Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Hàn Vy 01/03/2023 2310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_7_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI MÔN GDCD 7. Năm học: 2022 – 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. Học tập tự giác, tích cực - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. - Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực. - Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. - Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. 2. Giữ chữ tín - Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín. - Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. - Phê phán những người không biết giữ chữ tín. 3. Quản lí tiền - Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. - Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. - Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 4. Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng. - Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. - Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng - Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. - Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là A. chủ động lập kế hoạch học tập. B. chỉ làm những việc dễ. C. có người giám sát, theo dõi thì làm không thì thôi. D. lười biếng, ỉ lại cho người khác. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây chưa tích cực, tự giác trong học tập ? A. Thường xuyên làm bài tập. B. Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. C. Chỉ học tập khi bố mẹ nhắc nhở. D. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới. Câu 3. Theo em những việc làm sau đây trái với ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả? A. Xa hoa, lãng phí, chi tiêu thiếu kế hoạch. B. Dành dụm tiền tiết kiệm. C. Chỉ mua sắm những vật dụng cần thiết. D. Làm đồ dùng học tập từ các vật liệu tái chế. Câu 4. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả là A. không cân bằng được tài chính hiện tại. B. không tạo dựng được cuộc sống ổn định tự chủ. C. có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. D. thoải mái ăn chơi, mua sắm. Câu 5. Đâu không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? A. Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn. B. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. Chỉ vay tiền khi thực sự cần.
  2. C. Chỉ mua những thứ phù hợp với khả năng chi trả. D. Chi tiêu không có kế hoạch. Câu 6. Nguyên nhân chủ quan nào sau đây gây ra tâm lí căng thẳng? A. Bạo lực gia đình. B. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân. C. Hoàn cảnh gia đình. D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ. Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực? A. Thường xuyên không học bài cũ. B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập. C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. D. Có mục tiêu học tập rõ ràng. Câu 8: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn A. sự yêu mến của mọi người đối với mình. B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người. C. niềm tin của mình đối với mọi người. D. niềm tin của mọi người đối với mình Câu 9: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín? A. Giữ đúng lời hứa của mình. B. Buôn bán hàng chất lượng. C. Hay trễ hẹn với bạn bè. D. Nói đi đôi với làm. Câu 10: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là A. áp lực từ học tập. B. các mối quan hệ bạn bè. C. kỳ vọng của gia đình. D. suy nghĩ tiêu cực. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 11: Em có suy nghĩ gì về câu tục ngữ sau? “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”Câu 12: Cho tình huống sau “Mấy tuần nay, Hà cảm thấy sợ hãi vì những tin nhắn đe doạ, nói xấu mình trên mạng xã hội, cảm thấy quá sức chịu đựng, bạn đã nhờ mẹ giúp đỡ. Mẹ an ủi, trấn an tinh thần và giúp đỡ Hà tìm hiểu nguyên nhân. Mẹ cùng nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm để giúp bạn cảm thấy an toàn khi ở trên lớp. dần dần, Hà đã ổn định tâm lí trở lại”. a/ Em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn Hà trong tình huống trên? b/ Có khi nào em phải đối mặt với tình huống căng thẳng cần sự giúp đỡ của những người xung quanh? Em hãy kể lại tình huống đó và đồng thời đề xuất những cách ứng phó tích cực khi căng thẳng? Câu 13: Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ? Câu 14: Quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
  3. Hình 1 Hình 2 a/ Em hãy cho biết nội dung của 2 bức hình trên? b/ Thông qua 2 bức hình trên, theo em, vì sao chúng ta cần học tập tự giác, tích cực? Hết