Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học - THCS Nguyễn Khuyến
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học - THCS Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_8_de_1_nam_hoc_2019_202.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học - THCS Nguyễn Khuyến
- TRƯỜNG TIỂU HỌC – THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: HÓA HỌC 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề này gồm 02 trang) ĐỀ 1: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; P = 32; S = 32; Cl = 35,5; Zn = 65. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án đúng cho những câu sau: Câu 1. Khí được thu bằng cách úp ngược ống nghiệm như hình 1 là A. khí O2. B. khí N2O. C. khí NO2. D. khí NH3. Câu 2. Hằng số Avogadro (NA) bằng A. 6,04.1024 mol–1. B. 6,04.1023 mol–1. C. 6,02.1024 mol–1. D. 6,02.1023 mol–1. Câu 3. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? A. Hiện tượng quang hợp của cây xanh. B. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm tan băng ở hai vùng cực Trái Đất. C. Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. D. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh. Câu 4. Số phân tử có trong 0,1 mol N2O là A. 6,04.1022 phân tử. B. 6,02.1022 phân tử. C. 6,04.1023 phân tử. D. 6,02.1023 phân tử. Câu 5. Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40%S; 60%O. Biết hợp chất có khối lượng mol là 80 đvC. Công thức hóa học của hợp chất đó là A. S2O. B. SO2. C. SO3. D. S2O3. Câu 6. Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào A. nhiệt độ và áp suất của chất khí. B. khối lượng mol và bản chất của chất khí. C. nhiệt độ và bản chất của chất khí. D. bản chất và áp suất của chất khí. Câu 7. Chất X2O gây ức chế thần kinh, có tác dụng làm giảm đau, gây tê, gây mê trong y học. Tỉ khối của X2O đối với oxi là 1,375. Khối lượng mol của X2O là A. 22 đvC. B. 11 đvC. C. 44 đvC. D. 33 đvC. Câu 8. Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra? A. Dựa vào mùi của sản phẩm. B. Dựa vào màu của sản phẩm. C. Dựa vào sự tỏa nhiệt. D. Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành. Câu 9. Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì A. chúng có cùng khối lượng. B. chúng có cùng số mol chất. C. chúng có cùng khối lượng mol. D. không thể kết luận điều gì cả. Câu 10. Cho 6,2 gam photpho cháy hết trong khí oxi (O2) tạo ra 14,2 gam điphotpho pentaoxit (P2O5). Khối lượng của khí oxi (O2) đã tham gia phản ứng là A. 6,2 gam. B. 8,0 gam. C. 20,4 gam. D. 14,2 gam. Câu 11. Khi làm thí nghiệm, dùng cặp gỗ để kẹp ống nghiệm, người ta thường A. kẹp ở vị trí 1/3 ống từ đáy lên. B. kẹp ở giữa ống nghiệm. C. kẹp ở vị trí 1/3 ống từ miệng xuống. D. kẹp ở bất kì vị trí nào. Câu 12. Trong quá trình phản ứng thì A. lượng chất tham gia giảm, lượng chất sản phẩm tăng. B. lượng chất tham gia tăng, lượng chất sản phẩm giảm. C. lượng chất tham gia không đổi, lượng chất sản phẩm tăng.
- D. lượng chất tham gia giảm, lượng chất sản phẩm không đổi. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Cân bằng các phương trình phản ứng sau: a) Fe(NO)3332 + MgFe + Mg(NO) b) N+223 HNH c) Fe(OH) 3242432+ HSOFe(SO)+ HO d) CO + FeOCO232xy + FeO Câu 2 (2,5 điểm). Đọc bài viết sau và trả lời câu hỏi bên dưới: BÓNG CƯỜI Tên gọi khác: Funky Ball Đặc điểm nhận dạng: Bóng bay được bơm khí Đinitơ Monoxit (N2O). Người chơi sẽ ngậm đầu bóng và hít ngược khí vào trong phổi. Tác hại: Ban đầu làm tăng sự hưng phấn, hào hứng, gây nên những tràn cười vô thức. Người mới hít có thể co giật, run rẩy tay chân, khó kiểm soát được hành vi. Sử dụng thường xuyên sẽ gây ra rối loạn trí nhớ, trầm cảm, giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, nhịp tim, hạ đường huyết, thiếu máu, Ngoài ra, có thể gây ảo giác tương tự như ma túy tổng hợp và cũng gây nghiện. Nhiều trường hợp tổn thương tủy sống cổ, bị sốc dẫn đến đột quỵ. a) Khí N2O nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất N2O. c) Tính khối lượng của khí N2O dùng bơm vào 14 quả bóng. Biết thể tích mỗi quả bóng ở điều kiện tiêu chuẩn là 4,48 lít. Câu 3 (2,5 điểm). Cho 10,4 gam kẽm (Zn) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric (HCl) thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro (H2). a) Viết phương trình hóa học xảy ra của phản ứng. b) Tính thể tích khí hiđro (ở đktc) và khối lượng muối kẽm clorua thu được sau phản ứng. c) Tính khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng. – HẾT –