Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_de_1_nam_hoc_2018_201.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn kiểm tra: VĂN 7 Thời gian: 90phút(Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ 1 Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về ca dao, dân ca? A. Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc B. Diễn tả đời sống nội tâm phong phú của người lao động xưa C. Thường sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể D. Thường sử dụng thể thơ Đường luật, tạo vẻ đẹp cổ kính, trang nhã cho bài ca. Câu 2: Bài thơ nào được viết theo phong cách trang nhã, kí thác tâm trạng nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả? A. Qua Đèo Ngang C. Bạn đến chơi nhà B. Tiếng gà trưa D. Bánh trôi nước Câu 3: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” thể hiện điều gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh? A. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, thương các chiến sĩ trong đêm khuya ở Việt Bắc. B. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước và phong thái thi sĩ – chiến sĩ. C. Tinh thần yêu thiên nhiên thiết tha và lối sống hòa nhập với thiên nhiên. D. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của Người. Câu 4: Văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Kí C. Tùy bút D. Hồi kí Câu 5: Hai câu thơ dưới đây sử dụng kiểu chơi chữ nào? Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. A. Dùng lối nói trại âm C. Dùng từ trái nghĩa B. Dùng lối nói lái D. Dùng từ đồng âm Câu 6: Có những kiểu bài văn biểu cảm cơ bản nào? A. Biểu cảm về sự vật và biểu cảm về con người B. Biểu cảm về đồ vật và biểu cảm về con người C. Biểu cảm về đối tượng trong đời sống và biểu cảm về tác phẩm văn học D. Biểu cảm về tác phẩm thơ và biểu cảm về tác phẩm văn xuôi. Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Cho câu thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay” a. Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. b. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản? c. Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trên. Câu 2 (4 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Đề 2: Biểu cảm về một món ăn ngon của Hà Nội mà con đã từng được thưởng thức. Hết – (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra) Họ tên học sinh: Lớp:
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 I. Hướng dẫn chung Dưới đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giáo viên cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài của học sinh chính xác, hợp lí. Cần khuyến khích đối với những bài làm sáng tạo, giàu chất văn. II. Đáp án và thang điểm: Câu Nội dung Điểm Phần I Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm (Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 3 đ nghiệm) Đáp án D A B C D C Phần II Bài 1: (Tự luận) a. Chép lại chính xác đoạn thơ (sai từ 3- 4 lỗi trừ 0,25 điểm; sai 0.5 đ trên 4 lỗi không cho điểm) b. Hoàn cảnh sáng tác: thời kỳ đầu cuộc KC chống Mỹ 0.25đ Xuất xứ: In trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) 0.25đ c. - Điệp ngữ: “vì” lặp lại 4 lần 0.25đ - Điệp ngữ cách quãng 0.25đ Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về: - Hình thức: 0.5đ + Lùi đầu dòng, đánh số câu + Đủ số câu yêu cầu + Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy - Nội dung: 1.5đ + Tạo nhịp thơ nhanh, mạnh, dồn dập như bước chân hành quân trên con đường ra trận vững vàng hơn, tự tin hơn với mục đích, lí tưởng cao đẹp. (0.5 đ) + Nhấn mạnh và mở ra mục đích, nguyên nhân động lực của hành động chiến đấu của người chiến sĩ hôm nay: chiến đấu vì những gì thiêng liêng cao cả (lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương) và cũng vì những gì bình dị thân thuộc nhất (vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng). (0.75 đ) Bài thơ tuy viết về đề tài bình dị những vẫn hướng tới chủ đề bao trùm của văn học thời đại đó là sự cổ vũ tinh thần chiến đấu và lòng yêu đất nước quê hương. =>BPTT góp phần thể hiện chân lí cuối cùng: lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những vật bình thường nhất (0.25 đ) Bài 2. Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya” 1. MỞ BÀI - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời 0.5đ - Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. 2. THÂN BÀI: Kết hợp biểu cảm nội dung và biểu cảm về nghệ thuật, nêu suy nghĩ, cảm xúc cụ thể về: 1đ a. Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng (Cảm nghĩ về hai câu thơ đầu) - Người đọc như cũng lặng mình ngắm nhìn cảnh đẹp đêm trăng Việt Bắc được gợi mở trong hai câu thơ đầu:
- + Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. + Ta ấn tượng với cách sử dụng điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn 1đ gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo Cảnh yên tĩnh, thơ mộng, sống động, ấm áp gợi cảm giác gần gũi, thanh thản b. Vẻ đẹp tâm hồn Bác (Cảm nghĩ về hai câu cuối): - Điệp ngữ “chưa ngủ” gợi lên những ý tứ thật bất ngờ và sâu sắc: vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước ) - Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ ta càng thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung 0.5đ dung, lạc quan của Bác. Cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của tâm hồn Bác: có sự thống nhất hài hòa giữa phẩm chất thi sĩ và chiến sĩ. Yêu quí, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại c. Khâm phục tài năng thơ của Bác: 0.5đ - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cổ điển - Bút pháp miêu tả thiên về gợi, chú ý sự hài hòa của sự vật trong cảnh - Từ ngữ giản dị mà giàu sức gợi - Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ giàu ý nghĩa Vừa cổ điển vừa hiện đại d. Liên hệ bản thân, rút ra bài học: - Biết trân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên 0.5đ - Biết vượt lên hoàn cảnh, giữ vững tinh thần lạc quan 3. KẾT BÀI: - Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ Đề 2: Biểu cảm về một món ăn ngon của Hà Nội mà em đã từng được thưởng thức. 1. MỞ BÀI:Giới thiệu món ăn cụ thể, ấn tượng của em đối với món ăn ấy 2. THÂN BÀI: 0.5đ - Cảm nghĩ trước khi thưởng thức món ăn: cảm xúc, nhận xét về hương vị, màu sắc, hình dáng món ăn 0.75 đ - Cảm nghĩ khi thưởng thức món ăn: mùi vị trong miệng, cảm giác lúc được ăn 0.75 đ - Suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị (văn hóa, tinh thần – nếu có) của món ăn: món ăn ấy có ý nghĩa đặc biệt nào trong đời sống của 0.75 đ con; món ăn ấy nói lên nét đẹp văn hóa nào trong đời sống người Hà Nội, dân tộc - Suy nghĩ, mong muốn về cách thưởng thức món ăn, giữ gìn 0.75 đ và lưu truyền món ăn ấy 3. KẾT BÀI: Khẳng định lại tình cảm của mình 0.5đ