Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021

docx 11 trang Hoài Anh 27/05/2022 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021

  1. Trường THCS Lương Thế Vinh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: MÔN GDCD 7 Lớp: NĂM HỌC 2020-2021 II, ĐỀ BÀI A. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến em cho là đúng 1.Câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về sự tự tin A. Trời sinh voi trời sinh cỏ B. Ác giả ác báo C. Ở hiền gặp lành D. Thất bại là mẹ thành công 2. Bạn H rất thích học múa, nhưng khi mẹ dẫn đến lớp học múa, bạn lại đứng ngoài nhìn và không dám vào tập, vì nhìn các bạn trong lớp ai ai cũng múa đẹp. Bạn H ngại vì mình không biết múa. Đó là biểu hiện của A. Tự tin B. Tự chủ C. Tự ti D. Tự tôn 3. Để rèn luyện sự tự tin, các em cần : A. Nhờ bố mẹ trang điểm thật lộng lẫy, mua hàng đắt tiền mặc dù nhà không khá giả. B. Trau dồi kiến thức học tập, kiến thức xã hội trong đời sống sinh hoạt C. Nhờ bạn thật giỏi trong lớp làm bài tập cho để đưa cô kiểm tra D. Nhận làm những việc dễ. 4. Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm. 5.Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ? A. V là người không tự tin. B. V là người tiết kiệm. C. V là người nói khoác. D. V là người trung thực. 6.Biểu hiện của người tự tin là? A. Thấy ai khuyên làm gì cũng làm theo. B. Không dám giơ tay phát biểu. C. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến của người khác và nghe theo lời khuyên của người khác. D. Nói lên quan điểm của mình. 7. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ? A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống hiếu học.
  2. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm. 8. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là nhiệm vụ của ai? A. Những người già trong gia đình B. Bố mẹ, ông bà C. Trưởng họ. D. Tất cả mọi người trong gia đình, dòng họ. 9. Ngày gia đình Việt Nam là ngày bao nhiêu hằng năm? A. 28/ 4 B. 28/ 5 C. 28/6 D. 28/7 10. Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì? A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội. B. Tính chất của gia đình. C. Mục đích của gia đình. D. Đặc điểm của gia đình. 11. Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không? A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học. B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà. C. Không vì nam và nữ bình đẳng. D. Không vì đáng lẽ con trai mạnh khỏe phải ở nhà lao động. 12. Nhà chú Hưng giàu có, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, có việc làm ổn định, sống vui vẻ với bà con lối xóm, con chú trốn nghĩa vụ quân sự. Đó có phải là gia đình văn hóa không? A. Gia đình chứ Hưng là gia đình văn hóa vì đời sống vật chất ổn định. B. Gia đình chú Hưng không là gia đình văn hóa vì chưa thực hiện nghĩa vụ của công dân. C. Gia đình chú Hưng là gia đình văn hóa vì sống hò thuận, đoàn kết với bà con lối xóm. D. Gia đình chú Hưng đã đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa vì rất hạnh phúc, tiến bộ. B.Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) a. Sống đoàn kết tương trợ đem lại lợi ích gì? Em hãy lấy ví dụ làm sáng tỏ vai trò của đoàn kết tương trợ? b.Bản thân em sẽ làm gì để rèn luyện lòng nhân ái, sống yêu thương chia sẻ với mọi người? Câu 2( 2,0 điểm) Nếu có người nói rằng gia đình, dòng họ nhà em không có gì đáng tự hào vì chưa có ai đỗ đạt cao thì em sẽ ứng xử như thế nào? Câu 3(2,0 điểm) Tình huống:
  3. Trong một lần chơi đá bóng ngoài sân, Hải và Tuấn đang tập chuyền bóng cho nhau để chuẩn bị cho kì đại hội thể thao của trường. Trong một cú chuyền, Hải lỡ chân đá hơi mạnh, bóng tâng cao lọt vào sân nhà bác hàng xóm làm vỡ chậu hoa của bác. Hải không ngần ngại vội chạy vào xin lỗi bác với vẻ mặt ân hận. Nhưng bác chủ nhà bắt Hải phải mang chậu hoa mới đền lại cho bác thì mới trả quả bóng. a. Em có nhận xét gì về bác chủ nhà trong tình huống trên? b. Nếu em là bác chủ nhà em sẽ ứng xử như thế nào? Hết
  4. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2020- 2021 Môn: GDCD - Lớp : 7; Thời gian: 45 phút Đề số 2 (gồm 1 trang) I, MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên Cấp độ thấp Cấp độ chủ cao đề TN TL TN TL TN TL TL Vận 1.Giữ gìn và dụng phát huy kiến truyền thống thức, tốt đẹp của gia hiểu đình, dòng họ biết thực tế Số câu 1/6 1/6 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ % 5% 5% 2. Xây dựng Nhận Hiểu vai gia đình văn biết trò của hóa tiêu con cái trong chuẩn gia đình, của trách gia nhiệm đình của bản văn thân hóa Số câu 2/3 2/3 4/3 Số điểm 2 2 4 Tỉ lệ % 20% 20% 40% 3. Đoàn kết Vận tương trợ dụng giải quyết tình huống Số câu 1 1 Số điểm 2 2
  5. Tỉ lệ % 20% 20% 4. Tự tin Hiểu Vận Giải Liên hệ vai dụng thích bản trò kiến câu tục thân của thức ngữ về tự tin về tự tin vai trò của tự tin Số câu 1/3 2/3 1/6 ½ ½ 3/2 Số điểm 1 2 0,5 1 1 3,5 Tỉ lệ % 10% 20% 5% 10% 10% 15% Tổng số câu 2/3 1 11/6 1/2 4 Tổng số điểm 2 3 4 1 10 Tỉ lệ % 20% 30% 40% 10% 100% II, ĐỀ BÀI A. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến em cho là đúng 1. Ngày gia đình Việt Nam là ngày bao nhiêu hằng năm? A. 28/ 4 B. 28/ 5 C. 28/6 D. 28/7 2. Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì? A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội. B. Tính chất của gia đình. C. Mục đích của gia đình. D. Đặc điểm của gia đình. 3. Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không? A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học. B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà. C. Không vì nam và nữ bình đẳng. D. Không vì đáng lẽ con trai mạnh khỏe phải ở nhà lao động. 4. Nhà chú Hưng giàu có, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, có việc làm ổn định, sống vui vẻ với bà con lối xóm, con chú trốn nghĩa vụ quân sự. Đó có phải là gia đình văn hóa không? A. Gia đình chứ Hưng là gia đình văn hóa vì đời sống vật chất ổn định. B. Gia đình chú Hưng không là gia đình văn hóa vì chưa thực hiện nghĩa vụ của công dân.
  6. C. Gia đình chú Hưng là gia đình văn hóa vì sống hòa thuận, đoàn kết với bà con lối xóm. D. Gia đình chú Hưng đã đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa vì rất hạnh phúc, tiến bộ 5.Câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về sự tự tin A. Trời sinh voi trời sinh cỏ B. Ác giả ác báo C. Ở hiền gặp lành D. Thất bại là mẹ thành công 6. Bạn H rất thích học múa, nhưng khi mẹ dẫn đến lớp học múa, bạn lại đứng ngoài nhìn và không dám vào tập, vì nhìn các bạn trong lớp ai ai cũng múa đẹp. Bạn H ngại vì mình không biết múa. Đó là biểu hiện của A. Tự tin B. Tự chủ C. Tự ti D. Tự tôn 7. Để rèn luyện sự tự tin, các em cần : A. Nhờ bố mẹ trang điểm thật lộng lẫy, mua hàng đắt tiền mặc dù nhà không khá giả. B. Trau dồi kiến thức học tập, kiến thức xã hội trong đời sống sinh hoạt C. Nhờ bạn thật giỏi trong lớp làm bài tập cho để đưa cô kiểm tra D. Nhận làm những việc dễ. 8. Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm. 9.Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ? A. V là người không tự tin. B. V là người tiết kiệm. C. V là người nói khoác. D. V là người trung thực. 10.Biểu hiện của người tự tin là? A. Thấy ai khuyên làm gì cũng làm theo. B. Không dám giơ tay phát biểu. C. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến của người khác và nghe theo lời khuyên của người khác. D. Nói lên quan điểm của mình. 11. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ? A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
  7. 12. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là nhiệm vụ của ai? A. Những người già trong gia đình B. Bố mẹ, ông bà C. Trưởng họ. D. Tất cả mọi người trong gia đình, dòng họ. II.Tự luận ( 7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) a, Gia đình văn hoá gồm những tiêu chuẩn cụ thể nào ? b, Theo em, con cái có ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc gia đình? Bản thân em đã làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa? Câu 2 ( 2,0 điểm) Tình huống: Tuấn học giỏi còn Hưng học kém Toán. Cô giáo giao cho Tuấn kèm Hưng học vì vậy mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn lại tranh thủ làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém . a, Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao? b, Nếu em là Tuấn em sẽ giúp Hưng như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm) Cho câu tục ngữ sau: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Em sẽ làm gì để thực hiện theo câu tục ngữ đó? Hết III,HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm TN Lựa chọn mỗi đáp án đúng được 0,25 đ Câu Đáp án 1 C 2 A 3 C 4 C 5 D 6 C 7 B 8 C 9 A 10 D 11 B 12 D a, Tiêu chuẩn gia đình văn hoá : 0,25 - Gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ
  8. - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình 0,25 TL - Đoàn kết với xóm giềng 0,25 Câu 1 - Làm tốt nghĩa vụ công dân . 0,25 b,- Ảnh hưởng tốt: nếu nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, chăm học, không làm điều gì xấu thì cha mẹ vui lòng, gia đình đầm ấm hạnh phúc. 0,5 - Ảnh hưởng xấu: nếu con cái hư, ăn chơi, quậy phá, sa vào tệ nạn xã hội làm mất danh dự gia đình thì gia đình không có hạnh phúc. 0,5 HS nêu được những việc làm của bản thân: Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội; Giúp đỡ ông bà bố mẹ những việc vừa sức, ngoan ngoãn, yêu kính ông bà cha mẹ ) 1 a, Không tán thành với việc làm của Tuấn vì Tuấn chưa biết cách giúp đỡ Câu 2 bạn chưa hiểu rõ về đoàn kết tương trợ. Việc làm đó không phải là giúp đỡ mà là hại bạn. 1 b, HS nêu cách giúp đỡ phù hợp . VD: Tuấn hướng dẫn Hưng phương pháp học ở lớp, ở nhà. Giảng bài cho bạn hiểu. 1 - Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải tự tin, bản lĩnh, không nản Câu 4 lòng chùn bước trước khó khăn thử thách. 1 - Học sinh liên hệ với bản thân mình.(VD: cố gắng, tích cực tự tin vào khả năng của mình để vươn lên trong học tập, trong công việc) 1 Thanh Lang, ngày 10 tháng 12 năm 2020 Người duyệt đề Người ra đề
  9. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Năm học: Môn: GDCD - Lớp : 7; Thời gian: 45 phút Đề gồm 1 trang I, ĐỀ BÀI Câu 1 (6,0 điểm) a, Gia đình văn hoá gồm những tiêu chuẩn cụ thể nào ? b, Theo em, con cái có ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc gia đình? Bản thân em đã làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa? Câu 2( 4,0 điểm) a, Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? b, Nếu có người nói rằng gia đình, dòng họ nhà em không có gì đáng tự hào vì chưa có ai đỗ đạt cao thì em sẽ ứng xử như thế nào?
  10. II,HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm a, Tiêu chuẩn gia đình văn hoá : - Gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ 0,5 Câu 1 - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình 0,5 - Đoàn kết với xóm giềng 0,5 - Làm tốt nghĩa vụ công dân . 0,5 b,- Ảnh hưởng tốt: nếu nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, chăm học, không làm điều gì xấu thì cha mẹ vui lòng, gia đình đầm ấm hạnh phúc. 1 - Ảnh hưởng xấu: nếu con cái hư, ăn chơi, quậy phá, sa vào tệ nạn xã hội làm mất danh dự gia đình thì gia đình không có hạnh phúc. 1
  11. HS tự liên hệ (Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội; Giúp đỡ ông bà bố mẹ những việc vừa sức, ngoan ngoãn, yêu kính ông bà cha mẹ ) 2 a, Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là tìm Câu 2 hiểu, bảo vệ, học tập tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp làm cho các truyền thống ngày càng phong phú tỏa sáng. 2 b, Không đồng ý với ý kiến đó vì mỗi gia đình, dòng họ dù ít hay nhiều đều có những truyền thống tốt đẹp tuy gia đình dòng họ mình không có người đỗ đạt cao nhưng còn rất nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào như: Uống nước nhớ nguồn, cần cù lao động, đoàn kết, nhân 2 nghĩa Thanh Lang, ngày 10 tháng 12 năm 2020 Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Bình