Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1( 3 điểm): Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về” ( Trích” Đất nước” - Nguyễn Đình Thi) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ? b. Trong 5 dòng thơ đầu có sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? c. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng ghi lại cảm nhận của em về hình ảnh đất nước được thể hiện trong đoạn thơ trên? Câu 2 (7điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.( Ngữ văn 9- tập I) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM- NGỮ VĂN 9 A.Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học đúng và đầy đủ: bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ là định hướng những nội dung chính cần đạt. Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng. Đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể, trân trọng những bài có sáng tạo và giọng điệu riêng. 3. Tổng điểm toàn bài 10 điểm, cho lẻ đến 0,25 B. Yêu cầu cụ thể: Câu Kiến thức và kỹ năng Điểm 1 3,0 a. - Thể thơ: Tự do. 0,5 - Phương thức biểu đạt của đoạn thơ : Biểu cảm, Miêu tả. 0,5
- b. - Các biện pháp tu từ: điệp từ (của, những, nước, chúng ta, ); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng / 0,5 Những ngả đường / Những dòng sông ). Tác dụng: Góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình 0,5 ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả. c Viết đoạn văn: 1,0 * Yêu cầu về kĩ năng: Biết tạo lập một đoạn văn ngắn diễn đạt rõ ràng, lưu loát, đúng chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Từ nội dung đoạn thơ, yêu cầu làm nổi bật các ý sau: - Nêu cảm nhận chung: Đoạn thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của non sông đất nước: +/Đó là hình ảnh một đất nước rộng lớn, giàu đẹp. +/ Đó là một đất nước có truyền thống lịch sử lâu đời, với những con người hiên ngang, bất khuất, chưa bao giờ gục ngã. -Qua đó nhà thơ Nguyễn Đình Thi còn muốn thể hiện niềm vui lớn khi con người được làm chủ đất nước, niềm tự hào và tình cảm mến yêu tha thiết của tác giả về đất nước, về truyền thống lịch sử ngàn đời của dân tộc. * Cách cho điểm: - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên 1,0 - Biết dựng đoạn đảm bảo được hơn nửa ý. 0,5 - Trình bày nội dung sơ sài, kĩ năng dựng đoạn, diễn đạt hạn chế. 0,25 Lưu ý: Không cho quá ½ số điểm với những bài vi phạm kỹ năng dựng đoạn. Các mức khác giám khảo linh động cho điểm. C2 7.0 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, đúng chính tả, ngữ pháp. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm “ Làng” của nhà văn Kim Lân. Đặc biệt tình huống “ Khi Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc”. Dưới đây là một số định hướng cơ bản. +/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.”
- +/ Thân bài: Có thể trình bày các ý như sau: Ý 1: Giới thiệu chung về ông Hai và tình huống. - Ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm là người làng chợ Dầu, ông rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư. - Ở nơi tản cư: Ông nhớ làng da diết, luôn khoe làng, mong được về làng Giữa lúc đang vui mừng, háo hức trước tin thắng trận khắp nơi của quân và dân ta thì ông được tin làng chợ Dầu theo giặc. - Tình yêu làng của ông bị đặt vào thử thách. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt đau đớn, đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình. Ý 2: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai. - Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”. - Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những người dân tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt mà đi”. -Về đến nhà, tủi thân, thương con, thương dân Chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian "Nước mắt ông lão cứ giàn ra". - Ba bốn ngày sau: Ông sống trong tâm trạng nơm nớp sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã: "Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam- nhông là ông lủi ra một góc nhà,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!" - Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi người làng Chợ Dầu. - Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống "đi đâu bây giờ?", "Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?". - Bị đẩy vào đường cùng tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy lên đỉnh điểm. Ông nghĩ: "Hay là quay về làng?" nhưng ông hiểu rõ "Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây", là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. - Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm hơn tình cảm làng quê. Nhưng dù xác định thế nào ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ. - Trong tâm trạng bị dồn nén,bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm
- tin vào cách mạng, vào kháng chiến. Ý3: Đánh giá. Diễn biến tâm trạng của ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế, sinh động: -Với nỗi đau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ta hiểu được lòng yêu làng, yêu nước của ông hai. Vẻ đẹp của ông cũng chính là vẻ đẹp người nông dân thời kì đầu k/c chống thực dân Pháp, luôn đặt tình cảm chung lên tình cảm riêng tư, quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân. -Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh , day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó, chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. - Ngôi kể, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân, vừa mạng đậm cá tính của nhân vật. +/ Kết bài: Khẳng định tài năng miêu tả và sự gắn bó, quý trọng người nông dân của nhà văn Kim Lân. 3/ Cách cho điểm: - Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trên. 6-7 - Biết viết bài văn nghị luận, đạt hơn ½ kiến thức 4-5 - Đạt ½ yêu cầu đã nêu, có ý nhưng chưa sâu 3- 3,5 - Kiến thức nghèo, sa vào kể, kỹ năng làm bài hạn chế 1-2 Lưu ý: - Các mức điểm khác giám khảo linh động chiết điểm phù hợp. - Dựa trên các ý, Gv linh hoạt chấm, khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo của HS.