Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 4971
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_vat_li_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẬU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I.NĂM HỌC: 2021- TỔ TỰ NHIÊN 2022 MÔN: VẬT LÍ 8 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 : Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước . Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng? A.Người lái đò đứng yên so với dòng nước B.Người lái đò đứng yên so với bờ sông C.Người lái đò chuyển động so với dòng nước D.Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 2.Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì? A. Ô tô chuyển động được 36km. B. Ô tô chuyển động trong một giờ C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36km. D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ. Câu 3. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn. B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm. C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn. D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động. Câu 4 .Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động. B. Căn cứ vào thời gian chuyển động. C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định. Câu 5 :Trong các cách sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc C.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 6 : Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng? A.Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật B.Khi vật chuyển động nhanh dần lên, chứng tỏ lực ma sát biến mất C.Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia D.Khi vật chuyển động chậm dần, chứng tỏ lực ma sát tăng dần Câu 7 : Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần
  2. B.Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động đều sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại D.Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa Câu 8: 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng. A. 15m/s B. 20,16m/s C. 25m/s D.30m/s Câu 9: Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường B. Ô tô đứng yên so với người lái xe C. Ô tô chuyển động so với người lái xe D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường Câu 10 :Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải. Câu 11: Hình vẽ bên. Câu mô tả nào sau đây là đúng A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N Câu 12:Lực là đại lượng vectơ vì : A.Lực làm vật biến dạng . B. Lực có độ lớn , phương và chiều . C. Lực làm vật thay đổi tốc độ . D. Lực làm cho vật chuyển động . Câu 13:Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau đây phép đổi nào là sai? A. 12,096 m/s = 43,2km/h B. 48 km/h = 23,33m/s C. 1,512m/s = 5,4km/h D. 62 km/h = 17,36m/s Câu 14 : Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000 m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng? A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy. B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả. D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả.
  3. Câu 15 :Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn. B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn. C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau) D. Không có cơ sở để so sánh. Câu 16: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? A.Vận tốc không thay đổi . B.Vận tốc tăng dần C.Vận tốc giảm dần . D.Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần . Câu 17: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính ? A.Ô tô đang chuyển động B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông C. Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động D. Chuyển động của một vật rơi xuống Câu 18: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng: A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều Câu 19 : Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng? v1 v2 s1 s2 s1 s2 A. vtb B. vtb C. vtb D. Công thức B và C đúng. 2 t1 t2 t1 t2 Câu 20: Đơn vị của vận tốc là : A. km.h B. m/s C. m.s D. s/m Câu 21: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều? A. Chuyển động của một ô tô đi từ Vĩnh Long đến Thành phố Hồ Chí Minh B. Chuyển động của tàu hỏa lúc vào ga. C. Chuyển động của quả banh đang lăn trên sân. D. Chuyển động của đầu cánh quạt đang quay ổn định. Câu 22 : Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn? A. Lăn vật B. Kéo vật.
  4. C. Cả hai cách như nhau D. Không so sánh được. Câu 23. Một Canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với vật nào sao đây ? A. Ván lướt. B. Khán giả. C. Ca nô. D. Tài xế canô. Câu 24. Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là? A. 40 m/s B. 8 m/s C. 4,88 m/s D. 120 m/s Câu 25:Khi xe ô tô đang chạy và phanh gấp, hành khách trên xe ngã về phía: A.TrướcB. Sau C.Trái D.Phải Câu 26: Trường hợp nào không chịu tác dụng của hai lực cân bằng: A.Quyển sách nằm yên trên mặt bàng nằm ngang B.Hòn đá nằm nghiêng trên dốc núi C.Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng D.Một vật nặng được treo bởi sợi dây Câu 27:Đoàn tàu rời ga nếu lấy nhà ga làm mốc thì ta nói: Đoàn tàu A.Đang chuyển động so với nhà ga B.Đang đứng yên so với nhà ga C.Đang chuyển động so với hành khách trên tàu D.Đang chuyển động so với đoàn tàu Câu 28: Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang.Các lực tác dụng vào vật cân bằng là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn B. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát của vật C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn Câu 29: Hai chiếc tàu hỏa chạy trên đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên đoàn tàu thứ nhất sẽ: A.Chuyển động so với tàu thứ hai B.Đứng yên so với đoàn tàu thứ hai C.Chuyển động so với tàu thứ nhất D.Chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai Câu 30:Nói người đi xe máy từ Hà Nội-Hải Phòng với vận tốc 50km/h điều cho ta biết gì? A.Vận tốc của người đó B.Vận tốc trung bình của xe máy C.Vận tốc chuyển động đều của xe máy D.1 giờ người đó đi được 50km Câu 31:Một người đi xe máy trong 30 phút với vận tốc trung bình là 30km/h . Quãng đường người đó đi được là:
  5. A.2km B.15km C.30km D.60km Câu 32:Một người đi xe đạp trong nửa quãng đường đầu với vận tốc v 1=12km/h và nửa quãng đường còn lại với vận tốc v 2 =20km/h. Trung bình cộng vận tốc của người đó trên cả quãng đường là: A. 15 km/h B. 16km/h C. 14km/h D.11km/h Câu 33:Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều? A. Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó C. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định D. Chuyển động của kim phút đồng hồ Câu 34:Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên tàu là không đúng? A. Cột đèn chuyển động so với đoàn tàu B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu. Câu 35: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ A. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà C. Quả dừa rơi từ trên cao xuống D. Chuyển động của cành cây khi gió thổi Câu 36:Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng? A. Tính chất giữ nguyên vật tốc của vật gọi là quán tính B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được C. Vật có khối lượng lớn thì quán tính nhỏ và ngược lại D. Vật có khối lượng lớn thì quán tính lớn và ngược lại Câu 37: Khi bút máy tắc mực, ta thường cầm bút máy vẩy mạnh cho mực văng ra. Kiến thức vật lí nào đã được áp dụng ? Hãy chọn câu đúng A.Sự cân bằng lực B.Quán tính C.Tính linh động của chất lỏng D. Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật Câu 38: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh? A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt D.Để tiết kiệm vật liệu Câu 39:Trong các phương án sau đây, phương án nào không giảm được ma sát? A. tra dầu mỡ, bôi trơn mặt tiếp xúc B. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc C. tăng độ ráp của mặt tiếp xúc D. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
  6. Câu 40: Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 1000N. Độ lớn của lực ma sát bằng: A.1000 N B.500 N C.2000 N D.100 N HẾT ĐÁP ÁN 1.A 2.C 3.B 4.D 5.C 6.C 7.B 8.B 9.C 10.D 11.D 12.B 13.B 14.B 15.A 16.D 17.C 18.D 19.B 20.B 21.D 22.A 23.B 24.B 25.A 26.C 27.A 28.C 29.B 30.D 31.B 32.B 33.A 34.B 35.A 36.C 37.B 38.C 39.C 40.A