Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: ( 3 điểm ) Cho đoạn văn: Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: - Làm sao con lại khóc ? Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: - Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm. Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm : - Cục ta cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho ! Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn. (Truyện cổ tích Tấm Cám) a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b. Chỉ ra một chi tiết đặc sắc trong đoạn văn và nêu ý nghĩa của chi tiết đó. c. Viết từ 3- 4 câu nêu bài học rút ra từ đoạn văn. d. Các từ gạch chân thuộc từ loại gì ? Câu 2: (7điểm) Kể câu chuyện cảm động về tình bạn. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: ( 3 điểm ) Cho đoạn văn: Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: - Làm sao con lại khóc ? Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: - Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm. Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm : - Cục ta cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho ! Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn. (Truyện cổ tích Tấm Cám) a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b. Chỉ ra một chi tiết đặc sắc trong đoạn văn và nêu ý nghĩa của chi tiết đó. c. Viết từ 3- 4 câu nêu bài học rút ra từ đoạn văn. d. Các từ gạch chân thuộc từ loại gì ? Câu 2: (7điểm) Kể câu chuyện cảm động về tình bạn.
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG ĐÔ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 6 Câu 1: (3điểm) a. Phương thức biểu đạt: tự sự 0,5 điểm b. Chỉ ra chi tiết đặc sắc trong đoạn văn: Bụt xuất hiện giúp đỡ Tấm khi Tấm gặp khó khăn, bế tắc (không tìm thấy bống – người bạn duy nhất chia sẻ buồn vui với Tấm) – đây là chi tiết thần kì. 0,5 điểm Ý nghĩa của chi tiết: thể hiện khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Chi tiết này cũng góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển 0,5 điểm c. Học sinh viết được 3-4 câu nêu bài học rút ra từ đoạn văn: Ở đời nếu chăm chỉ, hiền lành, siêng năng, chất phác thì khi gặp khó khăn, bế tắc sẽ được người khác giúp đỡ ->Ở hiền gặp lành 1 điểm d. Các từ gạch chân thuộc từ loại: động từ 0,5 điểm Câu 2: (7điểm) *Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (6 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) - Mức tối đa (1 điểm): HS biết giới thiệu câu chuyện sẽ kể (chuyện gì ? với ai ? khi nào ? ở đâu? và bảy tỏ cảm xúc ban đầu của mình về câu chuyện ấy. HS viết mở bài ngắn gọn, gây được sự chú ý, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc - Mức chưa tối đa: (0,5 điểm) HS biết viết mở bài song còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ - Không đạt: không viết mở bài hoặc mở bài không đúng với đề bài b. Thân bài: (4 điểm) - Mức tối đa (4 điểm): HS biết kể các sự việc từ sự việc tình huống ban đầu đến các sự việc phát triển, cao trào và sự việc kết thúc (Phải kể để người đọc hình dung rõ về sự việc, kể để thấy rõ tình bạn) - Mức chưa tối đa (3,5 điểm): HS biết viết thân bài đảm bảo về kiến thức song còn mắc lỗi dùng từ, chính tả. - Mức chưa tối đa (2 điểm ->3 điểm): HS kể chưa thật đầy đủ các sự việc, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả (tùy mức độ để cho cho điểm) - Mức chưa tối đa ( 1 điểm -> 1,5 điểm): HS chưa hoàn thiện bài viết, sa vào diễn nôm, gặp gì kể nấy, còn mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả (tùy mức độ để cho cho điểm) - Mức chưa tối đa (0,5 điểm): viết phần thân bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả - Không đạt: không viết thân bài hoặc lạc đề c. Kết bài (1 điểm) - Mức tối đa (1 điểm): HS biết trình bày cảm nghĩ của mình về câu chuyện đã kể. Biết rút ra bài học hoặc lời nhắn nhủ đến người đọc - Mức chưa tối đa (0,5 điểm): biết kết bài song còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả - Không đạt: không viết kết bài hoặc lạc đề *Các tiêu chí khác (1 điểm)
  3. + Lời văn kể chuyện (0,5 điểm): - Mức tối đa: lời văn trong sáng, rõ ràng, có cảm xúc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): lời văn còn vụng về, ít cảm xúc, chưa hấp dẫn, lôi cuốn người đọc + Sáng tạo (0,5 điểm): - Mức đầy đủ: HS biết chọn sự việc làm cho câu chuyện tình bạn trở nên cảm động. Biết tạo tình huống bất ngờ - Mức chưa đầy đủ (0,25 điểm): HS biết chọn sự việc để kể song chưa tạo được tình huống bất ngờ - Không đạt: không nhận thấy sự sáng tạo của HS (không biết chọn sự việc, chưa biết tạo tình huống bất ngờ)