Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3890
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: Ngữ văn LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể giao đề) Câu 1 ( 3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng : mẹ tôi. * Và chúng tôi – một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Chúng tôi còn một thứ quả non xanh.” ( Trích “ Mẹ và quả” – Nguyễn Khoa Điềm). a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? b. Xác định thể thơ. c. Từ “ quả” trong dòng thơ : “ Và chúng tôi – một thứ quả trên đời” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?. d.Đoạn thơ trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào? e. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu, phân tích cái hay của hai câu thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Chúng tôi còn một thứ quả non xanh”. Câu 2: (7,0 điểm) Cảm nhận nhân vật người bà trong bài “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt./. PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: Ngữ văn LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể giao đề) Câu 1 ( 3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng : mẹ tôi. * Và chúng tôi – một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Chúng tôi còn một thứ quả non xanh.” ( Trích “ Mẹ và quả” – Nguyễn Khoa Điềm). a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? b. Xác định thể thơ. c. Từ “ quả” trong dòng thơ : “ Và chúng tôi – một thứ quả trên đời” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?. d.Đoạn thơ trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào? e. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu, phân tích cái hay của hai câu thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Chúng tôi còn một thứ quả non xanh”. Câu 2: (7,0 điểm) Cảm nhận nhân vật người bà trong bài “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt./.
  2. TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 CÂU 1: ( 3 điểm) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm: 0.5 điểm b. Thể thơ: tự do 0,5 điểm c. Từ “ quả” được hiểu theo nghĩa chuyển 0,5 điểm d. Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, so sánh, đối lập : 0,5 điểm ( Trả lời thiếu hai biện pháp trừ 0,25 điểm.Thiếu một biện pháp không trừ điểm) e. Phân tích hau câu thơ Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ: “ bàn tay mẹ mỏi” “ một thứ quả non xanh” => phân tích để thấy được : niềm lo lắng của người con khi nghĩ đến lúc mẹ già yếu mà mình chưa khôn lớn trưởng thành. ( 0,5 điểm) => Thấy được tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc của con đối với mẹ. ( 0,5 điểm) CÂU 2 ( 7 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng - Học sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận có bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối. - Diễn đạt trong sáng, mạch lạc - Chính tả, dùng từ, đặt câu đúng. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh dựa vào bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt , biết chọn lọc chi tiết hình ảnh phân tích làm rõ các luận điểm: + Người bà giàu tình yêu thương con cháu, giàu lòng nhân hậu. + Chịu thương, chịu khó ,tần tảo, giàu đức hi sinh. + Bà là người có tình yêu quê hương đất nước. => Hình ảnh người bà hiện lên trong nỗi nhớ; qua dòng hồi tưởng của đứa cháu xa quê đầy xúc động. Bà và bếp lửa quê hương đã trở thành dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn, kí ức cháu được thể hiện qua những vần thơ giàu cảm xúc với giọng điệu sâu lắng, thiết tha => Những phẩm chất cao đẹp của nhân vật người bà trong bài thơ là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh. Trên cơ sở phân tích đưa ra những cảm xúc phù hợp. 3. Cho điểm: - Đạt các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức như trên: (7 Điểm) - Đạt 2/3 yêu cầu,kĩ năng viết tốt : 5-6 điểm - Đạt ½ yêu cầu, có lỗi diễn đạt dùng từ : 3 -4 điểm. - Bài có ý nhưng kĩ năng kém, nội dung quá sơ sài: 2 điểm - Cho 1 điểm với những bài yếu về kiến thức, kĩ năng