Đề ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

docx 29 trang Hoài Anh 17/05/2022 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. (1) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội ” (2) (Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2016) Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2(0.5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”? Câu 3(1.0 điểm) : Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn (1)? Câu 4(1.25 điểm): Giải thích ý nghĩa của từ “hành trang”? Tại sao tác giả cho rằng “Trong những hành trang ấy, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”? Câu 5(0.75điểm): Từ đoạn trích trên, bản thân em thấy mình cần phải chuẩn bị hành trang gì cho tương lai phía trước? II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của làm việc có kế hoạch. Câu 2 (4,0 điểm): Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn
  2. Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”. Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. HẾT PHÒNG GD & ĐT ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
  3. Phần Câu Nội dung Điểm 1 I ĐỌC - HIỂU 4,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là 0,5 : Nghị luận. 2 Thành phần biệt lập được sử dụng trong câu 0,5 văn: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là: Thành phần tình thái “Có lẽ” 3 Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn 0,5 văn (1) là: 0,5 - Phép lặp : “thế kỉ”, “thiên niên kỉ” - Phép thế: “trong thời khắc như vậy” 4 - Ý nghĩa của từ “hành trang” là đồ dùng 0,5 mang theo và các thứ trang bụ khi đi xa. Ở đây, tác giả Vũ Khoan dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen để đi vào một thế kỉ mới. - Tác giả cho rằng “Trong những hành trang 0,5 ấy, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”vì + Con người là chủ nhân của đất nước, mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội 0,25 đều do con người xây dựng và phát triển nên. Điều ấy có nghĩa, xã hội có vận hành, có tồn tại và phát triển được hay không chính là phụ thuộc vào con người. + Đặc biệt trong thế kỉ mới (sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, trong một nền kinh tế tri thức) vai trò của con người lại càng quan trọng. 5 Bản thân em thấy mình cần phải chuẩn bị hành trang gì cho tương lai phía trước? 0,75 + Chuẩn bị về tri thức, học vấn.
  4. + Chuẩn bị về kĩ năng. + Hình thành những thói quen tốt. II LÀM VĂN 6,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình 2,0 bày suy nghĩ về tầm quan trọng của làm việc có kế hoạch * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Nội dung trình bày: 1,25 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tầm 0,25 quan trọng của làm việc có kế hoạch - Giải thích: Làm việc có kế hoạch là thực 0,25 hiện công việc theo một bản dự kiến nội dung và cách thức hành động, phân bố thời gian cụ thể để hoàn thành một công việc nhất định. - Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận, 0,75 kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. + Làm việc kế hoạch giúp chúng ta hình dung trước các công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí để tránh bị động, bỏ quên, bỏ sót các công việc cần làm. + Nhờ làm việc có kế hoạch giúp ta chủ động trong công việc, đảm bảo cho công việc được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả. Cùng với quá trình làm việc ấy là sự điều chỉnh những việc chưa được, chưa phù hợp, xác định khả năng, lợi ích của công việc. Thậm chí còn mở ra những cơ hội mới từ việc nhìn rõ và
  5. làm chủ những định hướng đã vạch sẵn. + Làm việc có kế hoạch giúp ta tự tin, chủ động, tỉnh táo trong công việc, đạt đến hiệu quả cao nhất. Không chỉ vậy, khi làm việc với một kế hoạch cụ thể còn giúp ta tiết kiệm được công sức, tránh được những tổn thất không đáng có. + Người làm việc có kế hoạch luôn hoàn thành tốt công việc, tạo được động lực, niềm tin tưởng ở người khác. b) Hình thức trình bày: 0,5 - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. c) Sáng tạo: 0,25 Thể hiện quan điểm riêng, sâu sắc, sáng tạo, có cách diễn đạt độc đáo 2 Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên 4,0 trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Nội dung trình bày: 3,0 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị 0,5 trí đoạn trích và nhân vật anh thanh niên
  6. - Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh 2,0 niên + Yêu nghề, có ý thức tự giác, tinh thần trách 0,5 nhiệm cao trong công việc. + Ý thức sâu sắc về mục đích, lí tưởng sống 0.5 + Khao khát gặp gỡ mọi người, nỗi thèm 0.25 người rất đáng yêu => chân thành, cởi mở, hiếu khách 0,25 + Ham đọc sách, chủ động làm phong phú 0.5 đời sống tinh thần của mình. + Nghệ thuật khắc họa nhân vật - Liên hệ với hình ảnh những nữ thanh niên 0,25 xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê + Những cô gái trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là những nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường, sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn khắc nghiệt. + Ba cô gái mỗi người một tính cách nhưng đều ngời sáng các vẻ đẹp đáng quý (vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, tình đồng chí đồng đội, sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng) - Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam 0,25 + Thế hệ trẻ Việt Nam mang trong mình lối sống cống hiến với mục đích, lí tưởng sống cao đẹp. + Họ đã đóng góp những âm thanh đẹp vào bản hòa ca của dân tộc b) Hình thức trình bày: 0,75 - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. c) Sáng tạo: 0,25
  7. - Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể. 3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài. HẾT PHÒNG GD & ĐT ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút) ĐỀ SỐ 2 I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.” Câu 1 (0.75 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Câu 2 (0.75 điểm). Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích là ai? Người đó làm công việc gì? Tính chất công việc ra sao? Câu 3 (1.0 điểm). Những từ in đậm là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. Câu 4 (0.5 điểm). Theo em, câu văn “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.” có hàm ý gì? Câu 5 (1.0 điểm). Em cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất nào của nhân vật “tôi” được bộc lộ trong đoạn trích.
  8. II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM) Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của ước mơ đối với tuổi trẻ. Câu 2 (4.0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Trích “ Sang thu” – Hữu Thỉnh) PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần 1 Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 4,0 1 - Văn bản: “Những ngôi sao xa xôi” 0,25 - Tác giả: Lê Minh Khuê 0,25 - Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 0,25 2 - Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích là Phương Định. 0,25 - Công việc của Phương Định: Làm trinh sát mặt đường, 0,25 hàng ngày chạy trên cao điểm đo khối lượng đất đá, lấp hố bom, đếm số bom chưa nổ và phá bom. 0,25 - Tính chất công việc: Vô cùng gian khổ và hiểm nguy. 3 - Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại 0,5 nội tâm của Phương Định. - Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó: + Nhân vật tự bộc lộ tâm trạng trăn trở của mình 0,25 một cách chân thực, tự nhiên, khách quan, sinh động. + Từ đó làm nổi bật tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh 0,25 vững vàng của cô trong công việc đầy hiểm nguy. 4 Câu văn “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.” có hàm ý: - Phương Định và đồng đội phải phá bom rất nhiểu lần 0,25 trong ngày. - Công việc của họ đầy hiểm nguy, cuộc sống vô cùng 0,25 khắc nghiệt.
  9. 5 Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi” được bộc lộ trong đoạn trích: - Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: . 0,5 - Bản lĩnh vững vàng, dũng cảm, kiên cường: . 0,5 => Vẻ đẹp tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. II LÀM VĂN 6,0 1 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai 2,0 trò của ước mơ đối với tuổi trẻ. * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Nội dung trình bày: 1,25 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của ước mơ 0,25 đối với tuổi trẻ. - Giải thích: Ước mơ là những điều tốt đẹp trong tương 0,25 lai mà con người luôn hướng tới, mong muốn khao khát đạt được nó. - Bàn luận: 0,75 - Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, đặc biệt là với tuổi trẻ: + Giúp các bạn trẻ định hướng tương lai, sống có mục đích, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, thử thách để đạt được thành công. + Giúp người trẻ tạo động lực sống có ý nghĩa với tập thể, xã hội, cộng đồng. - Để thực hiện được ước mơ, con người cần trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Đồng thời cũng cần cả lòng kiên trì và ý chí để thực hiện và theo đuổi ước mơ. - Phê phán những người sống không có ước mơ, hoài bão, lí tưởng - Bài học nhận thức và hành động b) Hình thức trình bày: 0,5 - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. c) Sáng tạo: 0,25 Thể hiện quan điểm riêng, sâu sắc, sáng tạo, có cách diễn đạt độc đáo 2 Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa 4,0
  10. xuân nho nhỏ” – Thanh Hải và “Sang thu” – Hữu Thỉnh * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Nội dung trình bày: 3,0 Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích thơ 0,5 Cảm nhận vẻ đẹp của từng đoạn trích thơ (phân tích có 2,0 kèm dẫn chứng) - Khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải: 1.0 Cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân đất trời + Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế tươi đẹp, bình dị, sống động. • Cảm nhận bằng thị giác, thính giác, xúc giác. • Màu hoa tím biếc nổi bật trên dòng sông xanh mang vẻ đẹp nhẹ nhàng mà tươi mới, sống động. • Âm thanh tiếng chim chiền chiện vui tươi mà rộn rã • Liên tưởng độc đáo: “giọt long lanh” thể hiện vẻ đẹp, sức sống mùa xuân. + Cảm xúc thiết tha, yêu thiên nhiên, khát khao cuộc sống mãnh liệt • Tiếng gọi ơi, từ “chi, mà”, phép nhân hóa thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống tha thiết của nhà thơ • “Đưa tay hứng” : sự trân trọng, nâng niu, say mê, ngây ngất trước vẻ đẹp mùa xuân của tác giả. - Khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh 1.0 + Bức tranh thiên nhiên mùa thu nên thơ, thanh bình, yên ả lúc giao mùa • Tín hiệu của mùa thu được cảm nhận tinh tế qua khứu giác, xúc giác, thị giác. • Các tín hiệu: Hương ổi mộc mạc, thân quen của làng quê phả trong không gian; gió se lạnh mơn man làn da; sương chùng chình như ngập ngừng, chậm rãi, giăng mắc + Tình yêu thiên nhiên qua cảm nhận tinh tế: • Cảm xúc bất ngờ, tự nhiên: Bỗng • Bâng khuâng, ngỡ ngàng trước bước chuyển mình của thu : Hình như (HS có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục) Nhận xét về bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ 0,5
  11. - Giống nhau: 0,25 + Đều là những bức tranh thiên nhiên đẹp + Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm, tinh tế + Sử dụng từ ngữ gợi hìn, gợi cảm, thể thơ 5 chữ, giàu hình ảnh, cảm xúc. - Khác nhau: 0,25 + “Mùa xuân nho nhỏ” là bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong tâm tưởng, giàu sức sống, bộc lộ khát khao sống, khát khao hòa nhập cuộc sống của nhà thơ. Giọng điệu tâm tình, tha thiết kết hợp ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể, hữu hình. + “Sang thu” là bức tranh thiên nhiên mùa thu lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở nông thôn vùng đồng bừng Bắc Bộ đẹp, thanh bình Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ả, cùng những từ ngữ đặc sắc và rung động b) Hình thức trình bày: 0,75 - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. c) Sáng tạo: 0,25 - Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể. 3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài. HẾT PHÒNG GD & ĐT ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút) ĐỀ SỐ 3 I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM): Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
  12. Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.” (Trích “Thời nắng xanh”, Trương Nam Hương, dẫn theo vannghequandoi.com.vn) Câu 1(0,5 điểm: Xác định thể thơ của văn bản? Câu 2 (1.0 điểm): Trong văn bản, tác giả đã nhớ lại những gì trong thời thơ bé? Câu 3(1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:“Nắng trong mắt những ngày thơ bé/Cũng xanh mơn như thể lá trầu”? Câu 4(0,5 điểm): Bài thơ khơi gợi trong tâm hồn em tình cảm gì? (Trả lời bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng). II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM): Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm). Người cha muốn nhắn nhủ với con điều gì qua đoạn thơ: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con (Trích : “Nói với con” – Y phương, SGK Ngữ văn 9, tập II)
  13. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần 1 Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 3,0 1 Thể thơ của văn bản là : tự do 0.5 2 Tác giả đã nhớ lại những hình ảnh thời thơ bé là: 1,0 - Người bà bổ cau, nhai trầu - Nắng xiên khoai qua vách liếp - Đi bắt châu chấu, cào cào - Bát canh rau má, rau sam ngọt mát 3 - Biện pháp tu từ: Học sinh có thể nêu 1 trong 2 biện pháp tu từ sau: 0,25 + So sánh : nắng – lá trầu +Ấn dụ chuyển đổi cảm giác: nắng- xanh mơn -Tác dụng: 0,25 + Làm cho lời thơ sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hình, gợi cảm. 0,5 + Thể hiện cảm xúc và cách nhìn đặc biệt của người cháu về màu nắng trong kỉ niệm, gắn liền với hình ảnh người bà, với những kí ức thời thơ bé không thể nào quên. 4 - Hình thức: 1 đoạn văn 3-5 dòng , diễn đạt mạch lạc. 0,5 - Nội dung Học sinh nêu những cảm xúc của bản thân về: - Tình cảm gia đình - Tình yêu quê hương Ví dụ: Đoạn thơ khơi gợi trong tâm hồn mỗi người tình yêu với quê hương, những kí ức quý giá thời thơ ấu bên những người thân thương. Đó là những tình cảm chân thành, hồn hậu, vốn sẵn có trong tâm hồn mỗi người, chỉ cần một tín hiệu đã đủ khơi dậy cả một miền kỉ niệm khó quên.
  14. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý 2,0 nghĩa của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống. * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Nội dung trình bày: 1,25 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những 0,25 việc làm thiện nguyện trong cuộc sống. Giải thích: 0,25 Việc làm thiện nguyện là dùng thời gian của mình, của cải của mình để góp cho cộng đồng xã hội. Trong cuộc sống chúng ta vẫn có quy luật là luật nhân quả, cho và nhận. Nhưng thực chất bạn cho đi là bạn đang nhận lại. Bàn luận: 0,75 - Ý nghĩa của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống + Làm thiện nguyện nói là cho nhưng thật chất là nhận, bạn nhận nhiều hơn rất nhiều; + Làm việc thiện nguyện đem lại lợi ích cho cả cộng đồng và cả bản thân; + Làm thiện nguyện sẽ giúp cho bạn sự bình an, niềm vui và niềm hạnh phúc lan tỏa, giúp cho bạn cảm thấy cuộc đời này đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa. - Bài học nhận thức và hành động: + Về nhận thức: làm thiện nguyện chính là việc không thể thiếu trong cuộc sống; + Về hành động: đi làm từ thiện, làm việc tốt; đấu tranh, lên án những hành vi vô cảm, trục lợi b) Hình thức trình bày: 0,5 - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. c) Sáng tạo: 0,25
  15. Thể hiện quan điểm riêng, sâu sắc, sáng tạo, có cách diễn đạt độc đáo 2 Người cha muốn nhắn nhủ với con điều gì qua đoạn thơ: 5.0 Người đồng mình thương lắm con ơi Nghe con * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Nội dung trình bày: 4,0 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần 0,5 nghị luận. - Phân tích 2.5 + Cha nhắc nhở con về những đức tính tốt đẹp, đáng tự 1.75 hào của “người đồng mình” • Người đồng mình giàu ý chí, nghị lực,luôn biết lo toan và mơ ước dẫu cuộc sống còn biết bao vất vả cực nhọc • Người đồng mình gắn bó thủy chung với quê hương, • Người đồng mình biết chấp nhận thực tế, sống phóng khoáng và mạnh mẽ, tràn trề sinh lực • Người đồng mình giàu lòng tự tôn dân tộc, bền bỉ lao động, biết giữ gìn bản sắc, truyền thống để dựng xây quê hương 0.75 + Cha gửi gắm mong ước, niềm tin nơi con • Cha mong con tuy thô sơ da thịt nhưng không bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé trước mọi người. • Gia đình, quê hương là hành trang để con tự tin trên đường đời. - Đánh giá chung 1,0 + Ý nghĩa lời cha nói với con: 0,5 • Khuyên con đạo lý làm người: gắn bó thủy chung với quê hương • Khuyên con biết giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc • Khuyên con biết nuôi dưỡng niềm tin, ý chí từ trong
  16. gian khổ • Thể hiện tình yêu và niềm tin cha dành cho con + Nghệ thuật: 0.5 • Giọng điệu đằm thắm trữ tình, vừa đậm chất sử thi kiêu hãnh, vừa chân chất mộc mạc, vừa sâu lắng tâm tư • Ý thơ dẫn dắt tự nhiên, hình ảnh thơ cụ thể mà khái quát, mộc mạc giản dị mà cũng tràn đầy chất thơ • Các biện pháp tu từ b) Hình thức trình bày: 0,75 - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. c) Sáng tạo: 0,25 - Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể. 3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài. III, CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Củng cố lại cách làm bài đọc - hiểu - Sưu tầm một số đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các sở GD (kèm theo đáp án) trong mấy năm gần đây để buổi sau giới thiệu cả lớp tham khảo. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
  17. MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút) Phần I: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém Và trả lời các câu hỏi dưới đây: a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm) b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn? (1,0 điểm) c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm) Phần II: Tập làm văn (5,0 điểm) Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương? KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút) Phần I: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém Và trả lời các câu hỏi dưới đây: a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm) b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn? (1,0 điểm) c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm) Phần II: Tập làm văn (5,0 điểm) Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?
  18. ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN Phần I. Đọc hiểu văn bản a) – Đoạn văn được trích trong văn bản Bàn về đọc sách. – Tác giả: Chu Quang Tiềm. b) – Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận. – Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về cách đọc sách. c) Có thể triển khai các ý sau: – Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại. Đọc sách chính là tiếp nhận kho tàng tri thức vô tận ấy. – Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người (Dẫn chứng) – Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên không ít người quay lưng, thờ ơ với việc đọc sách mà không thấy hết được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc và có sự điều chỉnh hợp lí. Phần II: Tập làm văn 1) Giới thiệu chung: – Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. – “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 – một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2) Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định: a) Số phận bất hạnh: * Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả: – Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. – Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên): + Cảnh sống lẻ loi. + Nỗi nhớ thương khắc khoải. + Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa. * Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết: – Nguyên nhân (của nỗi oan): + Do lời nói ngây thơ của bé Đản. + Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất. + Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay. + Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình. – Hậu quả (của nỗi oan): + Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi. + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. * Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung: – Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự: + Vẫn nhớ thương gia đình. + Vẫn mong trở về dương thế mà không thể. => Nhận xét: Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc. b) Vẻ đẹp của Vũ Nương: * Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến. – Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng. * Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo: – Đảm đang (khi chồng đi lính): + Một mình gánh vác gia đình.
  19. + Chăm sóc mẹ chồng già yếu. + Nuôi dạy con thơ. – Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm): + Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi ) + Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi. + Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy) + Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo. * Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha: – Nết na, thủy chung: + Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép. + Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên. + Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình. + Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. => Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng. – Giàu lòng vị tha: + Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ. + Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng. + Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình. => Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh. 3) Đánh giá: – Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo – xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động ; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương – một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. – Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau. ĐỀ 2
  20. MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (2,0 điểm). a) (0,5 điểm). Hãy ghi lại tên 2 tác phẩm đã được học có cùng hoàn cảnh sáng tác với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật), ghi rõ tên tác giả? b) (0,5 điểm). Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về đề tài người lính? Chép lại câu thơ đó và ghi rõ tác giả, tác phẩm? c) (1,0 điểm). Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của người lính. Miêu tả 2 cử chỉ ấy, các tác giả muốn nói gì về tình đồng chí đồng đội? Câu 2: (1,5 điểm). Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”,“học tủ”. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng giấy thi. Câu 3: (4,5 điểm). Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. ĐỀ 2 MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (2,0 điểm). a) (0,5 điểm). Hãy ghi lại tên 2 tác phẩm đã được học có cùng hoàn cảnh sáng tác với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật), ghi rõ tên tác giả? b) (0,5 điểm). Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về đề tài người lính? Chép lại câu thơ đó và ghi rõ tác giả, tác phẩm? c) (1,0 điểm). Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của người lính. Miêu tả 2 cử chỉ ấy, các tác giả muốn nói gì về tình đồng chí đồng đội? Câu 2: (1,5 điểm). Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”,“học tủ”. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng giấy thi. Câu 3: (4,5 điểm). Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đáp án
  21. Câu 1: a. Hai bài thơ sáng tác trong thời kì chống Mĩ, ví dụ: - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm. (0,25đ) - Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê (0,25đ) b. Chép câu thơ: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” (0,25đ) - Tên tác phẩm, tác giả: Đồng chí của Chính Hữu (0,25đ) * Sự giống nhau: - Dùng cử chỉ giản dị để thể hiện tình cảm sâu sắc (0,25đ) * Khác nhau: + Chính Hữu miêu tả người lính nắm tay nhau để truyền cho nhau hơi ấm và lòng quyết tâm, động viên nhau vượt qua những trận sốt rét và sự thiếu thốn, gian nan ở chiến trường (0,25đ) + Phạm Tiến Duật miêu tả cử chỉ người lính lái xe bắt tay nhau qua cửa kính vỡ để diễn tả sự yên tâm vì đồng đội vẫn an toàn, truyền thêm cho nhau lòng quyết tâm lái xe vượt lên phía trước (0,25đ) -> Miêu tả cử chỉ ấy, cả hai tác giả đều muốn ngợi ca tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn (0,25đ) Cách cho điểm: - HS đảm bảo các ý trên: cho điểm tối đa. - HS làm thiếu hoặc sai ý nào trừ điểm ý đó. Câu 2: *Yêu cầu về hình thức và kỹ năng: (0,25đ) - Đúng hình thức: là 1 đoạn văn dài khoảng 20 dòng. - Biết vận dụng các thao tác lập luận, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. * Yêu cầu về nội dung: nghị luận về vấn đề học vẹt, học tủ, HS cần viết được các ý cơ bản sau: (0,25đ) - Giải thích: thế nào là học vẹt, học tủ (0,25đ) + học vẹt: học thuộc bài, đọc trôi chảy, nhưng không hiểu gì + học tủ: là lối học đoán được vấn đề sẽ hỏi đến khi kiểm tra, thi cử nên tập trung học vào đó chuẩn bị -> Cả 2 lối học này đều mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức - Tác hại của việc học vẹt, học tủ: (0,25đ) + Kiến thức không nhớ lâu bền + Không hiểu kiến thức nên không thể vận dụng vào cuộc sống, vào học tập + Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ toàn diện + Nếu lệch tủ sẽ không đạt kết quả cao trong học tập, kiểm tra thi cử - Nguyên nhân: (0,25đ) + Do nhiều bạn học sinh còn lười học, mải chơi bời, muốn đạt điểm cao + Do chưa xác định được thái độ, động cơ học tập đúng đắn. - Đánh giá và bày tỏ thái độ: Đây là hiện tượng lệch lạc trong học tập của một bộ phận Hs cần được các bạn bè thầy cô, ngành giáo dục quan tâm nhắc nhở - Biện pháp khắc phục, hành động của bản thân : (0,25đ) + Xác định động cơ học tập đúng đắn, học là có kiến thức thật sự để vận dụng vào cuộc sống, lao động sản xuất, không phải để ứng phó với các bài kiểm tra, kì thi cử + Cần cù chăm chỉ học tập, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức Cách cho điểm: - HS đảm bảo các ý trên: cho điểm tối đa. - HS làm thiếu hoặc sai ý nào trừ điểm ý đó. Câu 3: Mở bài (0,25đ) - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Thân bài (4,0đ) * Học sinh dẫn dắt khái quát rồi phân tích được sự thay đổi trong hành động, tâm lí của nhân vật, qua đó cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà bé Thu dành cho cha. 1. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha: - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Gặp
  22. lại con, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách - Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi; hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rang thật to (HS lần lượt đưa ra dẫn chứng phân tích làm sáng rõ từng ý) - Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu không tin ông Sáu là cha chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Sự ương ngạnh, phản ứng của bé Thu là không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên. Qua đây ta thấy bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác, người chụp chung trong tấm hình với má của em 2. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là cha. - Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. + Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà; khi người cha nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. -> Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xáo động biết bao ý nghĩ tình cảm Cách dẫn dắt khéo léo của nhà văn khiến người đọc bị lôi cuốn theo một cách rất tự nhiên + Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: chi tiết bé Thu gọi cha được tác giả đặc biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên: Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. -> Tiếng kêu ấy thể hiện khao khát mãnh liệt của Thu được gọi ba từ bao lâu nay, tiếng kêu chứa đựng bao yêu thương khiến người đọc xúc động + Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, ôm chặt lấy ba hai tay nó siết chặt lấy cổ, dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run. -> Tác giả sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, yếu tố miêu tả, nghị luận thể hiện ấn tượng sinh động tâm lí, tình cảm cô bé trong phút chia tay cha - Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết sẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận vì trước đó đã trót đối xử không phải với ba 3. Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện: - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả - Nội dung: Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu sắc của bé Thu dành cho cha (trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh). Qua đó khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc và càng cao dẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn. Tác phẩm còn gợi cho người đọc nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật bé Thu và liên hệ bản thân
  23. ĐỀ 3 MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (1 điểm) Trong truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên? Câu 2: (1 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.” a- Ông Hai nói: “ làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? b- Trong câu nói,ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng? Câu 3: (3 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) với chủ đề: Lời xin lỗi. (Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoạc gián tiếp) Câu 4: (5 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Hết ĐỀ 3 MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (1 điểm) Trong truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên? Câu 2: (1 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.” c- Ông Hai nói: “ làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? d- Trong câu nói,ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng? Câu 3: (3 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) với chủ đề: Lời xin lỗi. (Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoạc gián tiếp) Câu 4: (5 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Hết Hướng dấn chấm thi
  24. Câu 1 (1 điểm) Tình huống truyện: - Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách (chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi). (0,25đ) -Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thì người cha đã hi sinh. (0,25đ) Ý nghĩa của hai tình huống truyện: - Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con với cha, còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha với con. (0,2 5đ) - Tác giả tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh mất mát. ( 0,25đ) Câu 2 (1 điểm) a. Ông Hai nói: Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian là cách nói hoán dụ, láy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu (0,25đ) b. Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ mục đích, lẽ ra phải nói mục kích mới đúng. (0,25đ) Câu 3 (3 điểm) - Hình thức: 1 điểm + Bố cục đủ 3 phần, rõ ràng mạch lạc, không quá giới hạn (0,5 đ) + Có sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp,chỉ rõ. (0,5 đ) - Nội dung: 2 điểm + Giới thiệu vấn đề: Lời xin lỗi (0,25đ) + Lời xin lỗi là gì? (0,25đ) + Vai trò của lời xin lỗi. (0,25đ) + Khi nào sử dụng lời xin lỗi và vì sao phải xin lỗi? (0,25đ) + Lời xin lỗi có tác dụng như thế nào với cá nhân và xã hội? (0,25đ) + Những kẻ không biết nói lời xin lỗi là những kẻ như thế nào? Hậu quả? (0,25đ) + Thái độ, cảm xúc của người xin lỗi và người được xin lỗi? (0,25đ) + Bài học rút ra? (0,25đ) Câu 4 (5 điểm) a. Mở bài: - Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, của lòng người. (0,25đ) - Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang Thu năm 1977, cũng viết về đề tài mùa thu nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. (0,25đ) - Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu lúc giao mùa từ hạ sang thu qua tình cảm thiết tha và tâm hồn tinh tế của nhà thơ. (0,5đ) b. Thân bài: - Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu: (0,15đ) + Sự biến đổi của đất trời từ lúc sang thu: Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của ổi chín. Từ Bỗng diễn tả sự đột nhiên nhận ra sự thay đổi của đất trời vao thời khắc giao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi Dấu hiệu thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mong, của dòng sông, của tiếng chim và của đá mây.qua sự cảm nhận của làn sương mỏng chùng chình. + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còng sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã. Sông nước đầy nên mới dềnh dàng nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ chim bay vội vã, đó là những đàn cú ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa tránh rét từ phương bắc xa xôi bay vội vã về phương nam.
  25. Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu,đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chan chứa thi vị. Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời,buông thõng xuống, câu thơ miêu tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dúng từ sáng tạo - Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu (0,15đ) + Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa: mùa hạ-thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ vẫn còn, vơi dần, cũng bớt bất ngờ gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật. + Từ ngoại cảnh ấy nhà thơ lại suy ngẫm cuộc đời. Sấm và hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi những khó khăn thử thách, từng trải được tôi luyện trong nhiều gian khổ khó khăn trong cuộc đời mỗi con người. c. Kết bài: - Tác giả sử dụng thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của dịu dàng êm ả của đất trời khi sang thu (0,5đ) - Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời. (0,5đ) ĐỀ 4
  26. MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (1.0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. a. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. b. Nếu được chép chính xác, đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ “lá” trong các trường hợp sau: a. Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh (Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng) b. Công viên là lá phổi của thành phố. (Sách Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục) Câu 3: (3.0 điểm) Viết 1 bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết. Câu 4: (5,0 điểm) Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng. ĐỀ 4 MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (1.0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. a. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. b. Nếu được chép chính xác, đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ “lá” trong các trường hợp sau: a. Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh (Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng) b. Công viên là lá phổi của thành phố. (Sách Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục) Câu 3: (3.0 điểm) Viết 1 bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết. Câu 4: (5,0 điểm) Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng. Đáp án
  27. Câu 1: a. Từ chép sai là từ hai Chép lại chính xác là: Anh với tôi đôi người xa lạ (0.5đ) b. Những câu thơ trích trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu. (0.5đ) Câu 2: a. Từ lá trong câu a là nghĩa gốc (0.5đ) b. Từ lá trong câu b là nghĩa chuyển (0.5đ) Câu 3: Viết 1 bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết a. Về kỹ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. - Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ của cá nhân. b. Về nội dung Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là một số định hướng gợi ý chấm bài: 1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (0,25đ) 2. Thân bài: * Giải thích: Đoàn kết là kết thành 1 khối thống nhất cùng nhau hoạt động vì 1 mục đích chung. Đó là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. (0,5đ) * Bàn luận: - Đoàn kết là một nhân tố hết sức cần thiết để dẫn đến sự thành công. Xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực thì tinh thần đoàn kết lại càng phải được giữ vững và phát huy. Đoàn kết không chỉ mang lại cho ta những kết quả tốt đẹp mà nó cũng đã trở thành sợi dây vô hình liên kết con người lại gần với nhau hơn, từ đó tạo nên những mỗi quan hệ xã hội tốt đẹp. (0,5đ) - Trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân đã góp phần đem lại hòa bình và xây dựng được những công trình to lớn cho đất nước (nêu dẫn chứng). (0,5đ) - Phê phán: Đoàn kết với mọi người hay không là do chính ý thức của mỗi cá nhân. Phải đoàn kết thì chúng ta mới có thể tồn tại và phát triển. Nhưng đoàn kết cũng không có nghĩa là giúp người khác làm việc xấu hay che giấu những lỗi lầm của bạn. Mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ về đoàn kết bởi vì nó chỉ mang lại một kết quả tốt đẹp khi ta có mục đích đúng đắn. Nhận thức sai lầm về tình đoàn kết sẽ hại người và đôi khi ta cũng đã vô tình hại chính bản thân. (0,5đ) * Bài học nhận thức và hành động: Là một học sinh, chúng ta cần rèn luyện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau một cách đúng đắn trong học tập. Ngoài ra, mỗi người học sinh hãy tuyên truyền cho những người thân trong gia đình cũng như mọi người về tinh thần đoàn kết. Về phía nhà trường và các bậc phụ huynh, mỗi thầy cô và mỗi cha mẹ hãy giáo dục cho con em mình tình đoàn kết ngay từ lúc bé để sau này mỗi mầm xanh của đất nước sẽ nảy mầm và hình thành được một nhân cách tốt đẹp. (0,5đ) 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề. (0,25đ) Câu 4: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng. a. Về kỹ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận về nhân vật - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ; bố cục mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, b. Về kiến thức 1. Mở bài: - Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”. (0,25đ) - Nhận xét khái quát về nhâ vật bé Thu (0,25đ) 2. Thân bài: * Giới thiệu được hoàn cảnh của bé Thu (giới thiệu đôi nét cốt truyện và tình huống truyện để làm nổi bật tình cảm và tính cách của cô bé ) (0,5đ) -> Tình thương cha và tính cách đầy ấn tượng của nhân vật bé Thu được khắc họa sinh động trong hoàn cảnh cảm động, éo le đó. (0,25đ) * Tình cảm, thái độ, hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha. - Ngơ ngác, lạnh lùng, lẩn tránh, vô cùng sợ hãi, kêu thét lên gọi má. (0,5đ) - Trong 3 ngày nghỉ phép, bé Thu xa lánh cha. (0,5đ) + Nói trống khi gọi ba đi ăn cơm. + Nhất định không nhờ cha nhấc nồi, chắt nước.
  28. + Hất cái trứng cá ba gắp cho, khi bị cha đánh bỏ về bà ngoại, cố ý khua dây xích kêu rổn rảng để tỏ ý bất bình. => Ương ngạnh, không đáng trách vì Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của chiến tranh càng minh chứng về tình yêu cha. (0,75đ) * Tình cảm, thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra cha: Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. - Cất tiếng gọi ba, ôm chặt lấy cổ ba, hôn lên mặt ba, hôn cả lên vết thẹo trên má ba nó (Học sinh lấy dẫn chứng và phân tích để thấy được tình cảm mãnh liệt của bé Thu sau giây phút cất tiếng gọi ba.) (0,5đ) - Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. (0,5đ) *Qua biểu hiện tâm lý và thái độ, tình cảm, hành động của bé Thu, ta thấy đó là cô bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc. (0,25đ) *Nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật, qua đó đã góp phần bộc lộ sâu sắc tình yêu cha của bé Thu. (0,25đ) 3. Kết bài: - Khẳng định lại phẩm chất của bé Thu (0,25đ) - Liên hệ bản thân. (0,25đ) Phần I (6.0 điểm): Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ,
  29. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? 3. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó. TRƯỜNG THPT KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2014 -2015 MÔN NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Tìm được hai điển cố: Sân Lai, gốc tử - Hiệu quả: + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều - Từ tưởng trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. - Từ xót trong câu thơ Xót người tựa cửa hôm mai nghĩa là yêu thương thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt. -> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế.