Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3 điểm). Cho bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. a, Xác định phương thức biểu đạt chính, biện pháp điệp từ được sử dụng trong bài ca dao? b, Nêu hiểu biết của em về nội dung bài ca dao? d, Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bài ca dao. Câu 2 ( 7 điểm). Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Cảnh khuya" (Hồ Chí Minh). Hết ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3 điểm). Cho bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. a, Xác định phương thức biểu đạt chính, biện pháp điệp từ được sử dụng trong bài ca dao? b, Nêu hiểu biết của em về nội dung bài ca dao? d, Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bài ca dao. Câu 2 ( 7 điểm). Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Cảnh khuya" (Hồ Chí Minh). Hết
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 -2017 I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ dạy chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 theo ba nội dung: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. I. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài trong 90 phút II. THIẾT LẬP MA TRẬN -Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn ngữ văn 7, học kì I. -Chọn nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra -Xác định khung ma trận. Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Chủ đề Mức độ thấp Mức độ cao
- 1.Đọc-Hiểu Nhận biết Hiểu nội (Chọn một PTBĐ của dung, ý đoạn được đoạn trích dẫn từ nghĩa của tác phẩm đoạn. văn học hoặc nhật dụng ngoài SGK) Nhận biết từ Viết đoạn văn 2. Tiếng láy, từ ghép, ngắn phân Việt: từ đồng tích tác dụng - Từ ghép, nghĩa, từ trái của biện pháp từ láy nghĩa, điệp tu từ (hoặc giá - Từ đồng ngữ được sử trị của từ láy, nghĩa, Từ dụng trong từ đồng nghĩa, trái nghĩa đoạn Đọc- từ trái nghĩa) - Điệp ngữ Hiểu trong đoạn Đọc-Hiểu Tạo lập văn bản biểu cảm về một tác phẩm hoặc 3. Tập làm một khía văn: cạnh của tác Biểu cảm về phẩm: một tác -Cuộc chia phẩm văn tay của học những con búp bê - Cảnh khuya - Tiếng gà trưa Tổng số câu Số câu: 2/3 (gồm nhiều câu Số câu: 1/3 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm,Tỉ lệ hỏi nhỏ): 2 điểm ( 20% ) 1 điểm(10%) 7 điểm(70%) 10điểm(100 %)
- III. Biên soạn đề, đáp án và thang điểm 1. Đề bài: Câu 1 ( 3 điểm). Cho hai câu thơ: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. (Ca dao) a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong hai câu thơ? b, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ? c, Nêu hiểu biết của em về nội dung hai câu thơ? d, Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ. Câu 2 ( 7 điểm). Cảm nhận của em về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. 2, Đáp án và thang điểm: Câu 1( 3 điểm) a, Học sinh xác định đúng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5 điểm) b, Học sinh nhận diện đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: biện pháp điệp từ ( 0,5 điểm) c, Học sinh nêu được hiểu biết về nội dung hai câu thơ: Diễn tả nỗi nhớ quê hương da diết của chàng trai lúc xa quê ( 1 điểm). d, * Yêu cầu: - Về hình thức: Thành đoạn văn, không gạch ý, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - Về nội dung: đảm bảo các ý sau: + Giới thiệu được biện pháp điệp từ được sử dụng trong hai câu thơ. + Nêu được cấu tạo của biện pháp điệp từ: Từ "nhớ" được lặp đi lặp lại ba lần +Phân tích được một số tác dụng gợi hình, gợi cảm của biện pháp điệp từ như: . Diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết của người con trai lúc xa quê: nhớ quê hương - nơi chôn rau cắt rốn, gắn với gia đình, làng xóm, ruộng vườn ; nhớ những món ăn đậm đà, bình dị của quê nhà: canh rau muống, cà dầm tương.
- . Thể hiện được tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng của chàng trai đối với quê hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp chung, rất đáng yêu của người dân lao động. . Bồi đắp trong lòng người đọc tình yêu đối với quê hương, gia đình; lòng biết ơn đối với cội nguồn. +Khẳng định được vai trò của biện pháp điệp từ trong việc góp phần tạo nên thành công cho hai câu thơ. *Biểu điểm: - Đạt cơ bản các yêu cầu trên: 1 điểm. - Đạt khoảng 2/3 yêu cầu: 0,75 điểm - Đạt khoảng 1/2 yêu cầu: 0,5 điểm - Còn lại: 0,25 điểm Câu 2.( 7điểm) * Yêu cầu chung: - Chấp nhận, khuyến khích các bài sáng tạo có sức thuyết phục - Hướng dẫn chấm chỉ nêu định hướng chung chứ không định lượng *Yêu cầu cụ thể: +) Về kiến thức: Chấp nhận mọi cách hiểu, cách làm bài có thể không giống nhau miễn sao bày tỏ được những cảm xúc suy nghĩ của người viết về bài thơ "Cảnh khuya". Chẳng hạn như tình cảm yêu thích, dắm say trước vẻ đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc và trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp tâm hồn Bác. Biểu cảm qua các ý: - Vẻ đẹp đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc: + Các tín hiệu nghệ thuật: Phép so sánh, điệp từ "lồng" và phép liệt kê, nghệ thuật lấy động tả tĩnh + Nội dung: . Không gian yên tĩnh . Âm thanh trầm bổng, du dương của tiếng suối từ xa vọng lại trở nên ấm áp, thân thương và gần gũi hơn. . Trăng, cổ thụ, hoa đan cài, lung linh ẩn hiện tạo cho bức tranh như có tầng, có lớp. -> Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, có hồn và rất đáng yêu. - Vẻ đẹp tâm hồn Bác: + Tín hiệu nghệ thuật: điệp ngữ "chưa ngủ" +Nội dung: Nhấn mạnh lí do chưa ngủ của Bác: . Vì cảnh quá đẹp, quá nên thơ khiến một người có tâm hồn nhạy cảm như Bác khó có thể ngủ được. Đó là cái chưa ngủ của một tâm hồn nghệ sĩ. . Vì việc nước: Là một người lãnh đạo, gánh trên vai trọng trách lớn lao thì Người có dễ gì ngủ được khi mà cuộc kháng chiến chưa đi đến thắng lợi cuối cùng. Đó là cái chưa ngủ của tâm hồn chiến sĩ. -> Thấy được tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước sâu nặng của Bác. Hai vẻ đẹp nghệ sĩ và thi sĩ ấy cùng hòa quyện trong con người Hồ Chí Minh, khó mà tách bạch được. +) Về kĩ năng: Học sinh biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập được một văn bản biểu cảm có bố cục ba phần.
- +) Về tư duy: Qua bài viết giáo viên đánh giá năng lực tư duy của học sinh trên các phương diện: Phát hiện ý, lập ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản, giọng văn của bài văn biểu cảm. Biểu điểm: . Đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tư duy : 6 - 7 điểm . Đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tư duy : 4,5 - 5,5 điểm . Đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tư duy: 3, 5 - 4 điểm . Đáp ứng khoảng 1/3 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tư duy: 2-3 điểm . Còn lại, giáo viên tự chiết điểm cho phù hợp. . Sai đề, lạc đề: 1 điểm bx Phòng giáo dục và đào tạo TP Vinh Trường THCS Quang Trung ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN 7 ( Thời gian: 90 phút; không kể thời gian giao, nhận đề) Câu 1 ( 3 điểm). Cho hai câu thơ: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. (Ca dao) a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong hai câu thơ? b, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ? c, Nêu hiểu biết của em về nội dung hai câu thơ? d, Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ. Câu 2 ( 7 điểm). Cảm nhận của em về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.