Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_ma_de_a_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) MÃ ĐỀ: A A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy chọn ý đúng trong các câu sau: Câu 1: Nước nào trên thế giới phóng tàu “Phương Đông” đưa con người lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất? A. Mĩ. B. Nhật. C. Liên Xô. D. Trung Quốc. Câu 2: Các nước đầu tiên tham gia thành lập tổ chức ASEAN là A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin. B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin, Việt Nam. C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin. D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin. Câu 3: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào? A. Cộng hòa Ai Cập thành lập. B. Chế độ A-pac-thai bị xóa bỏ. C. Nen-xơn Man-đê-la lên làm tổng thống. D. 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. Câu 4: Nội dung nào không phải là nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc từ khi thành lập? A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. C. Can thiệp vào nội bộ của các nước trên thế giới. D.Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? A. Thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự. B. Cùng với các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang. C. Tăng cường ngân sách quốc phòng lo củng cố khả năng phòng thủ. D.Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Câu 6: Nguyên nhân khách quan nào giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Có sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san. C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu. D. Nhờ tinh thần lao động của nhân dân các nước Tây Âu. Câu 7: Ý nào sau đây không đúng trong chính sách đối ngoại của Liên Xô ? A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình. B. Chỉ quan hệ với các nước lớn trên thế giới. C. Đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới. D. Ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng thế giới. Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo là gì? A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ. B. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. C. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. D. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ. Trang 1/2 – Mã đề A
  2. Câu 9: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại do A. sự can thiệp của Mĩ vào khu vực. B. phong trào giải phóng dân tộc lên cao. C. nhu cầu phát triển kinh tế ở các nước. D. các nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng. Câu 10: Đâu không phải là nguyên nhân làm cho các nước Châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX không ổn định? A. Xảy ra đấu tranh đòi li khai, khủng bố. B. Xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ . C. Bị các nước đế quốc xâm lược, tái chiếm trở lại. D. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Câu 11: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối đổi mới (năm 1978) là A. tiến hành cải cách kinh tế. B. thực hiện đổi mới chính trị. C. chính trị là nền tảng để đẩy mạnh cải cách kinh tế. D. cải cách kinh tế và chính trị được tiến hành đồng thời. Câu 12: Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. đều là thành viên của tổ chức ASEAN. B. hầu hết các nước châu Á đã giành được độc lập. C. một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC). D. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính thế giới. Câu 13: Mục tiêu cơ bản trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì? A. Trở thành chủ nợ của thế giới tư bản. B. Tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. C. Trở thành trung tâm tài chính thế giới. D. Phát triển thành cường quốc công nghiệp. Câu 14: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai A. bùng nổ. B. đã kết thúc. C. đang diễn ra rất ác liệt. D. bước vào giai đoạn cuối. Câu 15: Đặc điểm của quan hệ quốc tế trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” là A. các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới. B. diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các đế quốc lớn trong phạm vị ảnh hưởng. C. có sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. có sự phân chia triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) 1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người ? Là học sinh, em sẽ làm gì trước những tác động do cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật mang lại? (3đ) 2. Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. (2đ) HẾT ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi) Trang 2/2 – Mã đề A