Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021

docx 8 trang Hoài Anh 27/05/2022 4030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN LỊCH SỬ 7 Mức độ NB TH VD VDC 20 12 4 4
  2. UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÔ HIẾN THÀNH MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học: 2020 - 2021 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 45 phút B. ĐỀ THI Chọn đáp án đúng nhất (0,25đ/câu) Câu 1. _TH_ Trong cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, các chức vụ nào đã bị bãi bỏ? A. Tướng quốc, đại hành khiển, đại tổng quản B. Tể tướng, đại hành khiển, quốc sư C. Đại hành khiển, đại tổng quản, tể tướng D. Ngự sử đài, đại hành khiển, tổng quản Câu 2. _NB_ Thời Lê sơ, chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách gì? A. Lộc điền B. Quân điền C. Điền trang, thái ấp D. Thực ấp, thực phong Câu 3. _NB_ Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý thời Lê sơ có tên gọi là gì? A. Cục bách tác B. Quan xưởng C. Công xưởng D. Làng nghề Câu 4. _NB_ Khu vực nào là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất thời Lê sơ? A. Thăng Long B. Phố Hiến C. Vân Đồn D. Hải Dương Câu 5. _TH_ Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Đạo giáo. Câu 6. _NB_ Thời Lê sơ vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở đâu? A. Thăng Long. B. Thanh Hóa. C. Huế. D. Gia Định.
  3. Câu 7. _TH_ Thời Lê sơ, giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta ? A. Nông dân B. Thợ thủ công C. Thương nhân D. Nô tì. Câu 8. _VDC_ Quyết định cho dựng bia Tiến sĩ dưới thời Lê sơ không mang lại tác dụng nào sau đây? A. Ghi danh những người tài giỏi đỗ đạt. B. Khuyến khích hoạt động học tập. C. Kêu gọi những người có tài ra thi cử, làm quan D. Góp phần phát triển văn học dân tộc. Câu 9. _VD_ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào? A.công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh. B. kinh thành Thăng Long C. các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa. D. các dinh thự, phủ chúa to lớn. Câu 10. _TH_ Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ? A. Hồng Đức bản đồ. B. An Nam hình thăng đồ. C. Lập thành toán pháp. D. Dư địa chí Câu 11. _TH_ Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật? A. Đồng ruộng bỏ hoang, công thương nghiệp trì trệ B. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển C. Chính trị bất ổn, kinh tế phát triển D. Kinh tế - chính trị - xã hội ổn định Câu 12. _NB_ Vua Quang Trung đã chọn khu vực nào làm nơi đóng đô sau khi đánh bại giặc ngoại xâm? A. Bình Định B. Thăng Long C. Phú Xuân D. Gia Định Câu 13. _NB_ Loại chữ nào được Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ? A. Chữ Hán. B. Chữ quốc ngữ.
  4. C. Chữ Nôm. D. Chữ Nho. Câu 14. _VD_ Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước ? A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc. B. Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đến giáo dục và thi cử. C. Để bài trừ chữ Nho. D. Thể hiện sự tự chủ của dân tộc. Câu 15. _TH_ Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì ? A. Giải quyết tình trạng đói khổ trên cả nước. B. Giải quyết việc làm cho nông dân. C. Giải quyết vấn nạn cướp ruộng của địa chủ đối với nông dân. D. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu vong sau cuộc chiến. Câu 16. _NB_ Ai là người được vua Quang Trung giao lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm ? A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Nguyễn Thiếp C. Nguyễn Hữu Cầu D. Ngô Thì Nh ậm Câu 17. _VDC_ Chính sách đối ngoại của Quang Trung với nhà Thanh đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho nước ta ngày nay trong quá trình phát triển đất nước? A. Đối đầu sâu sắc. B. Mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền. C. Mâu thuẫn sâu sắc. D. Tuyệt giao hoàn toàn Câu 18. _NB_ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là? A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. B. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh, Nguyễn Lữ. C. Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Lữ. D. Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Ánh Câu 19. _NB_ Ranh giới chia cắt Đại Việt làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài là A. sông Lệ Thủy (Quảng Trị). B. sông Bến Hải (Quảng Trị). C. sông Mã (Thanh Hóa). D. sông Gianh (Quảng Bình). Câu 20. _NB_ Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỷ XVI-XVIII?
  5. A. Phố Hiến. B. Hội An. C. Vân Đồn. D. Kẻ Chợ. Câu 21. _VD_ Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)? A. Trận Bạch Đằng B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút C. Trận Chi Lăng – Xương Giang D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa Câu 22. _NB_ Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì? A. Gốm B. Dệt vải C. Giấy D. Tranh Câu 23. _NB_ Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu A. truyền đạo B. viết văn tự C. sáng tác văn học D. sáng tạo nghệ thuật Câu 24. _VD_ Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn so với Đàng Ngoài? A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ. B. Nhờ việc giảm tô, thuế. C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp. D. Nhờ chính sách của chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi Câu 25. _NB_ Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831 - 1832 được phân chia như thế nào? A. Chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. B. Chia làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh. C. Chia làm hai miền Nam và Bắc. D. Chia làm 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc. Câu 26. _TH_ Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh? A. Đối đầu gay gắt. B. Không có quan hệ gì. C. Thần phục. D. Lúc đối đầu, lúc hòa dịu. Câu 27. _NB_ Năm 1815, vua Gia Long đã ban hành bộ luật có tên là A. Hoàng triều luật lệ.
  6. B. Đại Việt luật lệ. C. Luật Hồng Đức. D. Luật triều Nguyễn. Câu 28. _NB_ Ai là người đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn? A. Nguyễn Tri Phương B. Phan Thanh Giản C. Nguyễn Công Trứ D. Hoàng Diệu Câu 29. _TH_ Nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn là A. Sự trỗi dậy của các thế lực phản động B. Đời sống nhân dân khổ cực C. Nội chiến giữa các thế lực cát cứ D. Sự tranh giành quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân Câu 30. _TH_ Công trình điêu khắc nào ở Bắc Ninh là minh chứng điển hình cho sự phát triển của nghệ thuật dân gian thế kỉ XVI đến XVIII? A. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. B. Tượng 18 vị La Hán. C. Chuông Quy Điền D. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm Câu 31. _NB_ Khởi nghĩa Cao Bá Quát nổ ra ở đâu ? A. Hà Nội B. Yên Bái C. Thái Bình D. Gia Định. Câu 32. _VDC_ Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì? A. Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh B. Ổn định đời sống nhân dân C. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ D. Hoàn thành thống nhất đất nước Câu 33. _NB_ Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào? A. Kiến Xương - Thái Bình B. Trà Lũ - Nam Định C. Thanh Miện - Hải Dương D. Khoái Châu – Hưng Yên
  7. Câu 34. _NB_ Nhân vật lịch sử nào tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định)? A. Phan Bá Vành B. Lê Văn Khôi C. Nông Văn Vân D. Cao Bá Quát Câu 35. _TH_ Nội dung thơ của Hồ Xuân Hương A. Đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền lợi của phụ nữ B. Lên tiếng bênh vực các cuộc đấu tranh của nông dân. C. Ca ngợi đất nước thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc D. Ca ngợi tình yêu lứa đôi và những giá trị của cuộc sống trong xã hội đương thờI Câu 36. _NB_ Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào? A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ Quốc ngữ D. Chữ Phạn Câu 37. _TH_ Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì? A. Phản ánh xã hội đương thời, sự thay đổi tâm tư, nguyện vọng của con người B. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm C. Tố cáo chiến tranh phong kiến D. Ca ngợi sự hưng thịnh của chế độ phong kiến Câu 38. _TH_ Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới? A. Chùa Tây Phương B. Quần thể di tích cố đô Huế C. Văn miếu Quốc tử Giám D. Cột cờ Hà Nội Câu 39. _VDC_ Nhân tố nào tác động khiến cho kĩ thuật thế kỉ XVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước? A. Sự khuyến khích của nhà nước. B.Tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến của phương Tây. C. Nhân dân hăng say lao động sản xuất. D. Do có nhiều đơn đặt hàng từ phương Tây. Câu 40. _NB_ Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thành lập cơ quan nào để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm):
  8. A. Tứ dịch quán B. Viện Sùng Chính C. Sử dịch quán D. Hàn lâm viện ĐÁP ÁN: 1.A 2.B 3.A 4.A 5.B 6.A 7.A 8.D 9.A 10.C 11.A 12.C 13.C 14.D 15.D 16.B 17.B 18.A 19.D 20.B 21.B 22.A 23.A 24.D 25.A 26.C 27.A 28.C 29.B 30.A 31.A 32.D 33.B 34.B 35.A 36.B 37.A 38.B 39.B 40.A