Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 7

docx 1 trang thaodu 2430
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_khoi_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Khối 7

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 1. Tình hình giáo dục, khoa cử thời Lê Sơ? - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám, mở trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập-thi cử là sách của đạo Nho, Nho giáo chiểm địa vị độc tôn. Khoa cử được tiến hành có qui cử, nhà Lê tổ chức được 26 khoa thi để tuyển chọn quan lại. 2. Hậu quả chiến tranh Nam-Bắc triều, Trịnh-Nguyễn? - Nam-Bắc triều: làng mạc điêu tàn, xơ xát. Nhân dân đói khổ, li tán. Đất nước bị chia cắt. Hàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính. Mùa màng bị tàn phá. - Trịnh-Nguyễn: nhân dân đói khổ , li tán. Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế-xã hội. 3. Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm như thế nào? - Tháng 8/1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, mở rộng địa bàn hoạt động từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Chúa Trịnh cho quân vào chiếm phủ Xiêm(Huế), chúa Nguyễn phải vượt biển vào Gia Định. Nguyễn Nhạc tạm hòa hiếu với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn. Năm 1777, Tây Sơn giết được chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ. Do sự cầu cứu của Nguyễn Ánh, năm 1754, hơn 5 vạn quân Xiêm, kéo vào miền Tây Gia Định và gây nhiều tội ác đối với nhân dân. Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút(Châu Thành-Tiền Giang) bố trí trận địa mai phục.Ngày 19/1/1785, ta nhử địch vào trận địa và tấn công quyết liệt. - Kết quả: 5 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết số còn lại theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh phải lưu vong sang Xiêm. - Ý nghĩa: là một trong những trận thủy chiến lớn nhất, lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới, trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc. 4.Vua Quang Trung đã làm gì để phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc? Ý nghĩa của việc ban chiếu lập học và sử dụng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước? - Chính sách: xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. - Kinh tế: + Nông nghiệp: ban chiếu khuyến nông vậy nên sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. + Công, thương nghiệp: bãi bỏ hoặc giảm nhẹ một số thứ thuế. Cho mở cửa ải, thông chợ búa. Vì vậy nghề thủ công và buôn bán phục hồi dần. - Giáo dục: ban chiếu lập học. Khuyến khích việc mở trường học ở các huyện, xã. - Văn hóa: dung chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Lập Viện Sùng Chính để dịch sách. - Ban chiếu lập học: bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ tri thức tài giỏi để góp phần xây dựng đất nước. - Dùng chữ Nôm: để thể hiên ý chí, tinh thần dân tộc sâu sắc của vua Quang Trung, đánh dấu một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo tồn nền văn hóa dân tộc. 5. Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại ché độ phong kiến tập quyền? - Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn và lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn. Năm 1806, ông lên ngôi hoàng đế, củng cố chế độ phong kiến tập quyền và nhiều mặc: + Chính trị: vua nắm mọi quyền hành, trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương. + Hành chính: cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc(Thừa Thiên). + Luật pháp: năm 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ(Bộ luật Gia Long). + Quân đội: xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiếp lạp trạm ngựa dọc từ Bắc đến Nam. + Ngoại giao: thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.