Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8

docx 6 trang Hoài Anh 6912
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ II. I. Mục tiêu bài kiểm tra: 1. Kiến thức: Kiểm tra nhận thức của HS kiến thức đã học trong chương trình học kì II: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp qua các thời kì từ năm 1858 đến đầu thế kỉ XX. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét 3. Thái độ: HS nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của nhân dân ta, về vai trò, trách nhiệm của triều đình Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp, cảm phục về những tấm gương của nhân dân trong cuộc kháng chiến 4. Định hướng năng lực, phẩm chất cần hình thành: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá. - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên: Xây dựng ma trận, đề kiểm tra, đáp án. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức, giấy bút. III. Tiến trình tổ chức giờ kiểm tra: 1. Tổ chức lớp : Lớp Thứ Ngày Tiết TKB Sĩ số HS nghỉ tiết 8A 8B 2. Xác định hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận. 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Cuộc Hiệp Trình Chiến sự Nhận kháng ước bày được ở miền xét về chiến từ Nhâm nội dung Đông hiệp năm 1858 Tuất hiệp ước Nam Kì ước đến năm 1862. Giáp Giáp 1884. Tuất. Tuất. Số câu : 1 ½ Câu 1 ½ Câu 3 câu số điểm: 0,5 đ 1,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 3,0 đ Tỉ lệ: = 5% = 15% = 5% = 5% = 30% - Triều Kể tên Ban Khởi đình các cuộc hành nghĩa 2. Phong Huế kí khởi “Chiếu Hương trào với Pháp nghĩa Cần Khê kháng hiệp ước trong Vương” được Pháp Pa-tơ- phong coi là trong nốt. cuộc
  2. những - Phan trào Cần khởi năm cuối Đình Vương. nghĩa thế kỷ Phùng tiêu XIX. chọn biểu căn cứ nhất Ngàn trong Trươi phong làm địa trào bàn khởi Cần nghĩa. vương Số câu : 2 ½ Câu 1 ½ Câu 4 câu số điểm: 1,0 đ 0,75 đ 0,5 đ 1,75 đ 4,0 đ Tỉ lệ: = 10% = 7,5% = 5% =17,5% = 40% 3. Chính Cuộc Hiểu sách khai khai được thác thuộc thác tác địa của thuộc động thực dân địa lần của Pháp và thứ nhất cuộc những của KTTĐ chuyển Pháp đối với biến về kinh tế, KT- xã hội XHViệt Việt Nam Nam Số câu : 1 1 2 câu số điểm: 0,5 đ 2,5 đ 3,5 đ Tỉ lệ: = 5% = 25% = 35% TS câu 4 + ½ + ½ câu 3 + ½ câu ½ câu 9 câu TS điểm 3,75 điểm 4,0 điểm 1,75 điểm 10 đ Tỉ lệ 37,5% 40% 17,5% 100% 4. Xây dựng câu hỏi theo ma trận: ĐỀ CHẴN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3,0 điểm) Câu 1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất khi nào? A. 04/06/1862. B. 05/06/1862. C. 06/06/1862. D. 07/06/1862. Câu 2. Ngày 25/8/1883, triều đình ký với Pháp một Hiệp ước thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì đó là Hiệp ước nào? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hác- Măng. D. Pa- tơ- nốt. Câu 3. Sau thất bại ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã làm gì để giúp vua cứu nước? A. Rèn đúc vũ khí. B. Tích trữ lương thực. C. Tập luyện võ nghệ. D. Ông nhân danh nhà vua ra chiếu Cần vương.
  3. Câu 4. Sự kiện đốt cháy tàu Hi-vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông của Nguyễn Trung Trực đã nói lên điều gì? A. Độc lập tự cường dân tộc. B. Ý thức đấu tranh của nhân dân. C. Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. D. Ý thức tự giác đấu tranh. Câu 5.Tại sao Phan Đình Phùng chọn Ngàn Trươi làm căn cứ chính của cuộc kháng chiến? A. Địa thế hiểm trở, thuận lối đánh du kích. B. Là nơi đông dân cư. C. Được nhân dân nơi đây nhiệt tình hưởng ứng. D. Là nơi kín đáo, dễ cố thủ. Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào? A. Từ năm 1897 đến năm 1912. B. Từ năm 1897 đến năm 1913. C. Từ năm 1897 đến năm 1914. D. Từ năm 1897 đến năm 1915. B. PHẦN TỰ LUẬN. (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm ) Trình bày nội dung hiệp ước Giáp Tuất mà triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp? Em có nhận xét gì về nội dung hiệp ước đó? Câu 2. (2,5 điểm) Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Câu 3: (2,5điểm ) Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào ? ĐỀ LẺ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3,0 điểm) Câu 1. Ngày 25/8/1883, triều đình ký với Pháp một Hiệp ước thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì đó là Hiệp ước nào? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Pa- tơ- nốt. D. Hác- Măng. Câu 2. Sau thất bại ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã làm gì để giúp vua cứu nước? A. Rèn đúc vũ khí. B. Tích trữ lương thực. C. Ông nhân danh nhà vua ra chiếu Cần vương. C. Tập luyện võ nghệ. Câu 3 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất khi nào? A. 05/06/1862. B. 04/06/1862. C. 06/06/1862. D. 07/06/1862. Câu 4. Tại sao Phan Đình Phùng chọn Ngàn Trươi làm căn cứ chính của cuộc kháng chiến? A. Là nơi đông dân cư. B. Địa thế hiểm trở, thuận lối đánh du kích. C. Được nhân dân nơi đây nhiệt tình hưởng ứng. D. Là nơi kín đáo, dễ cố thủ. Câu 5. Sự kiện đốt cháy tàu Hi-vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông của Nguyễn Trung Trực đã nói lên điều gì? A. Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. B. Độc lập tự cường dân tộc. B. Ý thức đấu tranh của nhân dân.
  4. D. Ý thức tự giác đấu tranh. Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào? A. Từ năm 1897 đến năm 1912. B. Từ năm 1897 đến năm 1913. C. Từ năm 1897 đến năm 1915. D. Từ năm 1897 đến năm 1914. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm ) Trình bày nội dung hiệp ước Giáp Tuất mà triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp? Em có nhận xét gì về nội dung hiệp ước đó? Câu 2. (2,5 điểm) Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Câu 3 (2,5 điểm ): Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam chúng đã tiến hành vơ vét bóc lột nhân dân ta như thế nào? 5. Xây dựng hướng dẫn chấm: ĐỀ CHẴN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D C A B B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm *Nội dung hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): Sau khi thực dân Pháp thất bại tại Cầu Giấy, triều đình Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước 0,5 với nội dung: - Thực dân Pháp rút quân khỏi Bắc kì. 0,5 1 - Triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp. 0,5 (2,0đ) *Nhận xét: Triều đình Nguyễn một lần nữa cắt nước ta cho giặc, Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và 0,5 thương mại Việt Nam. * Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương ( 1885 – 0,75 1896): - Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887). - Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892). - Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896). * Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì: 2 - Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: 0,5 (2,5đ) Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 0,5 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. - Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào 0,25 Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896) - Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích, hình thức 0,5 phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường. - Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến xã hội Việt Nam : - Xã hội Việt Nam phân hoá thành nhiều giai cấp và tầng lớp.
  5. 3 - Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy 0.5 (2,5đ) nhiên có bộ phận vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp nông dân: đông đảo bị áp bức nặng nề, họ sẵn sàng tham 0.5 gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Tầng lớp tư sản bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn 0.5 ép. - Tiểu tư sản thành thị: các chủ xương nhỏ, viên chức và người làm 0.5 nghề tự do. - Công nhân: làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, đời sống cực khổ, 0.5 có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. ĐỀ LẺ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A B B A D B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm *Nội dung hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): Sau khi thực dân Pháp thất bại tại Cầu Giấy, triều đình Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước 0,5 với nội dung: - Thực dân Pháp rút quân khỏi Bắc kì. 0,5 1 - Triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp. 0,5 (2,0đ) *Nhận xét: Triều đình Nguyễn một lần nữa cắt nước ta cho giặc, Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và 0,5 thương mại Việt Nam. * Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương ( 1885 – 0,75 1896): - Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887). - Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892). - Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896). * Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì: 2 - Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: 0,5 (2,5đ) Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 0,5 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. - Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào 0,25 Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896) - Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích, hình thức 0,5 phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường. a. Nông nghiệp: 0,5 Pháp đẩy mạnh việc cướp ruộng đất, phát canh, thu tô b. Công nghiệp: 0,5 3 + Đẩy mạnh khai thác than, kim loại (2,5đ) + Pháp mở công nghiệp nhẹ: Ghạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ, xay sát gạo, rượu. 0,5
  6. c. Giao thông vận tải: Tăng cường hệ thống giao thông đường sắt, thủy, bộ để vơ vét bóc lột và đàn áp nhân dân ta. d. Thương nghiệp: 0,5 Độc chiếm thị trường Việt Nam. Đánh thuế nặng: muối, rượu, thuốc phiện. 0,5 =>Kinh tế VN càng lạc hậu, phát triển không cân đối, ngày càng phụ thuộc vào kinh tế Pháp.