Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cái Nước
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_101_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cái Nước
- THPT Cái Nước KIỂM TRA HỌC KỲ I TỔ KHTN - HÓA NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: HÓA - Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh: SBD: Mã đề thi 101 (Biết: Li=7; Na=23; K=39; Ag=108; Al=27; Mg=24; Ca=40; Zn=65; Cu=64; Sn=118; Pb=207; Fe=56; O=16; H=1; S=32; P=31; Cl=35,5; Br= 80; N=14; C=12; Si=28). I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dung dịch các chất điện li có tính chất nào sau đây? A. Không dẫn điện. B. Dễ bay hơi. C. Dẫn được điện. D. Hoà tan được các chất. Câu 2. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. NaOH. B. Al(OH)3. C. Fe(OH)3. D. Ca(OH)2. Câu 3. Đánh giá nào sau đây đúng khi nói về môi trường bazơ? A. [H+] > [OH-]. B. Làm quỳ tím hóa đỏ. C. [H+] > 10-7 M. D. pH > 7. Câu 4. Trong phân tử N2, hai nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng liên kết gì? A. Liên kết đơn. B. Liên kết đôi. C. Liên kết ba. D. Liên kết ion. Câu 5. Đâu là một trong những tính chất hóa học của NH3? A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính axit. D. Tính phi kim. Câu 6. Trong bảng tuần hoàn, phot pho có vị trí như thế nào so với Nitơ? A. Cùng chu kì 2. B. Cùng nhóm VA. C. Cùng chu kì 3. D. Cùng nhóm VIIA. Câu 7. Phân kali cung cấp nguyên tố cho cây trồng dưới dạng . Tìm cặp từ thích hợp.? + + A. K2CO3 / ion K . B. kali / K nguyên chất. C. N, P, K / K2O. D. Kali / ion K . Câu 8. Chọn câu trả lời đúng : Trong phản ứng hoá học, cacbon A. chỉ thể hiện tính khử. B. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. C. chỉ thể hiện tính oxi hoá. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. Câu 9. Sođa là muối A. Na2CO3. B. NH4HCO3. C. (NH4)2CO3. D. NaHCO3. Câu 10. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là : A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn. Câu 11. Phương trình nào sau đây viết Sai? + - + - + - + - A. HCl H + Cl B. NaCl Na + Cl C. H2OH + OH D. NaOH Na + OH Câu 12. Cho từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dich AlCl3, ta sẽ quan sát được hiện tượng gì? A. Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan dần. B. Xuất hiện kết tủa xanh lam. C. Xuất hiện kết tủa đỏ nâu. D. Sủi bọt khí không màu. Câu 13. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có [H+] =10-2 M, ta quan sát được hiện tượng gì? A. Quỳ tím hóa hồng. B. Không hiện tượng. C. Quỳ tím hóa xanh. D. Quỳ tím hóa đỏ. Câu 14. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li? A. NaCl + H2SO4 đặc. B. H2O + Na. C. BaCl2 + Na2SO4. D. HNO3 + Zn. Câu 15. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau tạo ra A. cả (1) , (2) và (3) đều đúng. B. chất kết tủa (2). Trang 1/2 - Mã đề 101
- C. chất khí (3). D. chất điện li yếu (1). Câu 16. Nitơ tác dụng với chất nào sau đây ngay ở nhiệt độ thường? A. Khí Oxi. B. kim loại liti. C. Kim loại nhôm. D. Khí hidro. Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về khí amoniac? A. Nhẹ hơn không khí. B. Là chất khí không màu. C. Là khí có mùi trứng thối. D. Dễ tan, tan rất nhiều trong nước. Câu 18. Muối nitrat luôn chứa ion nào sau đây? - + 2+ - A. NO3 . B. NH4 . C. Cu . D. NO2 . Câu 19. Dung dịch axit nitric để lâu ngày thường hóa vàng là do có hòa tan khí nào sau đây? A. NO2. B. NO. C. N2. D. NH3. Câu 20. Cho dung dịch NaOH dư tác dụng với dung dịch axit H3PO4, sau phản ứng thu được chất nào? A. NaH2PO4. B. NaH2PO4 và Na2HPO4 C. Na2HPO4 và Na3PO4 D. Na3PO4 và NaOH dư Câu 21. Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép ? A. N2 và CO. B. CO2 và O2. C. CH4 và H2O. D. CO2 và CH4. Câu 22. Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây ? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HF. C. Dung dịch NaOH loãng. D. Dung dịch H2SO4. Câu 23. Cho natrihidroxit vào dung dịch amoni sunfat, đun nhẹ dung dịch sẽ thoát ra khí nào? A. SO2. B. H2. C. NH3. D. N2. Câu 24. Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al 2O3, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được là : A. Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO, Zn. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe, Zn. C. Al, Fe, Cu, Mg, Zn. D. Al2O3, Cu, Fe, Mg, Zn. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 25. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học các chất sau: a. Dung dịch Amoniac có tính bazơ. b. Khí Nitơ có tính khử. Câu 26. Dẫn toàn bộ 2,688 lít khí CO2 (đkc) vào 84 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,5M và KOH 1M. a. Tính khối kết tủa thu được sau phản ứng. b. Tính khối lượng muối khan sau phản ứng. Câu 27. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M tác dụng với 300 ml dung dịch H3PO4 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? HẾT Trang 2/2 - Mã đề 101