Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 195 - Năm học 2019-2020 - Trường TH - THCS - THPT Đức Trí

docx 2 trang thaodu 7090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 195 - Năm học 2019-2020 - Trường TH - THCS - THPT Đức Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_195_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 195 - Năm học 2019-2020 - Trường TH - THCS - THPT Đức Trí

  1. TRƯỜNG TH – THCS - THPT ĐỨC TRÍ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: HÓA HỌC – LỚP: 10 – TỰ NHIÊN Đề thi có 2 trang; gồm 28 câu trắc nghiệm (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) và 2 câu tự luận MÃ ĐỀ: 195 Họ và tên học sinh : Lớp Số báo danh : PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (7 điểm – 28 câu) Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Các nguyên tố nhóm IA đều có 1 lớp electron. B. Các nguyên tố nhóm IA đều có 1 electron lớp ngoài cùng. C. Các nguyên tố nhóm IIA đều có 2 lớp electron. D. Các nguyên tố nhóm IIA đều 3 electron lớp ngoài cùng. Câu 2. Đồng vị là: A. Các hạt giống nhau về số proton nhưng khác nhau số notron. B. Các hạt giống nhau về số proton nhưng khác nhau về số electron. C. Các hạt giống nhau về số notron nhưng khác nhau về số proton. D. Các hạt giống nhau về số electron nhưng khác nhau về số proton Câu 3. Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13). Tính kim loại theo thứ tự giảm dần là: A. Mg > Al > Na B. Na > Al > Mg C. Al > Mg > Na D. Na > Mg > Al Câu 4. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm: A. 8 nhóm và 8 chu kì B. 6 chu kì và 8 nhóm C. 7 chu kì và 7 nhóm D. 7 chu kì và 8 nhóm Câu 5. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử là: 1s22s22p63s23p3. Số e lớp ngoài cùng là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 6. Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p5. Dự đoán tính chất hóa học của A là: A. Không có tính gì B. Bán kim loại C. Tính phi kim D. Tính kim loại Câu 7. Cho độ âm điện của Na và Cl lần lượt là: 0,93 và 3,16. Liên kết trong phân tử HCl là: A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị không cực. C. Liên kết hidro. D. Liên kết cộng hóa trị phân cực. Câu 8. Nguyên tử nguyên tố A có 26 proton, 26 electron, 30 notron. Kí hiệu nguyên tử Fe là: 56 65 26 Fe 3 38 A. 29 Cu B. C. 26 Fe D. 19 K Câu 9. Số oxi hóa của H trong hợp chất là: A. +3 B. + 1 C. -1 D. +2 Câu 10. Loại liên kết nào tồn tại trong phân tử Cl2 A. Liên kết hidro B. Liên kết cộng hóa trị có cực. C. Liên kết ion. D. Liên kết cộng hóa trị không cực. Câu 11. Chọn phát biểu đúng: A. Nguyên tử nhận 1 e thành anion mang điện 1- B. Nguyên tử nhường e trở thành phần tử mang điện âm. C. Nguyên tử nhường 2e thành anion mang điện 2- D. Nguyên tử nhận 1 e thành cation mang điện 1+ Câu 12. Cho các nguyên tố: F (Z = 9), Cl (Z = 19), Br (Z = 35). Độ âm điện của các nguyên tố sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. Br < Cl < F B. F < Cl < Br C. Br < F < Cl D. Cl < Br < Cl Câu 13. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị: A. NaCl B. KBr C. Li3N D. CO2 Câu 14. Hệ số các chất trong phương trình MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O lần lượt là: A. 4,1,1,1,2 B. 1,1,1,1,4 C. 1,4,1,1,2 D. 4,2,1,1,1 Câu 15. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử là: A. p, n, e B. e, n C. P, e D. p,n Trang 1/2-Mã đề: 195
  2. Câu 16. Nguyên tử Sắt (Fe) có 26 proton, 26 electron và 30 notron. Số khối của Fe là: A. 52 B. 56 C. 57 D. 58 Câu 17. Số oxi hóa của H, O, N trong HNO2 lần lượt là: A. +1, - 2, + 6 B. +2, - 2, + 4 C. +1, - 2, + 5 D. +1, - 2, + 3 Câu 18. Liên kết ion được hình thành do: A. Cặp electron dùng chung giữa hai ion phi kim. B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. C. Lực đẩy của các ion mang điện tích cùng dấu. D. Cặp electron dùng chung giữa hai ion kim loại. Câu 19. Cộng hóa trị của O trong H2O là: A. 3 B. 0 C. 2 D. 1 Câu 20. Kí hiệu của số khối là: A. P B. Z C. A D. N Câu 21. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Mg (Z=12) là: A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s23p2 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p63s1 Câu 22. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4. Y thuộc: A. Ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIA B. Ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VA C. Ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA D. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA Câu 23. Cấu hình electron nào sau đây không đúng? A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p63s23p64s24p3 D. 1s22s22p73s23p6 Câu 24. Nguyên tử nguyên tố X có 4 lớp electron. X thuộc chu kì: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 25. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là: A. Electron B. Proton C. Nơtron D. Proton và nơtron Câu 26. Nguyên tử Al có 13 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân là: A. 13+ B. 13- C. 13 D. +13 Câu 27. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Chất khử là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. Chất oxi hóa là chất nhận electron. C. Sự khử là quá trình nhường electron. D. Sự khử là quá trình nhận electron. Câu 28. Bản chất của liên kết cộng hóa trị có cực là: A. Đôi electron dùng chung không lệch về phía nguyên tử nào. B. Đôi electron dùng chung lệch về phía nguyên tử nhiều electron hơn. C. Đôi electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. D. Đôi electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. PHẦN 2. TỰ LUẬN (3 điểm) 63 65 Câu 1: Đồng có 2 đồng vị 29 (chiếm 73%) còn lại là 29 . 65 a) Tính thành phần phần trăm của đồng vị 29 . b) Tính nguyên tử khối trung bình của đồng. Câu 2 (2 điểm). Cho 2 phương trình hóa học sau: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O a) Xác định chất oxi hóa và chất khử? b) Cân bằng phương trình bằng phương pháp bảo toàn electron? - - - Hết - - - Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài. Trang 2/2-Mã đề: 195