Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_de_1_nam_hoc_2018_201.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
- UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Trường THCS Đoàn Thị Điểm NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ 1: Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang ) I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng nhất. Câu 1: Điểm khác biệt lớn nhất giữa Văn học trung đại và Văn học dân gian là gì? A. Tính truyền miệng. B. Nghệ thuật . C. Nội dung phản ánh. D. B và C. Câu 2. Việc lựa chọn cứu người đàn bà trong cơn nguy cấp rồi mới cứu bậc quý nhân trong cung vua thể hiện phẩm chất gì của Thái y lệnh họ Phạm? A. Đặt tính mệnh của người bệnh lên trên tính mệnh của mình. B. Quyền uy không thắng nổi y đức. C. Cách ứng xử thông minh, bản lĩnh của Thái y lệnh. D. Cả A, B và C. Câu 3: Nhân dân sáng tác của truyện ngụ ngôn nhằm mục đích? A. Mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. B. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật và sự kiện được kể. C. Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác. Câu 4: Đoạn thơ sau đây có mấy số từ: “Giúp em một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp em đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.” A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
- Câu 5: “Những cánh đồng bát ngát ấy mang về vụ mùa bội thu cho nông dân.” Đâu là cụm danh từ? A. Cánh đồng B. Cánh đồng bát ngát C. Nông dân D. Những cánh đồng bát ngát ấy Câu 6: Dòng nào dưới đây không phải là yêu cầu của kể chuyện tưởng tượng? A. Đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. B. Vẫn phải dựa vào những điều có thật. C. Chỉ được kể một cách cụ thể,tỉ mỉ, chi tiết tất cả những điều quan sát hoặc nghe thấy. D. Dựa vào những điều có ý nghĩa. II. Tự luận: (7 điểm ) Bài 1: (1 điểm) Cho câu văn sau: Lúc này, những tia nắng cuối ngày đã tắt nhanh, bóng tối lan dần và cảnh vật chìm vào trong yên lặng. a. Xác định một chỉ từ và cho biết ý nghĩa của chỉ từ đó. b. Xác định một cụm danh từ và một cụm động từ trong câu văn. Bài 2: (2 điểm) Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, con đã được học những câu chuyện sâu sắc về nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 9 đến 11 câu) nêu cảm nhận của con về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Bài 3: (4 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Em hãy nhập vai nhân vật để kể lại một truyện dân gian đã học. Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ - trường THCS Đoàn Thị Điểm. Hãy kể lại chuyến thăm trường đầy ý nghĩa đó. (Giám thị coi thi thu lại đề) Họ và tên thí sinh: SBD:
- Đáp án và biểu điểm - đề 1 I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A D C A D C II. Tự luận Bài 1: (1đ) a. Xác định một chỉ từ này (0,25đ) => ý nghĩa của chỉ từ đó xác định vị trí sự vật trong thời gian. (0,25đ) b. Xác định một cụm danh từ (0,25đ) và một cụm động từ (0,25đ) trong câu văn. Hs xác định một trong các CDT, CĐT sau: - CDT: Lúc này, những tia nắng cuối ngày - CĐT: tắt nhanh, lan dần, chìm vào trong yên lặng. Bài 2: (2đ) Yêu cầu HS viết đúng theo mô hình đoạn cảm nhận: - Câu 1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm. - Các câu tiếp theo: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm. * Cụ thể: Viết đoạn văn ngắn khoảng 9 đến 11 câu : - Nghệ thuật: Câu chuyện ngắn gọn nhưng có hai lớp nghĩa : mượn chuyện loài vật để nói về chuyện con người, thông qua phép nhân hóa, ẩn dụ độc đáo. - Nội dung: Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên nhủ người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Bài 3: (4đ) HS lựa chọn 1 trong 2 đề để kể - Viết đúng hình thức bài văn, không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả. - Lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể sáng tạo, hợp lí.
- - Kể được câu chuyện; bộc lộ suy nghĩ bản thân, tùy từng cách diễn đạt. Đề 1: nhập vai nhân vật kể lại một truyện Dân gian đã học: - Hinh thức: bài có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả (1.0 điểm) - Nội dung: (3.0 điểm) + Nhập vai nhân vật, chuyển từ ngôi kể thứ ba ngôi kể thứ nhất một cách hợp lí + Kể diễn biến câu chuyện kết thúc. - Biết đan xen miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự. Đề 2: Kể chuyện tưởng tượng tương lai: - Yêu cầu HS dùng ngôi kể thích hợp. (1 điểm) - Nội dung kể hợp lí, có ý nghĩa giáo dục. (2 điểm) + Nêu tình huống hợp lí để kể chuyện + Sáng tạo các tình tiết hợp lí về cuộc đời nhân vật + Tưởng tượng có ý nghĩa + Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện - Có thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí. (1 điểm) Tùy từng bài làm cụ thể, GV cho thang điểm từ Giỏi (3.5- 4); Khá (2.75 - 3.25); TB (2 - 2.5); Yếu (1- 1.5)