Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Phả (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Phả (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_pho.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Phả (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018-2019 CẨM PHẢ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975 Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì? A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng. B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa. C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê. Câu 4. Các câu văn sau trích trong Lặng lẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ? A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. B. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu. C. Mà đã mười một giờ đã đến giờ "ốp" đâu. D.Tại sao anh ta không tiễn mình ra đến tận xe nhỉ ? Câu 5. Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì? A. Mục đích giao tiếp B. Nội dung giao tiếp C. Đối tượng giao tiếp D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp Câu 6. Để người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết cần đưa vào bài văn tự sự yếu tố nào? A. Nghị luận B. Miêu tả C.Biểu cảm D. Đối thoại, độc thoại Câu 7. Các ý kiến sau đây nhận xét về bút pháp nghệ thuật trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, ý kiến nào đúng? Ý kiến a. Tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình b. Dùng những hình tượng thiên nhiên đẹp để nói về vẻ đẹp của con người c. Miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình d. Miêu tả ngoại hình nhân vật để dự báo số phận II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Trong cảnh ngộ của mình khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ. Trình tự tâm trạng đó có hợp lí không? Vì sao? ( Giải thích không quá 3 câu văn). Câu 2 (7,0 điểm): Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc,(trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.)
- Hết PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I. Trắc nghiệm 1 C 0,25 2 B 0,25 3 D 0,25 4 C 0,25 5 D 0,25 6 A 0,25 7 Ý kiến đúng: b, d 0,5 II. Tự luận HS bày tỏ quan điểm và có kiến giải phù hợp - Trình tự tâm trạng đó là hợp lí: + Vầng trăng nơi lầu Ngưng Bích gợi nàng nhớ đến kỉ niệm hẹn ước của hai người, Kiều cảm thấy mình có lỗi 1,0 với Kim Trọng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau Câu 1 ấy vò xé tâm can nàng. (1,0 ) + Trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh mối tình đầu để cứu gia đình, Kiều đã phần nào đã làm tròn chữ hiếu. Miêu tả tâm trạng nhớ thương của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến thể hiện rõ sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc( trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.) Yêu cầu chung: Câu 2 Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về kiểu (7,0) bài tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: a. Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự - Mức tối đa: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu nhân vật, sự việc; 0,5
- phần thân bài tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ, kể chuỗi sự việc theo thứ tự hợp lí, phần kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu sắc của người kể - Mức chưa tối đa(0,25): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài song diễn đạt khô khan chưa hấp dẫn b. Nội dung Mở bài - Giới thiệu về giấc mơ: Giấc mơ đó là gì? Ấn tượng, 0,5 cảm xúc chung về giấc mơ. Thân bài - Kể chi tiết về giấc mơ: + Giấc mơ xảy ra bao giờ, trong hoàn cảnh nào? Câu chuyện trong giấc mơ diễn ra thế nào? Em đã đi đâu, 5,0 làm gì, gặp ai? Đáng nhớ ở chỗ nào? Hình ảnh đối tượng được kể đến trong giấc mơ khi ấy như thế nào ( hình dáng, nét mặt, thái độ, cử chỉ, lời nói ). Cảm xúc, tâm trạng của mình khi ấy ? (Mình đã suy nghĩ gì về sự việc, đối tượng ). + Kết thúc giấc mơ - Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được thể hiện qua cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ như thế nào? Kết bài 0,5 - Cảm xúc, suy nghĩ về giấc mơ. Mức tối đa ( 5 - 6) đảm bảo yêu cầu đề bài, đủ các nội dung trên, miêu tả, biểu cảm, nghị luận phù hợp, câu chuyện chân thực xúc động, giàu ý nghĩa. Mức chưa tối đa (3-4) đảm bảo yêu cầu đề bài, đủ nội dung song còn sơ sài, yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nghị luận chưa rõ. Mức chưa tối đa (1-2) nội dung sơ sài, thiếu ý. c. Sáng tạo 0,25 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố miêu tả, biểu cảm ) thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc; văn viết giàu cảm xúc d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Cộng 10,0