Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 27/05/2022 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_lich_su_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS SONG PHƯỢNG MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học: 2021 – 2022. Ngày 9 tháng 11 năm 2021 I/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng (Nội dung, Trắc nghiệm Trắc nghiệm Trắc nghiệm chương ) 1. Khái quát - Thời gian hình - Lý giải nhân tố - Các cuộc phát lịch sử thế thành, QHSX của làm khủng hoảng kiến địa lý do giới TĐ XHPK Châu Âu. XHPK và hình tầng lớp nào tiến - nhận biết về văn thành CNTB ở hành? hoá của các nước. Châu Âu Số câu Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 7 Tỉ lệ % 12% 8% 8% 28% 2. Buổi đầu - Nắm được một số -Triều đình trung độc lập thời vấn đề về nhà nước ương thời Tiền Lê Ngô – Đinh – của nước ta dưới được tổ chức như Tiền Lê. thời Ngô - Đinh – thế nào? Tiền Lê Số câu Số câu: 5 Số câu: 2 Số câu :7 Tỉ lệ % 20% 8% 28% 3. Nước Đại -Nêu được sự thành -Trình bày được -Giải thích được Việt thời Lý lập nhà Lý những vấn đề về chủ trương đối (thế kỉ XI - lậu pháp, quân đội phó của Lý XII) và những chính Thường Kiệt sách thời nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống Số câu Số câu: 3 Số câu: 5 Số câu: 3 Số câu: Tỉ lệ % 12% 20% 12% 11 44%
  2. Tổng số câu Tổng số câu: 11 Tổng số câu: 7 Tổng số câu: 7 Tổng số Tỉ lệ : 44% Tỉ lệ 28 % Tỉ lệ: 28 % câu: 25 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 100% II/ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ Câu 1: Triều đại nào được coi là giai đoạn phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc? A. Nhà Tống B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Thanh Câu 2: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì? A. Kĩ thuật in. B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải. C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. D. Đóng tàu, chế tạo súng. Câu 3: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành? A. Vua quan, quý tộc. B. Tướng lĩnh quân đội. C. Thương nhân, quý tộc. D. Quý tộc, tăng lữ. Câu 4: Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?
  3. A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc và các nước phương Đông. C. Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Các nước phương Tây. Câu 5: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ? A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan Câu 6: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu? A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Bạch Hạc. D. Phong Châu. Câu 7: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường. B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt. C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc. D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc. Câu 8: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
  4. A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa. B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua. C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình. D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc. Câu 9: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu. A. quân Nam Hán xâm lược lần 2. B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi. C. Do mâu thuẫn nội bộ. D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực. Câu 10: "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời: A. Ngô. B. Đinh. C. Lý. D. Trần. Câu 11: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội. C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua. D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư. Câu 12: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là: A. Trận Chi Lăng. B. Trận Đồ Lỗ
  5. C. Trận Bạch Đằng D. Trận Lục Đầu. Câu 13: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu? A. Năm 1010. B. Năm 1045. C. Năm 1054. D. Năm 1075. Câu 14: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là: A. Hình thư B. Gia Long C. Hồng Đức D. Cả 3 đều sai Câu 15: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B. Trâu, bò là động vật quý hiếm. C. Trâu, bò là động vật linh thiêng. D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 16 : Nhà Lý có chính sách gì đối với miền núi? A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi. B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi. C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình. D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
  6. Câu 17: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng? A. Hòa hảo thân thiện. B. Đoàn kết tránh xung đột C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa. Câu 18: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 19: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển? A. Vương triều Gúp-ta. B. Vương triều Hồi giáo Đê-li. C. Vương triều Mô-gôn. D. Vương triều Hác-sa. Câu 20: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì? A. Đều là vương triều của người nước ngoài. B. Cùng theo đạo Hồi C. Cùng theo đạo Phật.
  7. D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì. Câu 21: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước? A. Đánh hai nước Liêu - Hạ. B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ. C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ. D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước. Câu 22: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì? A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt. B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước. C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt. D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung. Câu 23: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là: A. Ngồi yên đợi giặc đến. B. Đầu hàng giặc. C. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống. D. Liên kết với Cham-pa. Câu 24: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
  8. D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. Câu 25: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước. B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam. D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến. III/ BIỂU ĐIỂM CHẤM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C C A C A B D D A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D C C A D B C D A A 21 22 23 24 25 B C C D B