Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 6

doc 5 trang thaodu 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_6.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 6

  1. Kiểm tra học kì I *Ma trận: Nội dung chủ Các cấp độ tư duy đề Biết Hiểu Vận dụng 1 Vận dụng 2 TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Truyện C1 học ngụ PI(0,5 ngôn đ) Truyện C1 trung PII(0,5 đại đ) Truyện C2 cười PI(0,5 đ) Tiếng Chỉ từ C3PI(0.5 Việt đ) Tính C5 từ PI(0,5 đ) Cụm C4 PI từ (0.5 đ) Tập Văn tự C2 làm sự PII(0,5 văn đ) Tổng câu 3 2 2 Tổng điểm 1,5 1 7,5 Tỷ lệ 15% 10% 75% I.Đề bài: Phần I Trắc nghiệm
  2. Em hãy khoang tròn vào chữ cáI in hoa đầu dòng ở phương án trả lời đúng nhất cho các câu dưới đây: Câu 1: Qua câu chuyện “ếch ngồi đáy giếng” người đọc rút ra được bài học gì? A.Môi trường nhỏ bé hạn hẹp,không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế rầm hiểu biết thế giới xung quanh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan,kiêu ngạo. B.Sự kiêu ngạo chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt có khi liên quan đến cả tính mạng. C.Khi thay đổi môi trường sống hoặc nghề nghiệp phải thân trọng khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn,hạn hẹp. D.Tất cả ý kiến trên đều đúng. Câu 2 Có nhận xét sau: Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau cũng có thể ta cần nghe sự góp ý của người khác nhưng cần cẩn trọng nhận xét đúng sai không nhắm mắt làm bừa kẻo phí công vô ích lại bị thiên hạ cười chê. Theo em nhận xét đó là của văn bản nào dưới đây? A.ếch ngồi đáy giếng B.Treo biển C.Lợn cưới, áo mới D.Mẹ hiền dạy con Câu 3 Trong câu văn sau “Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng kia,chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng” có mấy chỉ từ? A.Một C. Ba B.Hai D. Ba Câu 4 Câu văn “Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng” có ba cụm từ đúng hay sai? A.Đúng B.Sai
  3. Câu 5 Loại tính từ nào có thể kết hợp với từ chỉ mức độ? A.Tính từ chỉ đặc điểm tương đối B.Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. Phần II Tự luận Câu 1 Em có cảm nhận như thế nào về cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử qua đoạn văn sau: Lại một hôm,thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi.Bà mẹ đang ngồi dệt cởi trông thấy,liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy” (Trích “Mẹ hiền dạy con”) Câu 2 Kể một kỷ niệm về thầy hay cô giáo của em II.Yêu cầu: -Về hình thức:Trình bày sạch đẹp,rõ ràng -Về nội dung :Như đáp án III.Đáp án và biểu điểm: Phần I Trắc nghiêm 1-D,2-B,3-B ,4-B,5-A Mỗi câu đúng 0,5 điểm Phần II Câu 1- Qua hành động và lời nói của bà mẹ Mạnh Tử chứng tỏ bà rất nghiêm khắc trong cách dạy con.bà là một người có thái độ cương quyết,dứt khoát không chút nương nhẹ.Bà rất nghiêm khắc với con dựa trên niềm yêu thương thiết tha,muốn cho con nên người. -Cách dạy con của người mẹ Mạnh Tử có tác dụng rất lớn để hướng con vào việc học tập chuyên cần để sau này trở thành bậc “đại hiền”.Cách dạy con của người mẹ Mạnh Tử thật đáng trân trọng và là bài học để mỗi người mẹ cần nghiêm khắc với con hơn. Cách cho điểm:
  4. Điểm 2,5: Đảm bảo các ý như yêu cầu,diễn đạt rõ ràng không sai lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. Điểm 2 :Đảm bảo các ý nhưng đôi chỗ diễn đạt chưa mạch lạc. Điểm 1-1,5:Có chạm vào các ý nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng. Điểm 0,5: bài làm sơ sài,còn yếu trong cách diễn đạt. Câu 2:5điểm 1 Mở bài 0,5 điểm Giới thiệu một kỷ niệm với thầy cô và ý nghĩa của nó đối với bản thân. 2.Thân bài:4 điểm ở phần thân bài học sinh có thể chọn một kỷ niệm là những việc đã sảy ra kàm ta nhớ mãi.Đó có thể là một việc làm tốt mà thầy cô đã làm cho em hoặc lầm lỡ mà em mắc phải,nhưng đó là những sự việc cho em nhận ra tình thầy trò làm em không quên, nâng đỡ em tiến tới, phấn đấu tốt hơn trong đời. Kỷ niệm với thầy (cô) cũng cần giúp cho mọi người hiểu được con người nhân cách của thầy,cô. Học sinh có thể chọn một số kỷ niệm như sau: -Kỷ niệm về một bài giảng sâu sắc, hé mở cho em một chân trời học vấn khiến cho em hứng thú sâu sắc về khoa học,nghệ thuật hay những môn học về lịch sử, địa lý -Kỷ niệm về một lần đi tham quan cùng thầy,cô với một di tích, danh lam thắng cảnh,thầy cô tỏ ra hiểu biết sâu sắc,uyên bác giảng cho em thêm yêu thích phong cảnh và di tích nước nhà. -Kỷ niệm về một lần đau ốm hoặc gặp rắc rối,học tập khó khăn được thầy ,cô giúp đỡ vượt qua được thử thách. -Kỷ niệm về một lần lầm lỡ em vô lễ với thầy ,cô nhưng được thầy cô bao dung tha thứ làm em mãi mãi biết ơn. 3.Kết bài:0.5 điểm:Kỷ niệm đó có ý nghĩa như thế nào với em. Cách cho điểm: Điểm 5 :Nắm chắc phương pháp làm bài,biết xây dung câu chuyện,lời kể hấp dẫn,không sai lỗi chính tả và diễn đạt.
  5. Điểm 4-4,5:Nắm được phương pháp làm bài,trình tự kể chuyện khá hợp lý nhưng đôI chỗ diễn đạt còn lủng củng. Điểm 3-4,5 :Nắm được phương pháp làm bài nhưng đôi chỗ diễn đạt còn lúng túng Điểm 2-2,5 :Bài viết nặng về kể lể,chưa biết xây dung những tình tiết truyện,trình tự kể còn lộn xộn. Điểm 1-1,5: Bài viết sơ sài, tỏ ra lúng túng về phương pháp. 3.Củng cố,hướng dẫn về nhà: -GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra -HS về nhà ôn tập ,chuẩn bị thi