Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 3050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

  1. Đề kiểm tra học kì 1-Môn Vật lí lớp 7 Năm học 2016 – 2017(thời gian 45 ph) 1) a. Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng ! (0,5đ) b. Khi đi từ không khí xuống nước tia sáng có truyền thẳng không ? Vì sao ? (0,5đ) c. Nhật thực là gì ? (0,5đ) Nhật thực xảy ra khi nào ? (0,5đ) 2) a. Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? (1đ) b. Tại sao pha đèn pin phải là gương cầu lõm mà không thể là gương phẳng, gương cầu lồi ? (1đ) 3) Gương phẳng nằm ngang, mặt phản xạ quay lên. Một cây nến cao 4cm đặt vuông góc mặt gương, chân nến nằm tại mặt gương. a. Áp dụng định luật phản xạ sánh sáng để vẽ ảnh của cây nến ! (1đ) b. Áp dụng đặc điểm của ảnh để tính khoảng cách từ đỉnh của cây nến đến ảnh của nó ở trong gương ! (1đ) 4) a. Âm truyền được, không truyền được trong những môi trường nào ? (0,5đ) b. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đã nêu ? (0,5đ) c. Nêu ví dụ về nguồn âm ? (0,5đ) d. Nêu mối quan hệ giữa tần số và độ cao của âm ? (0,5đ) e. Nêu mối quan hệ giữa biên độ và độ to của âm ? (0,5đ). 5) Một người đứng cách một vách đá 680m và la to. Người ấy có nghe được tiếng vang không ? Tại sao ? Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. (1,5đ) Đề kiểm tra học kì 1-Môn Vật lí lớp 7 Năm học 2016 – 2017(thời gian 45 ph) 1) a. Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng ! (0,5đ) b. Khi đi từ không khí xuống nước tia sáng có truyền thẳng không ? Vì sao ? (0,5đ) c. Nhật thực là gì ? (0,5đ) Nhật thực xảy ra khi nào ? (0,5đ) 2) a. Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? (1đ) b. Tại sao pha đèn pin phải là gương cầu lõm mà không thể là gương phẳng, gương cầu lồi ? (1đ) 3) Gương phẳng nằm ngang, mặt phản xạ quay lên. Một cây nến cao 4cm đặt vuông góc mặt gương, chân nến nằm tại mặt gương. a. Áp dụng định luật phản xạ sánh sáng để vẽ ảnh của cây nến ! (1đ) b. Áp dụng đặc điểm của ảnh để tính khoảng cách từ đỉnh của cây nến đến ảnh của nó ở trong gương ! (1đ) 4) a. Âm truyền được, không truyền được trong những môi trường nào ? (0,5đ) b. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đã nêu ? (0,5đ) c. Nêu ví dụ về nguồn âm ? (0,5đ) d. Nêu mối quan hệ giữa tần số và độ cao của âm ? (0,5đ) e. Nêu mối quan hệ giữa biên độ và độ to của âm ? (0,5đ). 5) Một người đứng cách một vách đá 680m và la to. Người ấy có nghe được tiếng vang không ? Tại sao ? Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. (1,5đ)
  2. Trường THCS Lê Lợi-Năm học :2016-2017 Đáp án, biểu điểm kiểm tra học kì 1-Môn Vật lí lớp 7 1) a. Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng ! (0,5đ) - Trong môi trường trong suốt và đồng tính ,ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. b. Khi đi từ không khí xuống nước tia sáng có truyền thẳng không ? Vì sao ? (0,5đ) - Khi đi từ không khí xuống nước tia sáng không truyền thẳng vì nước và không khí là hai môi trường không đồng tính (tính chất khác nhau) c. Nhật thực là gì ? (0,5đ) Nhật thực xảy ra khi nào ? (0,5đ) - Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ánh sáng từ Mặt Trời không đến được mặt đất. - Nhật thực xảy ra ban ngày khi Mặt Trăng đi vào khoảng giữa Mặt Trời và Trái Đất tạo ra ở phía sau nó một vùng bóng tốí trên bề mặt Trái Đất. 2) a. Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? (1đ) - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. Ảnh bằng vật. Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. b. Tại sao pha đèn pin phải là gương cầu lõm mà không thể là gương phẳng, gương cầu lồi ? (1đ) - Pha đèn pin phải là gương cầu lõm là vì chỉ gương cầu lõm mới có thể tạo ra các loại chùm sáng khác nhau: tạo được chùm song song khi cần chiếu xa, tạo được chùm hội tụ để soi gần, tạo được chùm phân kì khi cần chiếu rộng. 3) Gương phẳng nằm ngang, mặt phản xạ quay lên. Một cây nến cao 4cm đặt vuông góc mặt gương, chân nến nằm tại mặt gương. a. Áp dụng định luật phản xạ sánh sáng để vẽ ảnh của cây nến ! (1đ) - Vẽ được ảnh của vật bằng 2 cặp tia tới và tia phản xạ bất kì hoặc tia thứ nhất tới gương theo phương bất kì, tia thứ hai tới gương vuông góc với mặt gương. Kí hiệu theo quy định đủ các tia, các góc. b. Áp dụng đặc điểm của ảnh để tính khoảng cách từ đỉnh của cây nến đến ảnh của nó ở trong gương ! (1đ) - Ảnh của đỉnh cây nến nằm cách gương bằng khoảng cách từ đỉnh cây nến đến gương bằng 4 cm. Do đó, khoảng cách từ đỉnh của cây nến đến ảnh của nó là 8 cm. 4) a. Âm truyền được, không truyền được trong những môi trường nào ? (0,5đ) - Âm truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí. Âm không truyền được trong chân không. b. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đã nêu ? (0,5đ) Vận tốc truyền âm lớn nhất là trong chất rắn, rồi đến chất lỏng và đến chất khí. c. Nêu ví dụ về nguồn âm ? (0,5đ) - Nêu được 2 ví dụ khác nhau, mỗi ví dụ 0,25đ d. Nêu mối quan hệ giữa tần số và độ cao của âm ? (0,5đ) - Tần số âm càng cao thì âm càng bổng (và ngược lại). e. Nêu mối quan hệ giữa biên độ và độ to của âm ? (0,5đ). - Biên độ dao động càng lớn thì âm nghe được càng to (và ngược lại) 5) Một người đứng cách một vách đá 680m và la to. Người ấy có nghe được tiếng vang không ? Tại sao ? Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. (1,5đ) Thời gian âm truyền đi từ người đó đến vách đá là: t = s/v = 680m : 340m/s = 2s. Âm đi từ vách đá dội lại tai lại mất thêm 2s (hoặc tính quãng đường truyền âm trước rồi tính tổng thời gian). Vậy tổng thời gian âm đi là 4s > 1 s, nên tai họ nghe 15 được âm phản xạ.