quay được 175 vòng, hỏi điện năng tiêu thụ được bao nhiêu kWh? A. 1,43 kWh B. 0,0143 kWh C. 0,7 kWh D. 0,007 kWh Câu 7: Hình sau đây là thuộc mối nối nào? Của loại dây dẫn nào? A. Mối nối thẳng của dây dẫn nhiều lõi, nhiều sợi. B. Mối nối thẳng của dây dẫn nhiều lõi, 1 sợi. C. Mối nối thẳng của dây dẫn 1 lõi, nhiều sợi. D. Mối nối thẳng của dây dẫn 1 lõi, 1 sợi.
  7. Câu 8: Độ dài lớp vỏ cách điện khi bóc vỏ là: A. Khoảng 15-20 lần đường kính dây dẫn B. Khoảng 15-25 lần đường kính dây dẫn C. Khoảng 15-30 lần đường kính dây dẫn D. Khoảng 15-35 lần đường kính dây dẫn Câu 9: Các dụng cụ sau đây không dùng để bóc vỏ cách điện dây dẫn? A. Dao nhỏ B. Kéo C. Kìm tuốt dây D. Kìm mỏ nhọn Câu 10: Hình sau đây thuộc mối nối nào của dây dẫn điện? A. Mối nối phân nhánh B. Mối nối rẽ C. Mối nối dùng phụ kiện D. Mối nối nối tiếp. Câu 11: Mạng điện trong nhà có hai loại bảng điện: A. bảng điện chính, bảng biện phụ B. bảng điện trước, bảng điện sau C. bảng điện chính, bảng điện nhánh D. bảng điện lớn, bảng điện nhỏ. Câu 12: Cung cấp điện tới đồ dùng điện, thiết bị điện. Đó là chức năng của bảng điện nào? A. Bảng điện chính B. Bảng điện nhánh C. Bảng điện lớn D. Bảng điện nhỏ Câu 13: Các hình nào sau đây được vẽ đúng của sơ đồ nguyên lí mạch điện?
  8. A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 14: Hãy chọn sơ đồ lắp đặt phù hợp với sơ đồ nguyên lí sau: A.
  9. B. C. D. Câu 15: Các thiết bị nào sau đây thuộc phần tử của bộ đèn ống huỳnh quang? A. Bảng điện B. Cầu chì C. công tắc 2 cực D. Tắc te Câu 16: Đèn ống huỳnh quang được mắc song song với phần tử nào sau đây? A. Chấn lưu B. Tắc te C. Công tắc D. Cầu chì Câu 17: Trong bộ đèn ống huỳnh quang, chấn lưu có chức năng chính là gì? A. Giới hạn, và ổn định dòng điện qua bóng đèn. B. Giới hạn, và ổn định điện áp qua bóng đèn.
  10. C. Giới hạn, và ổn định tần số của dòng điện qua bóng đèn. D. Giới hạn, và ổn định điện trở qua bóng đèn. Câu 18: Ống nối chữ L được sử dụng: A. Khi nối nối tiếp hai ống luồn dây dẫn với nhau. B. Để phân nhánh dây dẫn điện. C. Để nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau. D. Để cố định ống luồn dây dẫn trên tường. Câu 19: Vì sao bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 – 1,5m? A. Để tránh xa tầm tay trẻ em. B. Để thao tác dễ dàng cho các thành viên trong gia đình. C. Để cho không gian nhà đẹp hơn. D. Để sử dụng các đồ dùng điện tiện lợi hơn. Câu 20: Hiện nay mạng điện trong nhà có lắp bảng điện, ổ cắm điện thấp hơn 1,3-1,5m. Vì sao? A. Lắp sai yêu cầu kĩ thuật. B. Phù hợp với bản thiết kế. C. Bảng điện, ổ điện có màn chắn bảo vệ chống giật. D. Cho phù hợp với một số đồ dùng điện. IV. Kết quả kiểm tra: (thống kê)