Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4

doc 2 trang thaodu 4070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_4.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. ĐỀ BÀI Phần I: 3 điểm Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu phía dưới: “Người Việt Nam ta cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.” (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản 2. Xác định các phép liên kết câu được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên. 3. Viết lại câu văn đầu tiên thành câu có sử dụng thành phần khởi ngữ. Phần II: 7 điểm Cho đoạn văn sau: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.” (Trích “Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi thứ mười bốn- Ngô gia văn phái) 1. Giải thích nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”. 2. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? 3. Qua những lời nói trên, ta thấy nhân vật bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ những phẩm chất đáng quý ấy của nhân vật, trong đoạn có sử dụng câu ghép và thành phần phụ chú. 4 Phương Định – nhân vật chính trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một cô gái thanh niên xung phong mang nhiều nét đẹp của người Hà Nội. Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc cần phải giữ gìn nét đẹp của người Hà Nội trong cuộc sống hôm nay. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: 1. - Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
  2. - Tác giả Vũ Khoan - Hoàn cảnh ra đời: 2001, thời điểm chuyển giao giữa 2 thế kỉ, 2 thiên niên kỉ. 2. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích - Phép thế: Cụm từ “những khuyết tật ấy” thế cho: loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. - Phép lặp: “người Việt Nam ta” c. Viết lại câu có sử dụng thành phần khởi ngữ: - Cần cù thì người VN cần cù thật nhưng chúng ta lại thiếu tính tỉ mỉ. - Về tính cách, người Việt Nam ta cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. 1. “Hoàng Lê nhất thống chí”: Ghi chép lại sự nghiệp thống nhất đất nước của vương triều nhà Lê, thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trao lại Bắc Hà cho vua Lê 2. – Là lời của Quang Trung nói với Nhậm, Sở, Lân - Hoàn cảnh: + Khi quân Thanh xâm lược nước ta + Trong cuộc hội quân ở Tam Điệp (sau khi QT xét rõ công tội của Sở, Lân) Phần II 1. 2. 3. - HT: 0.5 - ND: 2.0 Đoạn văn phải làm rõ được những phẩm chất: + Có tầm nhìn xa trông rộng + Sáng suốt trong việc nhìn người - NT: 0.5: lối kể chuyện linh hoạt kết miêu tả nhân vật - TV: 0.5: sử dụng đúng câu ghép và thành phần phụ chú 4. - HT: đúng hình thức đoạn văn, trình bày - ND: Hs có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải thể hiện được suy nghĩ tích cực về việc cần phải giữ gìn nét đẹp của người Hà Nội + Khẳng định vấn đề + Giới thiệu một số nét đẹp của người Hà Nội + Qua lí lẽ, dẫn chứng làm rõ ý nghĩa của việc cần phải giữ gìn nét đẹp của người HN + Bàn luận mở rộng, phản đề